Thứ bảy 10/05/2025 10:19

Doanh nghiệp Tây Nam bộ hưởng lợi từ chính sách giảm giá điện

Là khu vực tập trung nhiều nhà máy sản xuất lúa gạo, thủy sản, chế biến nông sản… nên nhu cầu và chi phí tiền điện rất lớn. Vì thế khi Thủ tướng đồng ý với đề xuất giảm giá điện trong 3 tháng của Bộ Công Thương, lãnh đạo các địa phương, doanh nghiệp (DN) trong vùng rất phấn khởi và cho rằng hỗ trợ này đã tiếp thêm sức vực dậy sản xuất sau giai đoạn dịch bệnh được kiểm soát.

Chính sách kịp thời

Tại tỉnh Đồng Tháp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19. “Đồng Tháp với thế mạnh đặc thù là sản xuất, xuất khẩu thủy sản các DN này sử dụng một khối lượng lớn điện năng cho các nhà máy chế biến, kho lạnh. Trong bối cảnh đó, việc giảm giá điện sẽ góp phần giúp DN giảm bớt chi phí, giảm phần nào khó khăn để vượt qua đại dịch”, ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp đánh giá.

Với tỉnh Vĩnh Long, ông Nguyễn Trung Kiên - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long cho biết: Vĩnh Long có nhiều ngành sản xuất công nghiệp nên lượng điện năng tiêu thụ khá lớn vì vậy khi nhận thông tin giảm giá điện tỉnh đã triển khai giảm giá bán điện, giảm tiền điện cho các khách hàng.

Theo ông Kiên, dự kiến từ tháng 4- 6/2020 Công ty điện lực Vĩnh Long sẽ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng trên địa bàn tỉnh với số tiền khoảng 44 tỷ đồng (tương ứng tại các kỳ hóa đơn tiền điện tháng 5, tháng 6 và tháng 7/2020). “Giảm giá điện lúc này dù nhiều hay ít cũng rất quý với các DN, qua đó giúp họ tiết kiệm một phần chi phí”, ông Kiên nhìn nhận.

Các doanh nghiệp gạo tại khu vực Tây Nam bộ phải sử dụng nhiều điện năng cho việc vận hành xưởng chế biến gạo

Ông Huỳnh Văn Minh - Phó Giám đốc Sở Công Thương Cà Mau cho biết, DN Cà Mau chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản - đây cũng là lĩnh vực tiêu thụ lượng điện năng lớn bởi các dây chuyền sản xuất, chế biến, kho lạnh, cấp đông, trữ đông… đều tiêu hao điện năng. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói chung của DN đã bị dịch bệnh tác động mạnh khiến nhiều công ty gặp khó về vấn đề tài chính nên việc giảm 10% giá điện trong vòng 3 tháng đã phần nào bù đắp thêm chi phí cho họ.

Thống kê của ngành điện miền Nam cho thấy, kể từ khi thực hiện chương trình hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện theo chỉ đạo tại Công văn số 2698/BCT-ĐTĐL của Bộ Công Thương, các công ty điện lực đã nhanh chóng triển khai chương trình này đến với từng khách hàng sử dụng điện trên địa bàn. Tại Long An, Công ty điện lực Long An đã rà soát và ước tính sẽ thực hiện giảm giá điện cho khoảng 23.725 khách hàng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với số tiền 211 tỷ đồng. Ở An Giang, theo tính toán của Công ty Điện lực An Giang, trong thời gian 3 tháng thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện theo chính sách của Chính phủ, công ty sẽ thực hiện hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện với tổng số tiền hỗ trợ trên 117 tỷ đồng. Tương tự ngành điện tỉnh Kiên Giang cũng ước tính sẽ hỗ trợ giảm trên 150 tỷ đồng tiền điện cho khách hàng, DN trên địa bàn.

Thiết thực cho DN

Theo lãnh đạo nhiều DN tại các tỉnh Tây Nam bộ, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN thì rất nhiều gói hỗ trợ từ Chính phủ, Bộ ngành đã được đưa ra. Có thể kể tới gói tín dụng 250.000 tỷ đồng, hay gần đây nhất là gói tín dụng 650.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung từ 2 - 3%/năm; các chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ người lao động… Vì thế cùng với các hỗ trợ kể trên, việc giảm giá điện trực tiếp từ Tập đoàn điện lực Việt Nam được cho là hợp thời, hỗ trợ thêm cho DN. Đáng chú ý, DN được trực tiếp giảm tiền ngay theo hóa đơn từng tháng mà không cần phải chứng minh các thủ tục rườm rà, nhiêu khê.

Ông Đặng Văn Khương - Phó Giám đốc Công ty Lương thực Đồng Tháp - chia sẻ, vào giai đoạn sản xuất cao điểm, mỗi tháng chi phí tiền điện của công ty lên tới 2 tỷ đồng. Với việc giảm 10% giá bán điện trong 3 tháng giúp công ty tiết kiệm được khoảng 600 triệu đồng và là động lực để các DN vượt khó.

Cũng như ông Khương, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH SXTM Phước Thành IV (Vĩnh Long)- cho biết, trung bình hàng tháng DN phải chi trả khoảng 2,5 tỷ tiền điện vì thế với việc giá điện DN có thể tiết kiệm được 10% chi phí khoảng 250 triệu đồng/ tháng. “Số tiền không nhiều nhưng cũng có thêm phần chi phí để DN hỗ trợ thêm cho việc chăm lo đời sống công nhân tốt hơn nhất là trong bối cảnh hiện nay”, ông Thành đánh giá.

Ngọc Thảo - Kim Ngân

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp