Đổi thay trên An toàn khu Định Hóa

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, cùng nỗ lực của mỗi người dân quê hương cách mạng, An toàn khu Định Hóa đang đổi thay từng ngày.
Công nhận 17 xã An toàn khu tại tỉnh Vĩnh Phúc Từ năm 2021, sẽ hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho người dân An toàn khu cách mạng

Từng là nơi ở, làm việc của Bác Hồ và các nhà cách mạng tiền bối trong kháng chiến chống thực dân Pháp, An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên) ngày nay là di tích quốc gia đặc biệt. Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, cùng nỗ lực của mỗi người dân quê hương cách mạng, ATK Định Hóa đang đổi thay từng ngày.

Đổi thay trên An toàn khu Định Hóa
Kiểm lâm viên địa bàn và cán bộ lâm nghiệp xã Trung Lương (Định Hóa) kiểm tra kỹ thuật trồng quế

Quyết tâm trở thành huyện nông thôn mới năm 2023

Sau nhiều năm trở lại, Định Hóa vẫn nguyên màu xanh điệp trùng của núi rừng, chỉ khác là những căn nhà lợp lá liêu xiêu xưa thay bằng những ngôi nhà kiên cố; những lối mòn thay bằng đường bê tông thẳng tắp. Từ Sơn Phú, Điềm Mặc, Phú Đình đến tận Tân Dương, Quy Kỳ, Linh Thông..., những con đường mới mở khang trang, sạch đẹp tới trung tâm xã và từng thôn, bản.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Định Hóa đã có nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất, tinh thần của người dân cải thiện. Chủ tịch UBND huyện Định Hóa Nguyễn Minh Tú cho biết: Tính đến hết tháng 7/2023, toàn huyện có 16/22 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 73% so với mục tiêu. Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM được triển khai trên địa bàn huyện Định Hóa đã và đang làm thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn của các địa phương. Bộ mặt NTM ngày càng khang trang, khởi sắc hơn. Phát huy kết quả đạt được, Định Hóa đang nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong năm 2023.

Để hoàn thành mục tiêu, huyện đặt ra nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 9/2023: Hoàn thành hồ sơ minh chứng đối với tất cả các xã, thị trấn theo kế hoạch; hoàn thành tiêu chí số 6 về kinh tế, số 7 về môi trường. Tháng 10/2023, tất cả các xã hoàn thành toàn bộ tiêu chí và hồ sơ có liên quan, đề nghị tỉnh công nhận đạt chuẩn xã NTM, xã NTM nâng cao. Tháng 11/2023, hoàn thành các tiêu chí và toàn bộ hồ sơ có liên quan cấp huyện; tờ trình, báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí huyện NTM và tài liệu có liên quan cấp huyện, đề nghị tỉnh thẩm tra. Tháng 12/2023, tiếp thu ý kiến thẩm tra của tỉnh, chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ xem xét đề nghị các bộ, ngành trung ương cho ý kiến thẩm tra trước khi trình trung ương thẩm định huyện đạt chuẩn NTM theo quy định.

Từ một huyện miền núi nhiều khó khăn, Định Hóa giờ đây đã thu hút đầu tư một số công trình trọng điểm, nổi bật như: Dự án xây dựng cụm công nghiệp Tân Dương, Nhà máy Thagaco Định Hóa, Dự án đường dây và Trạm biến áp 110KV Định Hóa... Nhờ những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ, hiệu quả, giúp tỷ lệ nghèo đa chiều toàn huyện năm 2022 giảm còn dưới 16%. Mục tiêu trong năm 2023, giảm tỷ lệ nghèo đa chiều toàn huyện từ 5,5% trở lên...

Nỗ lực trồng quế làm giàu và giữ rừng xanh chiến khu

Không chỉ nỗ lực phấn đấu cán mốc huyện NTM trong năm nay, vùng chiến khu còn tích cực triển khai nhiều chính sách khuyến khích bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng; trồng rừng phát triển lâm sản ngoài gỗ… nhằm nâng cao thu nhập, giảm nghèo nhanh, bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể kể đến như Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, thực hiện theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.

Đổi thay trên An toàn khu Định Hóa
Ông Bùi Văn Hanh chuẩn bị quế giống để đem trồng. Ảnh: Đồng Văn Thưởng

Đặc biệt, xác định cây quế là loại cây lâm nghiệp chủ lực, huyện đang hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà máy chế biến tinh dầu quế. Đây là cơ sở để phát triển bền vững mô hình liên kết “4 nhà” theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh của đất rừng, nâng cao khả năng phòng hộ, tăng thu nhập cho người dân.

Là một trong những người đầu tiên ở Định Hóa xây dựng mô hình kinh tế trang trại, chú trọng trồng rừng, ông Bùi Văn Hanh (xóm Hồng Lương, xã Trung Lương) giờ đây đã có mô hình trang trại tổng hợp cho thu nhập gần 400 triệu đồng mỗi năm, trong đó thu từ cây quế 300 triệu đồng.

Ông Hanh cho biết, vốn quê gốc ở huyện Hưng Hà (Thái Bình), năm 1997 ông chuyển đến Định Hóa sinh sống. Ban đầu ông mua khoảng 3-4 ha trồng keo, chè và một số loại cây ăn quả, sau mỗi năm mua thêm một chút, đến nay toàn bộ diện tích rừng của gia đình ông là 8ha, trong đó hơn 4ha quế. Cây quế phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng lại dễ trồng, dễ chăm sóc, lớn nhanh và có hàm lượng tinh dầu cao. Những cây quế trồng đợt đầu tiên nhà ông Hanh nay có chu vi thân lên tới 30 - 40cm, cây to có thể bóc ngày được 2 - 3 tạ vỏ; vỏ tươi được thu mua với giá 27 - 28 nghìn đồng/kg; cành lá tươi phát tỉa bán được 1.500 đồng/kg.

