Đề nghị làm rõ căn cứ xây dựng phương án tăng GDP và CPI năm 2024

Theo Ủy ban Kinh tế, một số năm trở lại đây, kết quả thực hiện và mục tiêu đề ra không sát, nhất là các chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng và lạm phát.
Có thể xây dựng phương án kinh doanh với lạm phát 10% Quảng Ninh xây dựng phương án điều chỉnh kịch bản tăng trưởng kinh tế
Đề nghị làm rõ căn cứ xây dựng phương án tăng GDP và CPI năm 2024
Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn - Ảnh: Duy Linh

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa hoàn thành báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Đây là nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 27, sáng 16/10 tới.

Với năm 2024, Chính phủ nhận định, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi vẫn tiếp tục phải đối mặt với không ít những hạn chế, yếu kém và nhiều khó khăn, thách thức lớn. Sản xuất kinh doanh, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn, hậu quả và tác động của dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài; rủi ro của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường hơn...

Nhìn chung, năm 2024 là năm thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng dự báo nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí còn nhiều hơn cả năm 2023, Chính phủ nhìn nhận.

Trong mục tiêu của kế hoạch năm sau, Chính phủ xác định tiếp tục ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững…

Chính phủ cũng dự kiến 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó: Tăng trưởng GDP từ 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%-24,2%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4-4,5%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8%-5,3%...

Thẩm tra, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, năm 2024 các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và có thể tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Ở trong nước, bên cạnh những yếu tố thuận lợi kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, song các rủi ro vẫn còn hiện hữu. Năng lực cung ứng vốn của nền kinh tế còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng trong khi thị trường vốn, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; hệ thống ngân hàng cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ xấu. Thị trường bất động sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Một số bất cập, hạn chế tích tụ của nền kinh tế trong nhiều năm qua chưa được giải quyết triệt để.

Cơ bản thống nhất với các định hướng lớn, mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu theo báo cáo của Chính phủ, song đối với các chỉ tiêu cụ thể, Thường trực Uỷ ban Kinh tế cho rằng, Chính phủ xây dựng phương án tăng trưởng GDP năm 2024 từ 6,0-6,5% và tốc độ tăng CPI bình quân là 4,0-4,5% nhưng báo cáo không nêu luận cứ của đề xuất này.

Thường trực cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ căn cứ khoa học và thực tiễn xây dựng phương án tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2024. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ quan tâm nâng cao chất lượng công tác dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vì một số năm trở lại đây, kết quả thực hiện và mục tiêu đề ra không sát, nhất là các chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng và lạm phát.

Đơn cử, năm 2022, mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%, kết quả thực hiện là 8,02%; năm 2023, mục tiêu khoảng 6,5% và kết quả nhiều khả năng thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu (6 tháng tăng 3,72%.

Bên cạnh đó, khi trình Quốc hội kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Chỉnh phủ đề xuất nới chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân lên khoảng khoảng 4,5%, cao hơn 0,5 điểm % so với mục tiêu của các năm trước nhưng thực tế, bình quân 8 tháng chỉ số CPI tăng 3,1% so với cùng kỳ và ước cả năm khoảng 3,5%, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu đề ra.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 cũng như giai đoạn 2021 - 2025.

Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 yêu cầu “Đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước và từng tỉnh, thành phố”, cơ quan thẩm tra nêu lý do càn bổ sung chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội.

baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đầu tư đứng thứ 2 trên thế giới và đứng thứ nhất khu vực châu Á.
Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên, tập trung vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất chip, chất bán dẫn…
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Một trong những giải pháp nhằm phát triển thị trường tài chính là nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, đây cũng là mục tiêu đã được Chính phủ thiết lập.
Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 1 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI).
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Tin cùng chuyên mục

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

11 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 572,0 nghìn tỷ đồng, bằng 73,5% kế hoạch năm và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng năm 2024 ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán năm và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 31,38 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2023.
Nâng cao chất lượng quản trị,

Nâng cao chất lượng quản trị, ''chìa khóa'' tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư

Nâng cao chất lượng quản trị là "chìa khóa" tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư trong bối cảnh yếu tố môi trường, xã hội và quản trị ngày càng được chú trọng.
Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Năm 2024, hàng loạt luật có hiệu lực và nhiều dự án luật sửa đổi vừa được thông qua kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia thị trường M&A.
Quản trị công ty -

Quản trị công ty - 'thước đo' năng lực của doanh nghiệp

Không chỉ tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, đầu tư vào quản trị công ty sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được rủi ro và gia tăng cơ hội hút vốn đầu tư.
Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Khi nền kinh tế được phục hồi và dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, kỳ vọng bước sang năm 2025 các hoạt động M&A cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ.
Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.
Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 27,26 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị vốn góp, mua cổ phần.
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và Thụy Sỹ hỗ trợ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam với khoản tài trợ 5 triệu USD.
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dù còn những hạn chế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Từ kết quả thu hút FDI 9 tháng và các lợi thế trong thu hút dòng vốn ngoại, TS Phan Hữu Thắng nhận định, năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động