Trao Kỷ lục Việt Nam cho Sách lịch Thế giới 3240 năm 1.000 gia đình cùng lập kỷ lục “Bàn ăn Tết Việt có số gia đình tham gia đông nhất thế giới” |
Tuy nhiên, với tình yêu âm nhạc sâu sắc, nghệ sỹ Nguyễn Trường, ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã sáng tạo, chế tác nên cây đàn violon bằng tre độc đáo và được Trung ương Hội kỷ lục gia việt nam ghi danh.
Cây đàn violon tre của thầy Nguyễn Trường được Trung ương Hội kỷ lục gia Việt Nam ghi danh. Ảnh: Chí Dũng |
Từ tình yêu sâu sắc với nhạc cụ Tây Nguyên
Có niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ, nhưng mãi đến năm 1981, sau khi tốt nghiệp Trường Quốc gia âm nhạc tại Huế (nay là Học viện Âm nhạc Huế) thì ông Nguyễn Trường mới có thể gắn bó thực sự với nó.
Đó là khi ông đặt chân lên Đắk Lắk để sinh sống và giảng dạy âm nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk. Đến năm 1987, ông Nguyễn Trường đã trở thành là Hội viên hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Hơn 30 năm gắn bó với công tác giảng dạy, quản lý, đào tạo tại Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk, thầy Trường đã thẩm thấu, am hiểu nhiều loại nhạc cụ khác nhau ở trong nước và trên thế giới.
Mặc dù công việc chủ truyền dạy các loại nhạc cụ mang âm hưởng hiện đại như piano, ghi ta, violon... nhiều hơn nhưng thầy Trường vẫn bị mê hoặc bởi các loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.
Vì lẽ đó nên thầy Trường đã ấp ủ chế tác ra một nhạc cụ vừa hiện đại vừa gần gũi với vùng đất và con người của tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.
Bước ngoặt trên con đường chế tác nhạc cụ của thầy Trường là vào năm 2018. Đó là thời điểm thầy mà thầy Trường không còn đứng trên giảng đường mà nghỉ hưu theo chế độ.
Thầy Nguyễn Trường biểu diễn đàn violon tre do tự tay mình chế tác. Ảnh: Chí Dũng |
Theo thầy Trường, sau khi về hưu, thầy đã dành nhiều thời gian cho những chuyến giã ngoại và tìm hiểu văn hóa của các buôn làng ở Tây Nguyên. Tình cờ trong một lần về với buôn Dhă Prông, ở xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột thì thầy Trường đã nghe thấy tiếng kêu của mõ bò.
Đây là dụng cụ được bà con đồng bào Tây Nguyên chế tác bằng tre nứa để đeo vào cổ trâu, bò với mục đích khi thả vào rừng sẽ không bị lạc mất.
Khi tận mặt chứng kiến cấu tạo của cái mỏ bò này thì thầy Trường lập tức bị cuốn hút bởi sự mộc mạc, đơn sơ của nó. Tuy nhiên, điều đọng lại nhiều nhất đối với thầy Trường là tiếng âm thanh phát ra vô cùng trong trẻo khó có loại âm thanh nào có thể át được.
"Dù đứng bên cạnh hay đi xa hàng cây số nhưng tiếng âm thanh từ chiếc mõ bò vẫn kêu lộc cộc và rất vang giữa cao nguyên lộng gió" - thầy Trường cho biết.
Đến việc chế tác cây đàn violon tre "độc nhất vô nhị"
Từ sự kiện cái mỏ bò, khi trở về nhà thầy Trường lập tức bắt tay vào việc nghiên cứu, chế tác các ống tre thành một thứ nhạc cụ để có thể sử dụng, biểu diễn.
Sau một thời gian, thầy Trường đã sáng tạo ra cây đàn violon hoàn toàn mới lạ bằng tre nứa. Khi nghe những giai điệu phát ra từ cây đàn violon bằng tre do chính thầy Trường biểu diễn chúng tôi thấy có sự mộc mạc pha lẫn hiện đại.
Từ cái mỏ bò thầy Nguyễn Trường đã sáng tạo, chế tác nên cây đàn violon bằng tre. Ảnh: Chí Dũng |
"Âm thanh từ cây đàn violon bằng tre phát ra rất nhẹ nhàng, êm tai và sâu lắng đối với người nghe. Đặc biệt, những âm thanh phát ra từ cây đàn violon bằng tre thì hội đủ các yếu tố ngũ hành như: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ với thứ âm thanh vô cùng sâu lắng và đậm chất mộc của tre nứa" - thầy Trường khẳng định.
Về tính năng, Violon tre có thể diễn tấu được mọi cung bậc của âm thanh. Điêu đặc biệt nhất là nó còn đáp ứng được nhu cầu của những người đam mê âm nhạc dân gian và cổ điển.
Theo thầy Trường, cây đàn violon tre là một trong những sản phẩm tâm huyết nhất của thầy trong công cuộc mang hơi thở của âm nhạc đến với mọi người dân và mọi lứa tuổi.
Một điều thú vị khác nữa là cây đàn violon tre có giá thành rẻ hơn những cây đàn nhập khẩu bằng gỗ sồi từ Châu Âu rất nhiều. Bởi violon tre nó sử dụng vật liệu bằng tre nứa rất dễ tìm và chi phí để sản xuất cũng rẻ hơn rất nhiều.
Hiện nay, cây đàn Violon của thầy Nguyễn Trường đã được Trung ương Hội kỷ lục gia Việt Nam ghi danh vào kỷ lục Việt Nam.