Theo đánh giá của người dân, ít có loại cây trồng nào ở miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế. Từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được với giá cao, lợi ích kinh tế của cây quế đem lại hoàn toàn vượt trội so với các loại cây lâm nghiệp khác. Với mặt bằng giá hiện tại, theo tính toán, tổng chi cho trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng quế mỗi ha trong 15 năm khoảng 160 triệu đồng; tổng thu bắt đầu từ năm thứ 5 cho mỗi ha khoảng 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân khoảng 1,05 tỷ đồng/ha. Từ cây xóa đói, giảm nghèo, giờ đây, cây quế đã trở thành cây có giá trị kinh tế, thậm chí làm giàu cho quê hương, phủ xanh đất trống đồi trọc. Vì vậy, Định Hóa phấn đấu đến năm 2030 diện tích quế đạt 10 nghìn ha, hàng năm toàn huyện trồng trên 500 ha quế, nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 60% vào năm 2025.

Về ATK Định Hóa hôm nay, chúng ta không chỉ được sống lại những ký ức hào hùng của một thời kỳ lịch sử mà còn thấy thêm yêu sự đổi thay tốt đẹp trên mảnh đất giàu truyền thống: Những rừng cọ, đồi chè hùng vĩ, xanh mát trải dài ngút ngàn; những lưng quế ngát hương; những ngôi nhà khang trang và người dân cần cù, nhân hậu. Với truyền thống hào hùng của vùng quê kháng chiến, chắc chắn, Định Hóa sẽ cán mốc những mục tiêu đề ra.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thái Nguyên

Tin mới nhất

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Thời gian qua, Sở Công Thương Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số tại các huyện đảo.
Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn cần phát huy tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nuôi vịt Cổ Lũng đã giúp bà con dân tộc Thái huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với đa dạng sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tuyên Quang, việc khơi thông đầu ra cho các sản phẩm này sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Là địa phương có nhiều nông sản thế mạnh, Lai Châu luôn chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt sản phẩm của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online tại địa chỉ chonongsandaklak.vn dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2023, giúp khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con.
Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Đưa sản phẩm mật ong địa phương phát triển theo chuỗi hàng hoá, đến nay, nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Nhiều người dân tộc thiểu số ở huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) nhờ nghề may mặc xuất khẩu đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Là đặc sản của vùng núi cao Sơn La, cây chè Shan tuyết không chỉ mang lại sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số mà còn khẳng định thương hiệu nông sản địa phương.
Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Huyện Vị Xuyên chủ trương đẩy mạnh đầu tư thâm canh, cải tạo và trồng mới nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết.
Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Nhằm khai thác lợi thế của địa phương, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa.
Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hoa tam giác mạch đã trở thành thương hiệu và là biểu tượng của ngành du lịch Hà Giang. Hiện tỉnh cũng đang phát triển cây hoa này theo hướng hàng hóa.
Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững, nâng cao thu nhập của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Với nhiều chương trình xúc tiến thương mại thiết thực, “cánh cửa” đầu ra cho sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số Điện Biên từng bước rộng mở...
Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Là cây trồng chủ lực của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Giang đang triển khai nhiều giải pháp xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị chè Shan tuyết.
Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Gạo nếp Khẩu Nua Lếch là giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Tày, được trồng một vụ duy nhất trong năm tại cánh đồng xã Thượng Quan, Ngân Sơn, Bắc Kạn.
Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Tỉnh Yên Bái xác định thương mại điện tử là kênh thông tin quan trọng để đưa nông sản của bà con đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.
Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Ara-Tay Coffee đã trở thành một thương hiệu cà phê đặc biệt của phụ nữ Thái tại Sơn La. Câu khẩu hiệu của bà con là: “Tử tế đến từng hạt".
Hòa Bình gia tăng giá trị nông sản qua sàn thương mại điện tử

Hòa Bình gia tăng giá trị nông sản qua sàn thương mại điện tử

Nắm bắt xu hướng mới, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Hòa Bình tích cực hỗ trợ bà con vùng dân tộc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.
Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Bà con vùng dân tộc tỉnh Hoà Bình rất cần có thêm những chính sách đầu tư đồng bộ để hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Sau hơn 20 năm thực hiện dự án phát triển nghề thủ công truyền thống, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng tại thôn Phà Xắc đã thay đổi đáng kể.
Mật ngọt trên đất Sơn La

Mật ngọt trên đất Sơn La

Các xã vùng cao của Sơn La có khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho đàn ong cư trú. Đây cũng là 1 trong những nguồn sinh kế bền vững cho bà con vùng dân tộc địa phương.
Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa

Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa

Cây chuối đang trở thành cây trồng chủ lực đem lại thu nhập cho người dân ở huyện Yên Châu (Sơn La), nhiều thứ từ cây chuối tưởng như bỏ đi cũng thành hàng hoá
Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Nhiều năm nay, đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận đã khắc phục sự khắc nghiệt của thời tiết “gió như phang, nắng như rang” bằng cây măng tây mang lại giá trị kinh tế
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động