Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh

Không chỉ các ngân hàng trong nước, hiện dòng vốn xanh từ thị trường quốc tế muốn đầu tư vào Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn khó tiếp cận.
Syngenta Việt Nam tham gia chương trình huy động nguồn vốn xanh của HSBC Đẩy mạnh tiếp cận nguồn vốn xanh phục vụ ngành năng lượng tái tạo Việt Nam Nguồn vốn hỗ trợ: Chìa khóa cho phát triển xanh ở Đông Nam Á và Việt Nam

Nhà băng nhập cuộc “bơm” tín dụng xanh

Những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã, đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, góp phần định hướng dòng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào các dự án xanh, thân thiện với môi trường, từ đó góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của quốc gia.

Thực tế, tín dụng cho vay những lĩnh vực “xanh” thân thiện với môi trường là cuộc đua đang trên đà tăng tốc của các ngân hàng trong thời gian gần đây. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa triển khai gói tín dụng với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng “Công trình Xanh”, cải tạo công trình hiện hữu thành “Công trình Xanh” và được cấp một trong các loại chứng nhận uy tín: LEED, LOTUS, EDGE, Green Mark. Tham gia chương trình, doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận lãi suất cho vay ưu đãi, được giải ngân nhanh chóng, kịp thời và có sự hỗ trợ tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia, cán bộ có chuyên môn cao trong lĩnh vực tài trợ dự án. Chương trình được BIDV thực hiện từ nay đến hết ngày 31/12/2025.

Trước đó, ngân hàng này cũng triển khai gói tín dụng xanh với quy mô 4.200 tỷ đồng dành riêng cho nhóm doanh nghiệp dệt may trong quá trình chuyển dịch xanh. Đáng chú ý, song song với sản phẩm cho vay xanh, BIDV cũng có sản phẩm “tiền gửi xanh” - nguồn vốn được ngân hàng dành cho các hoạt động tín dụng xanh, hiện đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp sử dụng tiền gửi xanh sẽ được BIDV cấp giấy chứng nhận và ngân hàng sẽ công bố minh bạch các dự án sử dụng nguồn vốn huy động từ sản phẩm này trên Báo cáo thường niên.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng công bố gói tín dụng lên tới 5.000 tỷ đồng dành riêng cho doanh nghiệp có phương án, dự án xanh. Đáng chú ý, ngân hàng này áp dụng mức lãi suất 0% cho dự án năng lượng tái tạo, sạch; giao thông vận tải, nông nghiệp, quản lý nước và chất thải bền vững; xây dựng và bất động sản xanh trong 3 tháng đầu.

Lãnh đạo TPBank cho biết, chính sách này được ngân hàng thực hiện nhằm thực hiện cam kết của về quản lý rủi ro môi trường và vai trò của ngân hàng trong việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững, ít carbon.

Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh
Tín dụng cho vay những lĩnh vực “xanh” là cuộc đua đang trên đà tăng tốc của các ngân hàng

Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng dành 5.000 tỷ đồng trong chương trình tài chính xanh Green UP để cấp vốn cho các dự án, phương án mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) thì triển khai gói tín dụng xanh có quy mô 3.000 tỷ đồng với lãi suất cạnh tranh nhằm tài trợ nhu cầu vốn kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.

Trước đó, đầu năm 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) cũng triển khai gói tín dụng xanh/xã hội 2.000 tỷ đồng cùng nhiều ưu đãi dành cho các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh có lợi cho môi trường và xã hội.

Ngoài các gói tín dụng hiện hữu từ các ngân hàng trên, nhiều ngân hàng thương mại khác như: Agribank, MBBank, HDBank, Nam A Bank… cũng có các chương trình ưu đãi khác dành cho các doanh nghiệp, dự án xanh. Trong đó, phải kể đến HDBank, đây là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên triển khai hệ thống đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội trong cấp tín dụng; tiên phong thúc đẩy tín dụng xanh với hàng trăm triệu USD trong những năm qua cho các dự án năng lượng tái tạo, các dự án nông nghiệp hữu cơ tại Đồng bằng Sông Cửu Long, các dự án chuyển đổi xanh và thân thiện với môi trường trên cả nước.

