Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nước này đã áp dụng một số quy định mới trong thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời đang tham vấn về một số vấn đề liên quan.
Doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo sang thị trường Bắc Âu cần lưu ý gì? Doanh nghiệp xuất khẩu cần thận trọng xác minh thông tin đối tác trước khi giao dịch Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Theo thông tin cập nhật từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam cần lưu ý một số chính sách mới của Singapore đã ban hành và đang tham vấn.

Ban hành Thông tư về sửa đổi thủ tục xuất khẩu các sản phẩm thịt và trứng chế biến từ các cơ sở chế biến được công nhận ở nước ngoài

Thứ nhất, Singapore đã ban hành Thông tư về sửa đổi thủ tục xuất khẩu các sản phẩm thịt và trứng chế biến từ các cơ sở chế biến được công nhận ở nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.

Theo đó, Cơ quan quản lý thực phẩm Singapore (SFA) đã xem xét sửa đổi lại các thủ tục xuất khẩu của các sản phẩm thịt và trứng chế biến từ các cơ sở chế biến được công nhận.

Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu về chính sách mới của Singapore
Thông tin cập nhật từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho thấy, có một số chính sách mới của Singapore đã ban hành và đang tham vấn. Ảnh minh họa

SPA chuyển từ việc phê duyệt dựa trên sản phẩm sang dựa trên các nội dung như: Hình thức hàng hóa; loại hàng hóa của các sản phẩm chế biến được dùng để xuất khẩu. Các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài không cần phải nộp đơn xin xuất khẩu cho các sản phẩm thịt và trứng chế biến khác, từ các cơ sở chế biến đã được SFA phê duyệt, nếu các sản phẩm này có cùng hình thức và loại hàng hóa như đã được phê duyệt. SFA cũng yêu cầu ghi rõ hình thức hàng hóa ví dụ như đã qua xử lý nhiệt hoặc không trên từng sản phẩm được xuất khẩu, đồng thời mở rộng định nghĩa về gia cầm thành gà, gà tây, vịt, ngỗng, chim cút, chim bồ câu, gà lôi, chim trĩ.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, mặc dù hiện nay, Việt Nam chưa được phép xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm này vào Singapore, tuy nhiên, Singapore đang xem xét việc công nhận các cơ sở chế biến tại Việt Nam.

Thứ hai, Thông tư về việc sửa đổi lệ phí cấp phép nhập khẩu sản phẩm thịt đông lạnh, ướp lạnh và chế biến. Bắt đầu từ ngày 18/11/2024, SFA áp dụng phí cấp phép nhập khẩu các sản phẩm thịt đông lạnh, đã ướp lạnh và đã chế biến lên 300 SGD cho mỗi giấy phép (mức phí cấp phép trước đây là 4,6 SGD/100 kg hoặc một phần của 100kg).

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, mặc dù mặc dù chưa được phép nhập khẩu các sản phẩm này vào Singapore, nhưng Singapore đang xem xét việc nhập khẩu nhóm sản phẩm này từ Việt Nam.

Tham vấn công chúng về Dự luật Quy định về xuất nhập khẩu (sửa đổi)

Ngoài ra, Bộ Công Thương Singapore (MTI) và Hải quan Singapore cũng đang tiến hành tham vấn công chúng về Dự luật sửa đổi Quy định về xuất nhập khẩu, thời gian tham vấn từ ngày 9/12/2024 đến ngày 7/2/2025. Dự luật sửa đổi này nhằm thiết lập khuôn khổ điều chỉnh vấn đề “giấy chứng nhận thông tin thương mại”, chứng nhận các vấn đề liên quan đến bất kỳ hàng hóa nào, cụ thể hàng hóa được nhập khẩu vào, xuất khẩu từ, chuyển tải vào hoặc quá cảnh qua Singapore; và việc lắp ráp, chế biến hoặc sản xuất hàng hóa tại Singapore. Ngoài ra, Dự luật sửa đổi này sẽ mở rộng phạm vi cấp lệnh khám xét để cải thiện hiệu quả hoạt động của hải quan.

Các sửa đổi nhằm cung cấp khuôn khổ quản lý việc cấp chứng chỉ thông tin thương mại của các tổ chức cấp chứng chỉ được ủy quyền. Cơ quan hải quan có thể áp đặt và sửa đổi bất kỳ điều kiện nào khi cấp phép cho tổ chức cấp chứng chỉ được ủy quyền. Cơ quan hải quan cũng có thể hủy bỏ hoặc đình chỉ việc cấp phép cho tổ chức cấp chứng chỉ được ủy quyền, trong trường hợp các tổ chức này không tuân thủ các điều kiện hoặc quy định có liên quan.

Các sửa đổi nêu rõ quy trình mà cơ quan hải quan cần tuân thủ, ví dụ như phải gửi thông báo bằng văn bản trước khi sửa đổi các điều kiện của giấy phép và thực hiện hành động quản lý đối với tổ chức cấp chứng chỉ được ủy quyền. Các tổ chức cấp chứng chỉ xuất xứ được ủy quyền hiện tại sẽ giữ nguyên giấy phép của mình sau khi Dự luật sửa đổi có hiệu lực mà không cần phải nộp đơn xin cấp mới.

Đề xuất một điều khoản vi phạm mới để ngăn chặn tổ chức cấp chứng chỉ được ủy quyền cố tình cấp chứng chỉ thông tin thương mại có chứa thông tin sai lệch, hoặc gây hiểu lầm, hoặc làm giả chứng chỉ thông tin thương mại. Điều này sẽ bảo vệ tính toàn vẹn của hàng xuất khẩu của Singapore trước các hành vi gian lận về trốn thuế hải quan và mô tả sai lệch về tính an toàn hoặc xác thực của sản phẩm. Các hình phạt được quy định phù hợp với các hành vi vi phạm tương tự được quy định theo Đạo luật Điều chỉnh xuất nhập khẩu.

Đề xuất một điều khoản vi phạm mới để làm rõ rằng bất kỳ nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu nào cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi đều phải lưu giữ hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi phù hợp và chính xác. Các hồ sơ đó bao gồm bản sao của các tài liệu được sử dụng để cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi, chẳng hạn như hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, biên lai giao hàng hoặc vận đơn. Hồ sơ phải được lưu giữ trong thời gian được chỉ định trong thỏa thuận, hoặc thỏa thuận thuế quan ưu đãi. Các hình phạt được quy định phù hợp với các các hành vi vi phạm tương tự được quy định theo Đạo luật Điều chỉnh Xuất nhập khẩu.

Các sửa đổi để bảo vệ quyền riêng tư và tính bảo mật của các thông tin chi tiết, thông tin hoặc tài liệu được cung cấp để nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận thông tin thương mại. Các hình phạt được quy định đối với người vi phạm phù hợp với các hành vi vi phạm tương tự được quy định theo Đạo luật Điều chỉnh Xuất nhập khẩu.

Đề xuất một khuôn khổ hoặc cách thức kháng cáo lên Bộ trưởng để chống lại quyết định của hải quan, phù hợp với các cơ chế hiện hành theo Đạo luật Điều tiết Xuất nhập khẩu. Các sửa đổi sẽ cho phép Bộ trưởng ủy quyền việc xét xử kháng cáo cho Bộ trưởng Thứ hai, Quốc vụ khanh hoặc Thư ký Quốc hội tại Bộ Công Thương.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp chế biến cần hết sức lưu ý những quy định của sở tại trước khi tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu để tránh bị cơ quan chức năng của Singapore áp đặt chế tài do vi phạm quy định.

Cao Xuân Thắng - Thương vụ Việt Nam tại Singapore
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Singapore

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tạo thuận lợi sớm thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu (Hải Nam) và các địa phương liên quan.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Hội thảo khoa học kết hợp triển lãm thương mại Beauty Summit 2025 với quy mô hơn 250 gian hàng sẽ là cơ hội xúc tiến thương mại trong ngành làm đẹp.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Theo các chuyên gia, để đối phó với hàng giả, hàng nhái trên thị trường, công nghệ truy xuất nguồn gốc được xem là tối ưu trong bối cảnh hiện nay.
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế quý I của nhiều địa phương đã vượt kịch bản đề ra từ đầu năm, tạo đà cho việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Ưu tiên thúc đẩy, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là nhiệm vụ được Chính phủ đặt ra. Nhiều giải pháp đã được chuyên gia hiến kế.
Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Việc mở rộng chuỗi sản phẩm muối Tuyết Diêm không chỉ đa dạng hoá thị trường tiêu thụ mà còn tạo công ăn việc làm cho bà con trên địa bàn.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Philippines sẽ là quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2025. Đây là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam, song sức ép cũng vô cùng lớn.
Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Ngày 12/4, Tổng thống Trump vừa ban hành quyết định miễn thuế đối ứng cho hàng loạt thiết bị điện tử, tín hiệu tích cực cho ngành công nghệ và người tiêu dùng.
KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới, hoạt động của KOL đang vượt khỏi khung pháp lý hiện hành, đặt ra loạt thách thức mới cho quản lý nhà nước.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, EU đã ban hành thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam.
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Công nghệ số giúp truy xuất, bảo vệ hàng xuất khẩu

Công nghệ số giúp truy xuất, bảo vệ hàng xuất khẩu

Trước nguy cơ bị siết chặt kiểm soát xuất xứ từ Hoa Kỳ, công nghệ truy xuất nguồn gốc như DeepQR hỗ trợ doanh nghiệp Việt bảo vệ hàng hóa và uy tín xuất khẩu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Mobile VerionPhiên bản di động