Điện Biên: Ứng dụng công nghệ cao, gỡ đầu ra cho sản phẩm chủ lực

Với sự quyết tâm của tỉnh Điện Biên, từ việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là yếu tố then chốt gỡ khó đầu ra cho sản phẩm địa phương.
Thái Bình: Nỗ lực không ngừng để trở thành thủ phủ công nghiệp công nghệ cao Phát triển nông nghiệp hiệu quả dựa trên ứng dụng công nghệ cao Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Để hiểu hơn vấn đề này, Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thị Thanh Xuân - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên.

PV: Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, tỉnh Điện Biên đã tập trung phát triển nông sản chủ lực gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm dựa trên tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Vậy thưa bà, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên đã triển khai những giải pháp ra sao để đạt mục tiêu này?

Điện Biên: Ứng dụng công nghệ cao, gỡ đầu ra cho sản phẩm chủ lực
Bà Chu Thị Thanh Xuân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên. Ảnh: Đỗ Nga

- Bà Chu Thị Thanh Xuân: Để thực hiện định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn và hữu cơ gắn với sản xuất và tiêu thụ, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể:

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Điện Biên tập trung hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, chất lượng cao.

Các vùng sản xuất chủ lực bao gồm: Lúa: Khoảng 4.000 ha tại các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng và thành phố Điện Biên Phủ. Chè Shan tuyết: 600 ha tại huyện Tủa Chùa, sản xuất theo hướng hữu cơ. Cà phê: 3.000 ha tại các huyện Mường Ảng và Tuần Giáo. Mác ca: 10.000 ha tại Tuần Giáo, Điện Biên, Điện Biên Đông. Rau màu: 230 ha tại huyện Điện Biên, Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ. Cây ăn quả: 3.000 ha tại các huyện Điện Biên, Mường Ảng và Tuần Giáo.

Khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các doanh nghiệp và tổ chức triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao. Điển hình như mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại xã Thanh Chăn, giúp giảm lượng phân bón vô cơ và tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã: Khuyến khích thành lập các hợp tác xã nông nghiệp và cung cấp các chính sách ưu đãi, đặc biệt về nguồn vốn đầu tư. Điều này nhằm tạo liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nông dân: Các lớp tập huấn được tổ chức để hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất. Tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn, giúp nông dân nâng cao kiến thức và kỹ năng canh tác, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững: Điện Biên xác định tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao thu nhập cho người dân.

Những giải pháp trên thể hiện sự quyết tâm của tỉnh Điện Biên trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho người dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.

PV: Ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là việc đầu tư xây dựng thương hiệu, nét riêng biệt cho các sản phẩm địa phương. Bà có thể chia sẻ về vấn đề này?

- Bà Chu Thị Thanh Xuân: Với sự hỗ trợ từ công nghệ, nhiều sản phẩm nông sản của Điện Biên đã được cải thiện về chất lượng và bắt đầu có được thương hiệu riêng, ví dụ như gạo Điện Biên, mắc ca, cà phê, chè hay các sản phẩm chế biến từ thảo dược. Các sản phẩm này không chỉ giúp nâng cao giá trị kinh tế mà còn tăng cường sự nhận thức và tự hào của cộng đồng dân tộc thiểu số về sản phẩm của chính mình.

Điện Biên: Ứng dụng công nghệ cao, gỡ đầu ra cho sản phẩm chủ lực
Điện Biên hướng tới xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững. Ảnh: Đỗ Nga

Trong thời gian tới, để phát huy các hiệu quả đã đạt được, ngành nông nghiệp tiếp tục nghiên cứu, tham mưu áp dụng các giải pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, mang lại giá trị gia tăng cho người sản xuất.

Cụ thể như phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy các tiềm năng thế mạnh của địa phương về đất đai, thời tiết, khí hậu, sự thích nghi của các đối tượng cây trồng, vật nuôi để tiếp tục nhân rộng các mô hình, dự án hiệu quả; đặc biệt là tận dụng hiệu quả các nguồn lực về tài chính của các chương trình, dự án như các Chương trình mục tiêu quốc gia để tiếp tục phát triển mở rộng các đối tượng cây, con có tiềm năng, thích ứng tốt nhằm thúc đẩy hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, hướng tới xuất khẩu (cà phê, mắc ca, xoài, quế,…).

Tập trung đầu tư liên kết sản xuất theo chuỗi một số sản phẩm hàng hóa chủ lực theo hướng chất lượng cao như: lúa chất lượng cao; chè shan tuyết; cà phê chè; chăn nuôi đại gia súc, gia cầm... nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững, tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, cơ cấu lao động của địa phương.

Đối tượng tham gia sản xuất nông nghiệp thường hạn chế trình độ, nhận thức. Do đó việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm nâng cao giá trị đòi hỏi phải có thời gian cũng như tiềm lực đầu tư, bởi lẽ trong sản xuất nông nghiệp mặc dù có một số mô hình điển hình, tiên tiến có khả năng nhân rộng, tuy nhiên khả năng đầu tư của đối tượng này thường hạn chế về nguồn vốn, trong khi đó cơ chế để tiếp cận một số nguồn vốn vay còn nhiều điều kiện khó đáp ứng; vì vậy tiếp tục nghiên cứu tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cũng cần được quan tâm.

