Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam chỉ chiếm 1,9% tại thị trường EU 27

Dù Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 13 cho EU 27 nhưng so với nhu cầu thì lượng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn quá thấp.
Quý I/2021, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 3,944 tỷ USD Những rủi ro trong xuất khẩu gỗ Việt Xuất khẩu gỗ vào thị trường Hoa Kỳ: Dư địa còn lớn

Mới chỉ chiếm 1,9% tổng lượng nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho hay, EU 27 nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ trong năm 2020 đạt 6,94 triệu tấn, trị giá 18,73 tỷ Eur (tương đương 22,1 tỷ USD), tăng 0,2% về lượng và giảm 0,8% về trị giá so với năm 2019. Trong đó, nhập khẩu từ Ba Lan chiếm 26,2%; Trung Quốc chiếm 11,8% tổng lượng nhập khẩu của EU 27 từ tất cả các thị trường.

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 13 cho EU 27
hoạt động sản xuất tại Công ty CP Chế biến gỗ nội thất PISICO

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 13 cho EU 27, lượng nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2020 chỉ chiếm 1,9% tổng lượng nhập khẩu của EU 27 từ tất cả các thị trường.

Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn là mặt hàng chính trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ EU 27 nhập khẩu trong năm 2020, với tỷ trọng chiếm 51% tổng lượng đồ nội thất bằng gỗ EU 27 nhập khẩu. Ba Lan, Trung Quốc, Ý, Đức, Litva là những thị trường cung cấp chính mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn cho EU 27.

Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ EU 27 nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2020 thì mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất, đạt 69,24 nghìn tấn, trị giá 205,76 triệu Eur (tương đương 242,8 triệu USD), giảm 6,2% về lượng và giảm 4,1% về trị giá so với năm 2019. Tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng ngủ, đồ nội thất văn phòng và đồ nội thất nhà bếp.

Cơ hội từ EVTA

Cục Xuất nhập khẩu ước tính, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 3/2021 đạt 1,43 tỷ USD, tăng 43,3% so với tháng 3/2020. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 61,5% so với tháng 3/2020. Trong 3 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 2,86 tỷ USD, tăng 54,1% so với cùng kỳ năm 2020. Hầu hết các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu đều tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2021. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao và có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 1,6 tỷ USD, tăng 53,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng chiếm 73,1% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Nhận định chung về tình hình nhập khẩu gỗ của EU từ thị trường Việt Nam, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, EU là một trong những thị trường xuất khẩu chính, chiếm khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Trong khối EU các quốc gia quan trọng nhất đối với thương mại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là Anh, Đức, Pháp. Kim ngạch từ 3 thị trường này chiếm 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU.

Riêng đối với đồ gỗ nội thất, EU nhập khẩu từ các thị trường ngoài khối như: Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với các nguồn cung từ khu vực nhiệt đới, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu.

Là một trong những ngành hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 do người tiêu dùng EU đang có xu hướng giảm mua những mặt hàng không thiết yếu để ưu tiên cho thực phẩm và đồ dùng thiết yếu trong gia đình. Các nhà bán lẻ đồ nội thất tham gia các kênh phân phối trực tuyến sẽ thích nghi tốt hơn với khủng hoảng. Đây cũng sẽ là kênh phân phối chiếm ưu thế trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất tại EU.

Các chuyên gia nhận định, so với nhu cầu thì lượng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn quá thấp, vì vậy vẫn còn nhiều cơ hội để ngành công nghiệp đồ nội thất bằng gỗ đẩy mạnh xuất khẩu vào EU 27. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ là động lực thúc đẩy ngành gỗ của Việt Nam vào thị trường EU 27 trong thời gian tới.

Đảm bảo tiêu chuẩn nguồn gốc xuất xứ gỗ nguyên liệu là một trong những "nút thắt" lớn để sản phẩm gỗ hưởng ưu đãi từ EVFTA. Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong giá thành sản phẩm gỗ, nguyên liệu gỗ chiếm khoảng 35%, còn lại là các chi phí về vật liệu phụ trợ phục vụ cho sản phẩm gỗ. Việt Nam về cơ bản có thể đáp ứng các quy định về xuất xứ với gỗ nguyên liệu. Tuy nhiên, cần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ hoặc tìm kiếm nguồn nhập khẩu phù hợp đối với các vật liệu phụ trợ như dây đai, phụ kiện, thanh trượt, bản lề, sơn, hóa chất… để có thể tận dụng các ưu đãi về thuế khi thực thi Hiệp định EVFTA.

