Doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất
Xuất nhập khẩu Thứ tư, 22/06/2022 - 18:20 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 06/2022 (từ 01/06 – 15/06), kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 15,1 tỷ USD.
Trong đó, các nhóm hàng xuất khẩu lớn như điện thoại, máy vi tính, máy móc, dệt may, giày dép vẫn duy trì được kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Ngoài ra, nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch từ 100 đến hàng hàng trăm triệu USD, trong đó có nhiều nhóm hàng thuộc ngành nông nghiệp như thủy sản, cà phê, hạt điều, rau quả…
Chiều ngược lại, nửa đầu tháng 6, cả nước chi 16,53 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa.
![]() |
Nửa đầu tháng 6, cả nước chi 16,53 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa |
Như vậy, cán cân thương mại nửa đầu tháng 6 thâm hụt 1,43 tỷ USD. Diễn biến nhập siêu không quá bất ngờ khi thời điểm này doanh nghiệp tập trung nhập khẩu hàng hóa là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, mặt khác nhiều nhóm hàng tăng giá do diễn biến của tình hình thế giới, nhất là liên quan đến mặt hàng xăng dầu…
Tính chung từ đầu năm đến 15/6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 168,3 tỷ USD, trong khi nhập khẩu đạt 169,6 tỷ USD. Đáng chú ý, cả hai chiều xuất, nhập vẫn duy trì mức tăng trưởng khá hai con số so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc nhập siêu trong nửa đầu tháng 6 khiến cán cân thương mại ở mức thặng dư khi kết thúc tháng 5 đảo chiều tính lũy kế đến 15/6 với con số thâm hụt 1,3 tỷ USD.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý II của Bộ Công Thương mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong những tháng cuối năm, ngành Công Thương sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện hiệu quả Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 và Chương trình phục hồi kinh tế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... tạo giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp, tạo nguồn hàng ổn định, chất lượng cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, kết nối tiêu thụ hàng hóa, nông sản trên môi trường số, thương mại điện tử.
Đồng thời, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt các FTA đã ký kết để tăng tốc xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ trong nước; Rà soát, kiến nghị các giải pháp nhằm giảm các loại thuế, phí hoặc đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng lớn trong trường hợp giá đầu vào của một số mặt hàng (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) tiếp tục tăng cao….
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Ngành điều hạ mục tiêu xuất khẩu năm 2022

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cát trắng silic, cát vàng khuôn đúc

NewZealand khởi động chiến dịch bán lẻ “Made With Care” tại siêu thị Lotte

Chi gần 40 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đan Mạch tăng 53,6%
Tin cùng chuyên mục

Cá ngừ có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng cao

Hoa Kỳ giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ: Khó giữ "phong độ"

Xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước mới đạt khoảng 12,6%

Xuất khẩu thủy sản dự báo có thể cán mốc 10 tỷ USD trong năm 2022

Lai Châu: Nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc xuống giá

Cửa khẩu Móng Cái: Hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường

Xuất khẩu vào Anh tăng trưởng “đột phá” nhờ hiệp định UKVFTA

Xuất khẩu gạo nên tập trung vào các thị trường bền vững

Xuất khẩu thanh long, rau gia vị sang thị trường EU gặp khó

Xuất khẩu quả chuối vào thị trường Trung Quốc: Cách nào để gia tăng thị phần?

Xuất khẩu sang CHLB Đức: Tìm "cửa" ngách

Cá tra Việt Nam được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Bắc Âu

Xuất nhập khẩu với châu Á đạt gần 200 tỷ USD

Yếu tố nào để ngành cao su gia tăng thị phần xuất khẩu?

Tỉnh Quảng Ninh: Cửa khẩu Ka Long thông quan trở lại

Tìm giải pháp khôi phục thông quan tại các cửa khẩu

Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản: Chất lượng là yếu tố tiên quyết

Thực hành lâm sản bền vững - mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ
