Doanh nghiệp Việt thu triệu đô từ những "cú kích chuột"

Không khó để bắt gặp các doanh nghiệp Việt gặt hái được thành công khi chuyển mình xuất khẩu qua thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại tại Hội chợ Sourcing at Magic lần thứ 16 tại Hoa Kỳ Cơ hội tìm hiểu và triển vọng phát triển ngành hàng Halal cho doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ, dệt may tiếp cận thương mại điện tử xuyên biên giới

Bài học thành công từ những cú kích chuột

Chỉ sau một năm bán hàng trên sàn thương mại điện tử Amazon nhắm đến các thị trường Âu, Mỹ, ChicnChill - một thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ đan lát của Việt Nam đã đạt con số tăng trưởng đến 700%.

Trần Tuấn Dũng, ông chủ của ChicnChill chia sẻ, đã nhìn thấy ý tưởng khởi nghiệp khi phần lớn các doanh nghiệp Việt phải “thu mình” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Ông Dũng và đội ngũ dành nhiều tháng tìm tòi trên các website về lối sống ở thị trường Âu Mỹ, nghiên cứu và phân tích các xu hướng trang trí nhà cửa với các vật liệu từ thiên nhiên, từ đó xác định dòng sản phẩm chủ lực đầu tiên, kết hợp bản sắc Việt để bước chân vào thị trường.

Chỉ sau khoảng một năm lên sàn, cỏ cây, mây tre Việt qua các sản phẩm thủ công trang trí ChicnChill đã được đón nhận và yêu thích trên Amazon. “Mục tiêu của chúng tôi là đạt mức tăng trưởng 200 - 300%/năm” - ông Dũng nói.

Doanh nghiệp Việt thu triệu đô từ những
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây che đan của Việt Nam được được đón nhận và yêu thích trên Amazon

AnEco - một thương hiệu với những sản phẩm từ nhựa có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn và thân thiện với môi trường (túi, dao, nĩa, ống hút, màng bọc thực phẩm...) cũng gặt hái thành công rực rỡ trong năm 2022 nhờ bán hàng xuyên biên giới qua sàn thương mại điện tử.

Chưa đến một năm lên sàn, AnEco đã có đến vài chục nghìn khách hàng mua và sử dụng sản phẩm. Doanh số năm 2022 tăng gấp 20 lần so với năm 2021.

Cũng từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với thách thức sống còn, Sunhouse - thương hiệu Việt trong ngành gia dụng, thiết bị nhà bếp - đã lựa chọn “vượt bão” bằng thương mại điện tử xuyên biên giới.

Đây là một bước đi được đánh giá “liều lĩnh” của doanh nghiệp này bởi dù khá quen ở thị trường Việt Nam nhưng Sunhouse còn quá mới trên thế giới và lại chọn ngành thế mạnh của nhiều nước phát triển.

Tuy nhiên, dù chỉ mới lên sàn thế giới từ đầu năm 2022 nhưng tốc độ tăng trưởng của Sunhouse đã vượt kỳ vọng. Riêng thị trường Bắc Mỹ có doanh số tăng trung bình 160 - 200%/tháng.

Một thương hiệu Việt khác cũng gặt hái thành công khi xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới là LAFOOCO trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nhân điều.

Chỉ sau hai tuần mở bán trên Amazon, ba trong tổng số bốn loại hạt điều của doanh nghiệp Việt đã lọt vào top 10 sản phẩm hạt điều mới bán chạy nhất trên nền tảng này.

Riêng hai dòng sản phẩm hạt điều rang muối biển vị caramel và hạt điều rang muối biển vị dừa lọt top 100 sản phẩm hạt điều tại gian hàng Amazon ở Mỹ.

Doanh nghiệp Việt thu triệu đô từ những
LAFOOCO xuất khẩu thành công sản phẩm hạt điều qua Amazon

Rất ít người nghĩ rằng sản phẩm khung giường to cồng kềnh, khó vận chuyển, lại có thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ thông qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới. Thế nhưng đó lại là câu chuyện có thật của một doanh nghiệp ở Bình Dương.

Sản phẩm của doanh nghiệp đồ gỗ của doanh nghiệp này đã bán ra thị trường quốc tế nhiều năm nay. Tuy nhiên, năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, do giãn cách xã hội, đối tác nước ngoài không thể đến Việt Nam để xem hàng, doanh nghiệp không thể xuất khẩu hàng theo cách truyền thống, bèn tính cách mở kênh bán hàng mới trên sàn thương mại điện tử Amazon. Lúc đó, thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành cứu cánh giúp nhiều doanh nghiệp thoát cảnh hàng tồn kho quá nhiều.

Dù đã có kha khá kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu theo phương thức truyền thống, song với kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, không dễ gì “làm một phát thắng ngay”.

Mất khoảng 1 năm loay hoay giữa “biển” thông tin trên mạng Internet, không biết nên làm theo hướng nào mới chuẩn, doanh nghiệp đã tìm tới chuyên gia tư vấn.

Với sự hỗ trợ tư vấn từ chuyên gia, doanh nghiệp đã nghiên cứu ra cách đóng gói khung giường thành hộp gọn gàng để dễ vận chuyển.

Hơn hết, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, doanh nghiệp dần tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng: Có thêm lưu ý về trọng lượng đối với người sử dụng; tặng thêm bộ dụng cụ để khách hàng tự tháo lắp sản phẩm tại nhà; có thêm video hướng dẫn tháo lắp; Đóng hàng gọn gàng, chắc chắn hơn để giảm thiểu lỗi trong quá trình vận chuyển….

Sau 3 năm kinh doanh trên Amazon, doanh nghiệp ở Bình Dương đã gặt hái thành quả: Doanh thu tăng từ 2 triệu USD năm 2020 lên 8 triệu USD năm 2021 và 15 triệu USD năm 2022 (chưa kể 5 triệu USD tới từ các kênh khác); trở thành thương hiệu bán sản phẩm khung giường ưa thích trên Amazon, bắt đầu tạo vị thế thương hiệu tại thị trường Mỹ.

Giai đoạn vàng để cất cánh xuất khẩu online

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, các sàn thương mại điện tử quốc tế như Alibaba hay Amazon là cơ hội để các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới dễ dàng tìm kiếm thị trường mới, giảm tối đa chi phí để vươn ra thế giới thay vì phải qua các trung gian, chịu nhiều thua thiệt.

Doanh nghiệp Việt thu triệu đô từ những
Amazon đang là cầu nối đưa sản phẩm của doanh nghiệp Việt ra toàn cầu

Xuất khẩu trực tuyến giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí trong xây dựng mạng lưới phân phối, giới thiệu sản phẩm do mọi hoạt động đàm phán, giao dịch đều thực hiện online.

“Nếu doanh nghiệp tự tìm hiểu về một thị trường thì sẽ mất đến vài năm. Tuy nhiên nếu bắt tay với những nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới có uy tín thì con đường ra quốc tế sẽ được rút ngắn đáng kể” - ông Lê Tùng - Giám đốc marketing Tập đoàn Sunhouse, nói.

Tuy vậy, theo một số doanh nhân đã xuất khẩu thành công qua các sàn thương mại điện tử lớn, để xuất khẩu được qua những cú kích chuột của khách hàng, cũng cần không ít đầu tư: Từ hạ tầng, công nghệ số một cách bài bản để có thể đồng bộ, kết nối với các nền tảng nước ngoài.

Bên cạnh đó doanh nghiệp phải liên tục đổi mới sáng tạo, từ hình thức sản phẩm, cách tiếp thị cho đến chính sách giá cả cạnh tranh. Đó là chưa kể phải kịp thời nắm bắt xu hướng tiêu dùng của thế giới và đặc thù của từng thị trường riêng.

