Để thương hiệu cà phê Việt không còn “vô danh” trên bản đồ thế giới

Việt Nam có hàng nghìn doanh nghiệp cà phê nhưng việc phát triển thương hiệu cà phê Việt ra thế giới còn hạn chế và chỉ có số ít doanh nghiệp làm được.
Nâng tầm thương hiệu cà phê Tây Nguyên Giá cà phê tăng liên tục, lo đứt gãy chuỗi cung ứng

Xuất khẩu nhiều nhưng thương hiệu vẫn “vô danh”

Theo ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty CP Sản xuất thương mại xuất nhập khẩu cà phê Napoli, tính trung bình, mỗi địa phương ở Việt Nam có 100 doanh nghiệp cà phê, riêng TP. Hồ Chí Minh có khoảng 2.000 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp cà phê rất nhiều nhưng việc phát triển thương hiệu Việt ra thị trường thế giới còn hạn chế.

“Trong nhiều năm nay, tôi đi khoảng 100 nước trên thế giới và thấy rất ít thương hiệu cà phê Việt Nam, đâu đó gặp thương hiệu cà phê Trung Nguyên trên quầy kệ siêu thị một số nước. So với Thái Lan, Malaysia thì độ bao phủ và thị trường của các thương hiệu cà phê Việt Nam rất hạn chế”- ông Hưng nhận xét.

Để thương hiệu cà phê Việt không còn “vô danh” trên bản đồ thế giới
Thương hiệu cà phê Việt vẫn mờ nhạt do chủ yếu xuất thô

Thừa nhận thực tế này, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA)- thông tin, hiện Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân với tỷ trọng chiếm khoảng 91%, còn lại các sản phẩm chế biến sâu. Mặc dù trong những năm gần đây tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu cà phê hòa tan và các sản phẩm chế biến sâu có những bước phát triển, tỷ lệ có tăng song lại tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI.

“Trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rang xay hòa tan hàng đầu Việt Nam, chỉ có Trung Nguyên là doanh nghiệp Việt Nam còn lại là các doanh nghiệp FDI”- ông Hải cho biết.

Chỉ ra nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê hòa tan và các sản phẩm chế biến sâu vẫn còn ở tỷ lệ thấp, đại diện của VICOFA cho biết, điều này xuất phát từ việc đầu tư hệ thống nhà máy chế biến sâu chi phí cao. Cụ thể, bình quân 1 nhà máy công suất trên dưới 3.000 tấn/ năm sấy phun sẽ có chi phí trên dưới 35 triệu USD và chỉ những doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Intimex, Timex Corp (Tín Nghĩa), Vĩnh Hiệp, Phúc Sinh… mới có khả năng đầu tư. Đó là chưa kể, đầu tư thương hiệu phải trải qua quá trình quảng bá và tiếp thị lâu dài. Chẳng hạn để có thương hiệu như hiện tại thì Trung Nguyên đã phải mất 25 năm.

Ngoài ra, còn do sản phẩm cà phê chế biến sâu thường khó về đầu ra, đặc biệt thị trường châu Âu, châu Mỹ. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI có khả năng đáp ứng 3 tiêu chí trên nên tỷ lệ chế biến sâu ở mức cao.

Cách nào xây dựng thương hiệu?

Ông Gruber Alexander Lukas, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ rang xay chuyên nghiệp Sài Gòn, đại diện thương hiệu Alambe' Finest Vietnamese Coffee cho rằng, Việt Nam nổi tiếng với số lượng lớn, giá rẻ. Do đó, cần đầu tư xây dựng thương hiệu, tạo nên chất lượng độc đáo, phân loại cà phê thành các hạng tốt, thượng hạng, tiêu chuẩn…, chỉ như vậy xuất khẩu cà phê mới có giá trị gia tăng.

Dẫn chứng cụ thể, ông cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi đầu tư cà phê rang xuất khẩu, cà phê cao cấp ALAMBE, tạo giá trị gia tăng thông qua việc cá nhân hóa cà phê cộng với việc rang và đóng gói tại Việt Nam. Tăng tiêu dùng nội địa, tạo thêm giá trị bằng cách tạo ra một loại cà phê địa phương”.

Liên quan câu chuyện vốn, Thạc sĩ Nguyễn Quang Bình (chuyên gia phân tích cà phê)- đề xuất, cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ để phát triển ngành như việc tạo quỹ cho vay, quỹ tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty có tiền thu mua. Bởi khó khăn lớn nhất về tín dụng, vốn mà các doanh nghiệp cà phê hiện nay vẫn còn hậu quả.

Một giải pháp khác, theo ông Nguyễn Quang Bình, cần tăng cường là sản xuất, chế biến cà phê đặc sản. Bởi lẽ 1 tấn cà phê thường 4.000 USD/tấn nhưng cà phê đặc sản ít nhất là 6.000 - 8.000 USD/tấn, nên cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường chế biến cà phê đặc sản để nâng cao giá trị của hạt cà phê.

Từ góc nhìn tại thị trường Đức, bà Đỗ Việt Hà, Tùy viên thương mại Thương vụ Việt Nam tại Đức khuyến nghị, các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu gắn với câu chuyện về nguồn gốc sản phẩm, cách chế biến một cách trung thực nhất đến người tiêu dùng. Đặc biệt là tận dụng lợi thế Hiệp định thương mại tự do để đưa cà phê vào thị trường EU nói chung và Đức nói riêng. Đồng thời nên có kế hoạch tham dự các hội chợ quốc tế tổ chức hằng năm ở Đức.

“Trong những năm gần đây, người Đức rất chú trọng vào những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và có xu hướng tiêu dùng cà phê hữu cơ, chất lượng cao ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng, các quy định về an toàn thực phẩm tại Đức, cũng như yêu cầu về chứng nhận tiêu dùng hữu cơ quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường đầy tiềm năng”- bà Hà lưu ý.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động