Nói về tài chính xanh, các chuyên gia kinh tế khẳng định, không chỉ các ngân hàng trong nước, hiện dòng vốn xanh từ thị trường quốc tế rất lớn và các nhà đầu tư rất thiện chí tìm hiểu để đầu tư về Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt lại khó tiếp cận được dòng vốn này.

TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết, gói đầu tư 15,5 tỷ USD mà cơ chế Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) dành cho Việt Nam để chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, hiện gói tín dụng này chưa tìm được dự án vay khả thi do những vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý.

Theo vị chuyên gia, lĩnh vực tài chính xanh hiện nay được nói tới rất nhiều nhưng thực hiện lại rất ít. “Thực tế, các khoản tín dụng xanh và trái phiếu xanh dành cho các dự án điện gió, điện mặt trời... vẫn chỉ là những khoản cho vay thông thường với đầy đủ điều kiện về tài sản đảm bảo, lãi suất, kỳ hạn mà không có ưu tiên, ưu đãi nào” - ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa cũng cho biết thêm, hiện trong nước có một quỹ tài trợ xanh là Quỹ bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý với tổng nguồn vốn 1.800 tỷ đồng. Số dư này chỉ dùng để cho vay các dự án xử lý rác thải. Tuy nhiên, điều kiện để được vay gói này cũng rất nghiêm ngặt, không khác những khoản tín dụng thông thường như phải có tài sản đảm bảo, tuân thủ hạn mức tín dụng. “Gói này chỉ khác là có lãi suất thấp hơn thị trường 2%” - vị chuyên gia chia sẻ.

Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh
Dư nợ cấp tín dụng xanh trong hệ thống ngân hàng đạt mức tăng trưởng bình quân hơn 22% mỗi năm

Tháo gỡ các điểm nghẽn

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong giai đoạn 2017 - 2023, dư nợ cấp tín dụng xanh trong hệ thống ngân hàng đạt mức tăng trưởng bình quân hơn 22% mỗi năm. Tính đến cuối tháng 3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với tổng dư nợ đạt 636.964 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Dù có tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức cao, nhưng với xuất phát điểm thấp và tỷ trọng chỉ chiếm 4,5% dư nợ toàn nền kinh tế cho thấy, quy mô tín dụng xanh ở Việt Nam vẫn còn khá thấp. Hơn hết, dù các tổ chức tín dụng đã và đang triển khai các gói, chương trình ưu đãi dành cho các doanh nghiệp có dự án xanh, tuy nhiên việc triển khai thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn này.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, một trong những lý do khiến tỷ lệ tín dụng xanh còn thấp, đó là do các ngân hàng không đủ thanh khoản tài trợ cho các dự án xanh. Bởi lẽ, các dự án xanh thường là các dự án dài hạn 5-10 năm, thậm chí đến 20 năm, với lãi suất ở mức thấp; trong khi đó 80% vốn huy động của ngân hàng là vốn ngắn hạn.

Với nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn, việc các ngân hàng phải tài trợ cho dự án trung, dài hạn và có lãi suất thấp là rất khó khăn, nhất là khi các ngân hàng còn đang bị siết tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Chưa kể, rủi ro của các dự án xanh như dự án cải tạo môi trường, năng lượng sạch… là có, do chưa có tiêu chuẩn định kết quả rõ ràng.

Trong khi đó, TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia tài chính cho rằng, những điểm nghẽn khiến tín dụng xanh của Việt Nam chưa phát triển như kỳ vọng là do chưa có khung pháp lý, chính sách tổng thể, thống nhất liên quan đến việc triển khai tín dụng xanh như: danh mục phân loại xanh, chưa có quy định, hướng dẫn về đánh giá tác động xã hội đối với dự án. Bên cạnh đó, việc thẩm định, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường, xã hội còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tài chính xanh, kỹ thuật môi trường tại Việt Nam còn khá hạn chế.

