Doanh nghiệp dệt may cần chính sách tín dụng linh hoạt hơn

Dù đơn hàng dồi dào hơn nhưng doanh nghiệp dệt may trong nước lại khó tiếp cận vốn vay cho nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Mở rộng thị trường Nga cho hàng dệt may Xanh hóa chuỗi sản xuất dệt may - cần thiết lập chiến lược

Theo ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt - May - Thêu - Đan TP. Hồ Chí Minh, thời điểm hiện tại, đơn hàng dệt may xuất khẩu đã “khả quan” hơn, nhiều doanh nghiệp lớn đã có đơn hàng đến hết quý III/2024. Dù đơn hàng số lượng vẫn nhỏ, giá thấp nhưng đã “đỡ khó” hơn rất nhiều so với năm 2023.

Mặc dù không còn quá lo lắng về đơn hàng nhưng doanh nghiệp dệt may trong nước lại lo thiếu vốn để phục vụ sản xuất. Nói về điều này, ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam phân tích, việc khó tiếp cận vốn vay xuất phát từ kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 của các doanh nghiệp ngành dệt may, đặc biệt là doanh nghiệp sợi hoạt động không hiệu quả. Do vậy, ngân hàng thương mại khi xem xét nguồn vốn cho vay khó khăn hơn so với các năm trước.

Chính bởi vậy, xu thế cấp vốn tín dụng năm 2024 thấp hơn năm 2023. Riêng ngành sợi, chỉ được duyệt hạn mức thấp hơn 20% so với năm 2023, nên khi thị trường ấm lên, doanh nghiệp rơi vào thiếu nguồn vốn lưu động để nhập khẩu nguyên liệu, tổ chức sản xuất.

Nếu chúng ta không đồng hành với doanh nghiệp bằng các chính sách cụ thể vào thời điểm này, nhất là với doanh nghiệp sợi thì sẽ bỏ lỡ cơ hội phục hồi của ngành. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sợi khi bị thu hẹp sản xuất khó khăn sẽ chồng khó khăn, cơ hội để lấy lại những gì đã mất của năm 2023 sẽ càng xa vời hơn”, ông Lê Tiến Trường cho hay.

dệt may Khatoco Ninh Ích
Doanh nghiệp dệt may cần chính sách tín dụng linh hoạt hơn

Lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng cho rằng, bài học kinh nghiệm từ năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, rất nhiều chính sách tín dụng, giảm thuế của Nhà nước đã phát huy tác dụng, nhờ thế nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn, không bị phá sản. Sang năm 2021, doanh nghiệp dệt may phục hồi mạnh, là năm có đỉnh cao lợi nhuận của toàn ngành.

Trước nhiều biến động, khủng hoảng, ngành dệt may cũng lao đao nhưng không có nghĩa là thị trường mất đi. Do vậy, việc đồng hành với doanh nghiệp bước tiếp qua giai đoạn khó khăn để giữ ngành, giữ lao động, giữ thị phần mới có điều kiện và cơ hội lấy lại những gì đã mất.

Trong giai đoạn này, các ngân hàng thương mại tính toán từ cơ hội phục hồi trên cơ sở có được của doanh nghiệp, hiệu quả của từng đơn hàng để quyết định tiếp tục cấp hạn mức tín dụng chứ không xét duyệt từ đầu năm trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 rất xấu mà cắt giảm 20%, 25% như hiện nay. Có doanh nghiệp bị ngân hàng cắt hạn mức tín dụng 16-17%, nhưng cũng có ngân hàng cắt khá sâu từ 30-40% hạn mức”, ông Lê Tiến Trường đề xuất.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng mong muốn có một gói tín dụng chung cho cả Tập đoàn để doanh nghiệp tốt san sẻ với doanh nghiệp còn khó khăn, qua đó cùng nhau tận dụng cơ hội kinh doanh đang có chiều hướng khởi sắc.

Nhận định về xu hướng tài chính trong 6 tháng cuối năm 2024, tại buổi Toạ đàm về chính sách tín dụng - tiền tệ do Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức gần đây, TS. Trương Văn Phước - Nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho hay, dự báo, đến cuối năm 2024 tỷ giá USD/VNĐ sẽ tăng thêm khoảng 1%, giao động ở mức 25.700 đến 25.800 đồng.

Theo TS. Trương Văn Phước, mặc dù đồng nội địa các quốc gia xuất khẩu dệt may cạnh tranh với Việt Nam đã ổn định, không còn bị phá giá nhiều như năm 2022, nhưng có thể một số quốc gia như Mexico, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia sẽ tiếp tục phá giá đồng tiền để tăng tính cạnh tranh.

Bên cạnh đó, dự báo lãi suất huy động đồng Việt Nam đang có xu hướng tăng trở lại khả năng sẽ duy trì ở mức 6,5 – 6,8%.

Với những nhận định về xu hướng tài chính- tiền tệ cuối năm, các doanh nghiệp dệt may được khuyến cáo, cần tính toán phương án tài chính, nguồn vốn, tiền tệ ngân hàng cho kế hoạch sản xuất kinh doanh nửa cuối năm 2024. Trong đó, với tỷ giá giữa USD/VNĐ như hiện nay, doanh nghiệp cần cân nhắc phương án quy đổi phù hợp với điều kiện thực tế.

Với đồng Yên Nhật, có khả năng tỷ giá giữa Yên Nhật với USD tăng khoảng 10% đến cuối năm, do đó các đơn hàng của thị trường này nên ký trong khoảng thời gian vừa đủ, không ký quá xa để ứng phó với diễn biến thị trường. Với thị trường Mỹ, nếu ký được đơn hàng dài hơi thì doanh nghiệp nên tận dụng các cơ hội để có được đơn hàng.

Tuy nhiên, để cạnh tranh với một số quốc gia cạnh tranh có khả năng tiếp tục phá giá đồng nội địa thì “cửa hẹp” cho ngành dệt may Việt Nam vẫn là các mặt hàng cao cấp có tính kỹ thuật và giá trị cao. Đồng thời, doanh nghiệp cần siết chặt hơn nữa chất lượng và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, không chạy theo sản lượng.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ghi nhận một bước tiến quan trọng trong ngành hàng không Việt Nam, khi máy bay huấn luyện TP-150 lần đầu tiên ra mắt.
Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Trưng bày tại không gian ngoài trời rộng lớn, quân đội Mỹ đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 5 loại vũ khí với nhiều điểm đáng chú ý.
Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lãnh đạo Airbus đã chia sẻ về vai trò ngày càng tăng của tập đoàn trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã để lại dấu ấn quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hóa chất trong năm 2024.
Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp.
Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững.
Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Cuối năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng, tập trung nguồn lực tăng tốc sản xuất, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho năm mới.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là bắt buộc nhưng để tuân thủ, doanh nghiệp da giày đối mặt với nhiều thách thức.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không (Hanoi Aviation Forum).
Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, có tác động trên phạm vi rộng Cục Hoá chất đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất.
Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

TP. Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu phụ trợ phục vụ dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Bộ Tài chính đã đề xuất kéo dài chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến ngày 31/12/2027.
Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Ngày 10/12, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức tổng kết Chương trình hỗ trợ dự án tư vấn phát triển nhà máy thông minh tại TP. Đà Nẵng năm 2024.
Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Ngành cơ khí Việt Nam từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển.
Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Sự chồng chéo giữa các quy định, nhất là thủ tục quyết định chủ trương đầu tư khiến Gia Lai lúng túng trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng.
Ứng dụng công nghệ -

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng được nhận định là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may trong nước năm 2024 và cả năm 2025.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp dệt may và da giày cần nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.
Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Thời gian qua, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tại các địa phương nhằm thực hiện mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia CBRN.
Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch của châu Âu về kinh tế tuần hoàn với mức độ đòi hỏi cao về môi trường, trách nhiệm xã hội được đánh giá là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,90%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động