Đề xuất hình thức đầu tư công dự án cao tốc Bắc - Nam là có cơ sở
Thời sự Thứ ba, 04/01/2022 - 14:15 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đầu tư 146.990 tỷ đồng xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông Lựa chọn đầu tư PPP đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông |
Ngày 4/1, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể thay mặt Chính phủ trình bày tóm tắt Tờ trình Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trình bày Tờ trình Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 |
Đầu tư khoảng 146.990 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành vào 2025
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, trên hành lang vận tải Bắc - Nam, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo quy hoạch dài 2.063km, đã đưa vào khai thác 478km, đang đầu tư 829km, còn lại 756km chưa đầu tư. Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra mục tiêu “đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông”.
Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025 đầu tư 729km trên các đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị), Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau, chia thành 12 dự án thành phần có thể vận hành khai thác độc lập (27km còn lại gồm: đoạn Hòa Liên - Túy Loan triển khai theo dự án riêng và cầu Cần Thơ 2 đầu tư sau 2025). Phân kỳ xây dựng với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m. “Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu đầu tư dự án theo phương thức PPP. Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai các dự án trong thời gian qua cho thấy, việc đầu tư theo phương thức PPP còn gặp nhiều khó khăn” – Tờ trình nêu rõ và cho biết, Chính phủ kiến nghị triển khai dự án theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn hành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn Nhà nước.
Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 146.990 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021 - 2025, bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng (chiếm 81,4%). Tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 Quốc hội đã bố trí 47.169 tỷ đồng, phần còn thiếu (khoảng 72.497 tỷ đồng) Chính phủ kiến nghị cân đối từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) đã bố trí cho ngành giao thông vận tải trong giai đoạn 2021 - 2025.
Giai đoạn 2026 - 2030 bố trí khoảng 27.324 tỷ đồng (chiếm 18,6%, gồm chi phí dự phòng và chi phí bảo hành công trình).
Về tiến độ và thời gian thực hiện, Chính phủ cho biết, chuẩn bị dự án năm 2021 - 2022; giải phóng mặt bằng, tái định cư năm 2022 - 2023; khởi công năm 2023, áp dụng các công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2025. “Với tiến độ nêu trên, trường hợp không phát sinh các tình huống phức tạp đến cuối năm 2025 có thể thông xe kỹ thuật toàn bộ các dự án thành phần và đưa vào khai thác một số đoạn tuyến, các đoạn tuyến phức tạp về kỹ thuật (các công trình cầu lớn, hầm lớn, xử lý đất yếu…) sẽ hoàn thành đưa vào khai thác năm 2026” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thông tin.
Nghiên cứu đẩy mạnh huy động đầu tư tư nhân
Trình bày báo cáo tóm tắt thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh khẳng định, Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án nhằm cụ thể hóa Kết luận số 11-KL/TW ngày 13/7/2021 của Hội nghị Trung ương khóa XIII, Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc hội.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra |
Báo cáo thẩm tra cho biết, về quy mô mặt cắt ngang, Chính phủ đề xuất phương án giải phóng mặt bằng dự án theo quy mô 4 - 6 làn xe hoàn chỉnh. Tuy nhiên, giai đoạn phân kỳ đầu tư theo quy mô 4 làn xe với mặt đường 17m (không có 2 làn dừng xe khẩn cấp). "Do đó, một số ý kiến đề nghị đầu tư dự án theo quy mô 4 làn xe với mặt đường 24,75m (bao gồm 2 làn dừng xe khẩn cấp) để phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam về đường cao tốc, đồng thời bảo đảm hiệu quả trong việc khai thác, mở rộng về sau. Ý kiến khác cho rằng, việc đầu tư dự án theo quy mô mặt đường 24,75m sẽ cần phải bổ sung thêm khoảng 50.000 tỷ đồng trong điều kiện NSNN còn khó khăn hiện nay là khó khả thi, do đó tán thành với đề xuất của Chính phủ. Uỷ ban Kinh tế đề nghị Chính phủ giải trình, làm rõ vấn đề này", ông Vũ Hồng Thanh nói.
Về hình thức đầu tư, có ý kiến cho rằng Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư với kỳ vọng tạo đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân nên cần tiếp tục quán triệt chủ trương lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, tiếp tục đẩy mạnh huy động đầu tư tư nhân.
Vì vậy, Chính phủ cần xem xét, rà soát các khó khăn, vướng mắc của dự án để có cơ chế phù hợp, tiếp tục thực hiện thành công chủ trương này. Theo đó, cân nhắc xây dựng cơ chế sử dụng nguồn vốn đầu tư công để hình thành quỹ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông với lãi suất ưu đãi để nhà đầu tư tư nhân tiếp cận tham gia đầu tư dự án.
Liên quan đến tiến độ, cơ quan thẩm tra cho rằng, cần khoảng 3 năm để khởi công và khoảng 2 - 3 năm để thi công, khả năng đến năm 2026 mới hoàn thành toàn tuyến. Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh lại tiến độ hoàn thành.
“Ngoài ra, qua kết quả thực hiện giám sát dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 cho thấy những khó khăn, vướng mắc về thiếu nguyên vật liệu, giá nguyên vật liệu tăng cao, bãi đổ thải... Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần có các giải pháp và chỉ đạo quyết liệt để xử lý những vấn đề nêu trên, tránh ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng dự án” – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Champasak

Báo chí cách mạng Việt Nam: Vững vàng vượt qua thách thức, xung kích, dấn thân trên tuyến đầu

Chủ tịch Quốc hội tiếp Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào

Việt Nam - Lào: Nâng tầm hợp tác kinh tế thành một trụ cột thực sự trong quan hệ hai nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp các lãnh đạo của Liên hợp quốc
Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị IMF đồng hành cùng Việt Nam thực hiện mục tiêu thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan, làm việc tại sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới tại New York

Công bố quyết định kiểm tra về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Bộ Y tế

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm việc với 8 địa phương về giải ngân vốn đầu tư công

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou

Việt Nam - Lào chia sẻ kinh nghiệm phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19

Phối hợp chặt chẽ đưa quan hệ Việt Nam - Hy Lạp lên tầm cao mới

Việt Nam - Lào đặt quyết tâm tạo đột phá trong quan hệ kinh tế, thương mại

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào

Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2025 của Bộ Công Thương: Thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới Chính phủ số

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Giữ nguyên thời gian chất vấn 2,5 ngày

Việt Nam - Hoa Kỳ: Tiếp tục thúc đẩy các giải pháp hàn gắn vết thương chiến tranh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lấy con người là trung tâm để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: FPT Software mở văn phòng tại New York có ý nghĩa quan trọng

Tổng thống Hy Lạp bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Quy hoạch điện VIII thực hiện cam kết về chuyển đổi năng lượng tại COP 26

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Người Việt định cư ở nước ngoài luôn là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng người Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội: Cộng đồng người Việt Nam tại Lào đã “chung lưng đấu cật” với nhân dân Lào vượt qua khó khăn