Đặc biệt, việc thiếu cơ chế phối hợp và hỗ trợ giữa Chính phủ, các cơ quan quản lý với các tổ chức, doanh nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động ngân hàng xanh, phát triển bền vững như ưu đãi thuế, phí, về hạn mức tín dụng cho các tổ chức cho vay… khiến cho việc thúc đẩy tín dụng xanh chưa phát triển như kỳ vọng.

Để tháo gỡ vướng mắc trong việc cung cấp tín dụng cho các dự án xanh, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc phát triển tài chính xanh ở Việt Nam; có hướng dẫn cụ thể về danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam để các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh…

Về phía doanh nghiệp, các chuyên gia nhận định, trong thời kỳ toàn cầu hóa với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức như hiện nay, việc thực thi ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) đem đến lợi thế cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong đó, Quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, tiếp cận được dòng vốn tốt từ các nhà đầu tư, định chế tài chính, hướng đến phát triển bền vững.

“Khi doanh nghiệp chuyển động theo ESG có thể tiếp cận vốn xanh - không rẻ nhưng là vốn trung và dài hạn dựa trên tính chất để có cơ hội tiếp cận vốn, để khắc phục vấn đề trong cấu trúc vốn trong bối cảnh chỉ dựa vào tín dụng” - TS. Bùi Thanh Minh, Phó Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 1663 ngày 6/8/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1604 ban hành năm 2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.

Quyết định này đã chỉnh sửa, bổ sung các nội dung liên quan đến phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh và nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức, đơn vị có liên quan. Trong đó, những bổ sung liên quan đến tổ chức tín dụng là cần thiết và có định hướng mở rộng điều kiện tiếp cận nguồn vốn xanh. Theo các chuyên gia, điều chỉnh này có ý nghĩa toàn diện mang lại nhận thức đầy đủ trách nhiệm từ tất cả các tổ chức tín dụng về phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh. Đây chính là cơ sở và điểm khởi đầu để thực hiện hoạt động tín dụng xanh, mở rộng và tăng trưởng tín dụng xanh của mỗi tổ chức tín dụng.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vẫn còn tình trạng ngân hàng

Vẫn còn tình trạng ngân hàng 'ép' khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn

Theo phản ánh của cử tri, hiện vẫn còn tình trạng ngân hàng “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn.
Tập trung nguồn lực để hoàn thành thanh tra 4 doanh nghiệp và 2 ngân hàng kinh doanh vàng

Tập trung nguồn lực để hoàn thành thanh tra 4 doanh nghiệp và 2 ngân hàng kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh đối với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng theo đúng kế hoạch.
Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách?

Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách?

Ngân hàng Nhà nước trả lời kiến nghị của cử tri về đề xuất xem xét điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách.
Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Giá nhà tại các thành phố như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tăng chóng mặt, điều này đặt ra bài toán cho giới trẻ, nên mua hay thuê nhà? Nên đầu tư vào đâu?
Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?

Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP AAV Group và Công ty CP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT).

Tin cùng chuyên mục

Hành trình lao dốc của cổ phiếu Nhựa Đông Á

Hành trình lao dốc của cổ phiếu Nhựa Đông Á

Từng là mã chứng khoán được săn đón, cổ phiếu DAG của Nhựa Đông Á lao dốc và đang đối diện nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc do những khó khăn về tài chính.
Bộ Tài chính: Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Bộ Tài chính: Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm nồng độ cồn.
MB và những dấu ấn của môi trường làm việc bền vững, hạnh phúc

MB và những dấu ấn của môi trường làm việc bền vững, hạnh phúc

MB tiếp nối các giá trị từ những thế hệ trước để phát triển mạnh mẽ dấu ấn của một môi trường làm việc bền vững và một tổ chức ham học hỏi, hạnh phúc.
Ngân hàng

Ngân hàng 'kích' tăng tín dụng thông qua các ưu đãi đặc quyền

Một trong các giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng tại nhiều ngân hàng chính là tập trung những gói ưu đãi cho từng nhóm khách hàng.
Công ty DNP Holding phát hành lô trái phiếu 150 tỷ đồng