Từng hỗ trợ nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đưa hàng vào Mỹ, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Đào tạo Tập đoàn Anneco luôn đau đáu với việc làm sao có thể hỗ trợ xuất khẩu hàng Việt sang xứ sở cờ hoa. Theo ông Tuấn, để xuất khẩu hàng Việt qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới không hề dễ dàng. Không ít rào cản doanh nghiệp phải đối mặt. Chẳng hạn, giấy tờ, thủ tục trong xuất nhập khẩu quốc tế.

Khi xuất khẩu hàng sang Mỹ cũng như châu Âu, Nhật Bản,… những thị trường rất khó tính, sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều loại giấy tờ. Không phải doanh nghiệp Việt nào cũng có sẵn các loại giấy tờ đó. Hoặc rào cản về nguồn lực con người và tài chính.

“Nhiều doanh nghiệp không lo được nhân sự chuyên làm về xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử; chưa tìm được nguồn tiền để đầu tư cho kênh kinh doanh mới này” - ông Tuấn nói.

Một số sai lầm dẫn tới thất bại được ông Tuấn chia sẻ từ bài học của bản thân: “Không nghiên cứu kỹ thị trường là một kinh nghiệm đau thương đối với tôi. Thấy một cái thuyền mô hình rất đẹp, tôi tự tin sản phẩm này có thể bán chạy trên sàn thương mại điện tử. Lại thấy có giá treo đồ gỗ cũng đẹp, tôi cho rằng kết hợp giá này với thuyền thì sẽ rất hay. Nhưng rồi thực tế, những người thích mua thuyền thì không thích mua đế và những người mua đế thì không muốn kèm thêm thuyền. Thế là tôi thất bại. Kinh nghiệm tôi tự rút ra là, sản phẩm mình yêu thích chưa chắc mọi người khác cũng thích; đừng bỏ qua bước nghiên cứu thị trường mà mình định bán hàng”.

Dù khó nhưng ông Tuấn vẫn khuyến nghị các doanh nghiệp Việt nên tiếp cận kênh thương mại điện tử để đưa sản phẩm Việt ra thế giới.

Với vai trò cầu nối đưa sản phẩm của doanh nghiệp Việt ra toàn cầu, bà Phạm Ngọc Anh, Quản lý tài khoản cấp cao của Amazon Global Selling Việt Nam lưu ý tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới.

Theo khảo sát của Amazon, 59% người mua chọn nhãn hiệu quen thuộc khi tìm mua sản phẩm mới; 80% người mua khám phá thương hiệu mới trên sàn thương mại điện tử; Mức độ tăng trưởng của nhà bán hàng có thương hiệu cao hơn 1,5 lần so với không có thương hiệu.

Bà Ngọc Anh khuyến nghị một số điều nên làm để xây dựng một thương hiệu quốc tế: Đăng ký nhãn hiệu ở quốc gia định bán hàng; Xin cấp bằng sáng chế về thiết kế và công nghệ; đảm bảo chất lượng sản phẩm và chiến lược giá cả phù hợp với hình ảnh thương hiệu; quảng cáo cả kênh trực tiếp và gián tiếp qua nhiều hình thức...

Trong số những điều không nên làm, việc cần tránh đầu tiên là sử dụng hàng tồn kho để thử nghiệm trong quá trình xây dựng thương hiệu ở nước ngoài. Tiếp đó là các sản phẩm hot trong nước không cần chỉnh sửa vẫn mang ra bán ở thị trường quốc tế; sử dụng các từ nhạy cảm làm tên thương hiệu…

Theo báo cáo hoạt động năm 2022 của Amazon Global Selling, gần 10 triệu sản phẩm từ các nhà bán hàng Việt Nam được bán đến tay khách hàng Amazon trên toàn cầu.

Ông Gijae Seong - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam - nhận xét: “Với những lợi thế có sẵn như chính sách quốc gia hỗ trợ mạnh mẽ cho xuất khẩu, năng lực sản xuất dồi dào, thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, Việt Nam đang ở giai đoạn vàng để cất cánh xuất khẩu online”.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động