Nếu không có Hiệp định EVFTA, ngành gỗ Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh tại thị trường EU do không còn được hưởng thuế quan ưu đãi phổ cập GSP như Malaysia, Trung Quốc… Cùng với đó, Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) là Hiệp định bổ sung cần thiết cho EVFTA, góp phần mở rộng thị trường EU và các thị trường xuất khẩu khác.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan đến áp dụng C/O mẫu D.
Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD

Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 122,94 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây (Trung Quốc)

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây (Trung Quốc)

Cửa khẩu Đông Hưng (phía Việt Nam là cầu Bắc Luân 2 - cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa chính thức trở thành cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023, thị phần trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm.
Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương đang xin ý kiến về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 về thương mại biên giới.

Tin cùng chuyên mục

Hai dòng xe ô tô nguyên chiếc có lượng nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam

Hai dòng xe ô tô nguyên chiếc có lượng nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3/2023 (1-15/3), hai dòng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chủ yếu về Việt Nam là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống và ô tô tải.
Năm 2022, Việt Nam chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Năm 2022, Việt Nam chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu lượng gỗ tròn và gỗ xẻ tương đương 6,3 triệu m3 gỗ quy tròn với giá trị gần 2 tỷ USD.
Xuất khẩu hồ tiêu và gia vị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu và gia vị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD

Ngành hồ tiêu và gia vị đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng trên dưới 2 tỷ USD, với tổng sản lượng từ 400.000 - 500.000 tấn.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ: Khi nào phục hồi trở lại?

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ: Khi nào phục hồi trở lại?

Do chiếm tỷ trọng cao trong tổng xuất khẩu của Việt Nam, nên nhu cầu từ thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ.
Xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường khu vực ASEAN bật tăng

Xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường khu vực ASEAN bật tăng

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore bật tăng.
Một số mặt hàng thực vật sẽ điều chỉnh đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc

Một số mặt hàng thực vật sẽ điều chỉnh đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa có thông báo về điều chỉnh cách đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc đối với một số mặt hàng thực vật.
Xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tăng 3 con số

Xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tăng 3 con số

2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tăng trưởng tới 3 con số so với cùng kỳ năm 2022.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hành, hẹ, tỏi lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hành, hẹ, tỏi lớn nhất của Việt Nam

Năm 2022 với kim ngạch xuất khẩu 17,3 triệu USD, tăng 19,9% so năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hành, hẹ, tỏi lớn nhất của Việt Nam.
TP. Cần Thơ: Chuyến hàng xuất khẩu sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc

TP. Cần Thơ: Chuyến hàng xuất khẩu sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc

Lô sầu riêng 18 tấn được trồng tại TP.Cần Thơ lần đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc theo Nghị định thư ký kết giữa ngành hữu quan 2 nước Việt Nam - Trung Quốc.
Thực hiện quy định gỡ

Thực hiện quy định gỡ 'thẻ vàng' IUU phát sinh bất cập từ thực tế triển khai

Đang có nhiều bất cập trong công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu (S/C), giấy chứng thư an toàn thực phẩm (H/C) phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu hải sản sang EU
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Tây Ban Nha

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Tây Ban Nha

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Tây Ban Nha từ thị trường thế giới tăng từ 27,53% trong năm 2021 lên 30,16% trong năm 2022.
Nhập khẩu hạt điều thô từ Campuchia tăng vọt, liệu có bất thường?

Nhập khẩu hạt điều thô từ Campuchia tăng vọt, liệu có bất thường?

2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu điều thô tăng trưởng 2 con số. Campuchia tiếp tục là thị trường cung cấp điều lớn nhất cho Việt Nam. Điều này liệu có bất thường?
Khó khăn về thị trường và đơn hàng, xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2023 giảm 16,7%

Khó khăn về thị trường và đơn hàng, xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2023 giảm 16,7%

Tính trong 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 46,2 tỷ USD, giảm 16,7% (tương ứng giảm 9,28 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số

Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư về Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư về Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN

Bộ Công Thương ban hàng Thông tư sửa đổi Thông tư về Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm tăng trưởng 2 con số

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm tăng trưởng 2 con số

Những tháng đầu năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung cao độ cho các chỉ tiêu phát triển kinh tế, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hai con số.
Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023

Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023

Hai tháng đầu năm 2023, trong 46 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ có 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 4 cho Canada

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 4 cho Canada

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 4 cho Canada, tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 15,3% tổng trị giá nhập khẩu.
Xuất khẩu gạo có tín hiệu vui

Xuất khẩu gạo có tín hiệu vui

Dù kim ngạch sụt giảm, song giá gạo xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2023 ước đạt 528,5 USD/tấn, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Điều gì “ngáng đường” sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc?

Điều gì “ngáng đường” sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc?

Gặp phải sự cạnh tranh mạnh từ Thái Lan, Malaysia, để thắng trên thị trường Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam phải có thương hiệu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động