Có thể nhìn nhận, các mô hình sản xuất công nghệ cao đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc cải thiện đời sống của bà con tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả lâu dài, cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đào tạo kỹ năng và hỗ trợ tài chính để giúp người dân tiếp cận và duy trì các mô hình này.

PV: Bà có kiến nghị ra sao để hoàn thành mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn, hữu cơ nhằm xúc tiến đầu ra cho sản phẩm chủ lực của địa phương?

- Bà Chu Thị Thanh Xuân: Để hoàn thành mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn và hữu cơ, đồng thời cải thiện đời sống bà con vùng đồng bào dân tộc, tôi muốn gửi một số kiến nghị tới Trung ương và các bộ ngành:

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn: Đề nghị Trung ương, các bộ ngành tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm hệ thống giao thông, điện, nước, và các cơ sở chế biến nông sản nhằm cải thiện điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời giảm chi phí vận chuyển và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực: Đề xuất xây dựng các chương trình đào tạo về nông nghiệp công nghệ cao, an toàn và hữu cơ cho bà con nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo ra các trung tâm chuyển giao công nghệ nông nghiệp tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Nhằm giúp người dân tiếp cận và áp dụng các kỹ thuật canh tác mới, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Điện Biên: Ứng dụng công nghệ cao, gỡ đầu ra cho sản phẩm chủ lực
Với sự hỗ trợ từ công nghệ, nhiều sản phẩm nông sản của Điện Biên đã được cải thiện về chất lượng và bắt đầu có được thương hiệu riêng. Ảnh: Hồng Kỳ

Hỗ trợ tài chính và tín dụng: Đề nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, an toàn và hữu cơ tại các vùng đồng bào dân tộc. Ngoài ra, cần có các quỹ hỗ trợ cho việc phát triển hợp tác xã và mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững. Nhằm giúp người dân tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua đó cải thiện đời sống và thu nhập.

Phát triển chuỗi giá trị nông sản: Đề nghị các bộ ngành cần thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và an toàn, từ khâu sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ. Tạo ra các liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân để phát triển thị trường bền vững. Nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ và tạo cơ hội cho bà con nông dân nâng cao thu nhập.

Bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững: Đề nghị Trung ương và các bộ ngành cần triển khai các chính sách bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích các mô hình nông nghiệp hữu cơ, giảm sử dụng hóa chất, bảo vệ đất đai và tài nguyên nước. Nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xây dựng thương hiệu nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Đề xuất Trung ương, bộ ngành hỗ trợ, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc, đồng thời hỗ trợ việc cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm như chứng nhận hữu cơ, an toàn thực phẩm, sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm). Để tăng giá trị thương phẩm, tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, đặc sản vùng đồng bào dân tộc.

Xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp: Khuyến khích phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giúp bà con đoàn kết, chia sẻ nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tạo ra sự liên kết giữa các hộ nông dân để giảm chi phí, tăng năng suất và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ.

Thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ: Tăng cường nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ giống cây trồng, vật nuôi đến các giải pháp sản xuất thông minh, tiết kiệm nước, năng lượng. Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động xấu từ biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh và hiệu quả.

Đỗ Nga - Ngọc Hoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Theo Quyết định 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, từ ngày 5/5/2025, VCCI chấm dứt việc cấp C/O, CNM và mã số REX.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Khai trương Trung tâm Logistics khép kín lớn nhất miền Bắc

Khai trương Trung tâm Logistics khép kín lớn nhất miền Bắc

Sáng 22/4, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang theo tiêu chuẩn xanh, thông minh, lớn nhất miền Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Sáng 22/4, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm “Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt” theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Diễn ra 6 ngày tại Hà Nội, Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã tại khu vực miền Bắc quy tụ 167 gian hàng đặc sắc
Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp tư nhân vươn lên mạnh mẽ, trở thành những thương hiệu quốc gia tiêu biểu, có sức lan tỏa và được thị trường trong nước và quốc tế ghi nhận.
Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng mạnh những năm qua đã phản ánh sức mạnh, nội lực vươn lên của các doanh nghiệp, thương hiệu hàng đầu trong nước.
Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Các chương trình xúc tiến thương mại xuất khẩu theo các lĩnh vực, ngành hàng hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp Đà Nẵng tiếp cận, mở rộng thị trường.
Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Ngày 20/4 hàng năm được chọn là Ngày Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đánh dấu hành trình xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại được xác định là giải pháp quan trọng giúp khai mở và đa dạng thị trường, ổn định xuất khẩu trong bối cảnh thương mại thế giới bất ổn.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Xây dựng thương hiệu quốc gia từ nội lực đổi mới là chiến lược bền vững, giúp doanh nghiệp Việt khẳng định vị thế, tạo sức cạnh tranh dài hạn trên thị trường.
Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Trà, Cà phê, Thực phẩm và Đồ uống đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh thu hút rất đông người tham dự.
Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Thương vụ tháng 4/2025 tập trung bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu.
Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri đang dần trở thành cầu nối giao thương thiết thực giữa sản phẩm nông nghiệp Gia Lai và thị trường tiêu dùng Campuchia.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Đà Nẵng, cần có các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tăng thị phần nội địa.
Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Tham dự hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất để tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường và kết nối doanh nghiệp hai nước.
Mobile VerionPhiên bản di động