Công ty DNP Holding phát hành lô trái phiếu 150 tỷ đồng

Công ty CP DNP Holding vừa thế chấp 15 triệu cổ phiếu DNP để phát hành lô trái phiếu DNPH2428001 với giá trị 150 tỷ đồng nhằm tất toán các khoản nợ ngân hàng.
Người dân biết, hiểu về bảo hiểm tiền gửi thì sẽ có niềm tin khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng

Người dân biết, hiểu về bảo hiểm tiền gửi thì sẽ có niềm tin khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng

Vai trò của chính sách bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Chính phủ đã hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc với 2 ngân hàng CBBank và OceanBank

Chính phủ đã hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc với 2 ngân hàng CBBank và OceanBank

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, đã hoàn thiện phương án chuyển giao đối với 2 ngân hàng mua bắt buộc là CBBank và OceanBank.
Vốn cho ‘Tam nông’ cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại

Vốn cho ‘Tam nông’ cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại

Theo ngân hàng, để thúc đẩy lĩnh vực “Tam nông” phát triển nhanh, bền vững chương trình tín dụng cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.
Doanh nghiệp vay VND chỉ từ 2%/năm khi cầm cố bằng tiền gửi USD

Doanh nghiệp vay VND chỉ từ 2%/năm khi cầm cố bằng tiền gửi USD

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa ra mắt gói tín dụng siêu ưu đãi, cho phép doanh nghiệp vay VND chỉ từ 2%/năm khi cầm cố tiền gửi USD.
UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,4%

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,4%

Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng của nền kinh tế, UOB đã điều chỉnh dự báo tăng GDP của Việt Nam.
HOSE đưa thêm 3 mã cổ phiếu vào diện kiểm soát

HOSE đưa thêm 3 mã cổ phiếu vào diện kiểm soát

Các mã cổ phiếu SJF của Đầu tư Sao Thái Dương, PSH của Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu và DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á sẽ vào diện kiểm soát từ 11/10.
Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Dưới sự hậu thuẫn từ Tập đoàn Thành Công, Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC sẽ chính thức "chuyển nhà" sang HOSE vào cuối tháng 10 tới đây.
Ngân hàng mở đối diện với thách thức bảo mật thông tin, quản trị dữ liệu

Ngân hàng mở đối diện với thách thức bảo mật thông tin, quản trị dữ liệu

Dù mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, song phát triển ngân hàng mở vẫn đối mặt với nhiều thách thức về bảo mật thông tin, quản trị dữ liệu.
Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Ngày 07/10/2024 tại Hà Nội, Manulife Việt Nam và Techcombank công bố thông tin cập nhật về quan hệ đối tác độc quyền giữa hai bên tại Việt Nam.
Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hải Phòng: Kịp thời giải ngân hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất

Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hải Phòng: Kịp thời giải ngân hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất

Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hải Phòng có 11.769 khách hàng, tổng dư nợ bị ảnh hưởng 530 tỷ đồng sau bão số 3, người dân mong được cấp vốn mới.
Tín dụng chính sách giúp 5,5 nghìn lượt người chấp hành xong án phạt tù có việc làm

Tín dụng chính sách giúp 5,5 nghìn lượt người chấp hành xong án phạt tù có việc làm

Nguồn vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù đã giúp 5,5 nghìn người “lầm lỗi” xóa bỏ mặc cảm, tự tin phát triển sản xuất kinh doanh, làm lại cuộc đời.
Các ngân hàng dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2024 còn 13,2%, lo ngại lợi nhuận

Các ngân hàng dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2024 còn 13,2%, lo ngại lợi nhuận 'đi lùi'

Theo kết quả điều tra mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã hạ dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 từ mức 14,1% xuống còn 13,2%.
Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng có quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) số tiền 1,34 tỷ đồng về hàng loạt sai phạm.
Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng

Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng

Cổ phiếu FRT thoát diện cắt margin là nhờ FPT Retail ghi nhận lợi nhuận dương trong báo cáo tài chính bán niên 2024.
Thị phần môi giới chứng khoán quý III: VPS vững

Thị phần môi giới chứng khoán quý III: VPS vững 'ngôi vương', FPTS lọt top 10

Các tên tuổi quen thuộc như VPS, SSI, TCBS, VNDirect vẫn chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, đã có những sự dịch chuyển thú vị ở top dưới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động