Thứ hai 28/04/2025 02:30

Đâu là lý do Bộ Nông nghiệp ban hành quy định chặn thu hoạch sầu riêng non?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quy trình kỹ thuật về việc cắt tỉa hoa, quả và thu hoạch sầu riêng. Đâu là lý do của việc ban hành này?

Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Thu hoạch non, quả chưa đủ độ chín sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng, uy tín sầu riêng Việt Nam trên thị trường thế giới. Việc ban hành quy định chặn thu hoạch sầu riêng non là cần thiết, tuy nhiên, tại sao đây lại là quy trình tạm thời, thưa ông?

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 362/QĐ-TT-CCN ngày 9/10/2023 về quy trình kỹ thuật việc cắt tỉa hoa, quả và thu hoạch sầu riêng.

Bộ Nông nghiệp ban hành quy định chặn thu hoạch sầu riêng non. Ảnh: PV/Vietnam+

Nội dung quy trình tập trung một số kỹ thuật liên quan thụ phấn bổ sung, tỉa hoa, tỉa quả; khắc phục hiện tượng sượng cơm, cháy múi; thu hoạch sầu riêng... Đây là những kỹ thuật tác động đến năng suất, chất lượng quả sầu riêng. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu riêng, đầy đủ các kỹ thuật này đối với từng giống cũng như từng vùng trồng, mùa vụ sầu riêng khác nhau.

Do vậy, quy trình này là tạm thời, được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của chuyên gia, đơn vị liên quan nhằm kịp thời phục vụ yêu cầu sản xuất. Cục Trồng trọt sẽ tiến hành cập nhật, bổ sung từ các ý kiến phản hồi trong quá trình áp dụng qua thực tế sản xuất.

Lý do khiến Bộ phải ban hành quy trình này là gì, thưa ông?

Diện tích sầu riêng nước ta trong một số năm gần đây tăng trưởng nhanh, hiện đạt trên 120 ngàn ha, vùng trồng tại khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.

Sầu riêng đã và đang là sản phẩm hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao nhất trong ngành hàng rau quả, hiện xuất khẩu sầu riêng đạt xấp xỉ 2 tỷ USD. Để phát triển sầu riêng hiệu quả, bền vững cần quan tâm, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu, tạo sức cạnh tranh về thị phần.

Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Đặc biệt, cùng với năng suất thì chất lượng quả có vai trò quan trọng, trong đó hiện tượng thu hoạch non, quả chưa đủ độ chín sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng, uy tín sầu riêng Việt Nam.

Quy định này tại sao lại chỉ áp dụng cho Ri6, Dona? Hiện ở Việt Nam những giống này chiếm bao nhiêu %, thưa ông?

Ri6 và Dona hiện là hai giống chủ lực, chiếm trên 95% trong sản xuất sầu riêng nước ta hiện nay (trong đó giống Ri6 phổ biến hơn tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, giống Dona sử dụng nhiều hơn tại vùng Tây Nguyên) và được các đơn vị quan tâm nghiên cứu, nhà vườn đầu tư phát triển trong thời gian qua.

Cùng với sầu riêng, trong thời gian qua, trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất của các đơn vị và kết quả một số dự án hỗ trợ kỹ thuật, Cục Trồng trọt đã ban hành quy trình/tài liệu kỹ thuật về trồng, chăm sóc, thu hoạch cho nhiều loại cây trồng, quả để phục vụ sản xuất như: lúa, vải, nhãn, cam, bưởi, xoài, sầu riêng, chôm chôm, chuối, dứa… trong đó đã có những khuyến cáo về thời gian thu hoạch với các loại.

Việt Nam có rất nhiều loài cây trồng khác nhau, do vậy, Cục sẽ ưu tiên xây dựng và ban hành quy trình canh tác (bao gồm có nội dung về thu hoạch) với các loại cây trồng chủ lực.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn khi ban hành quy trình này sẽ thu được kết quả gì, thưa ông?

Quy trình này mang tính chất khuyến cáo, hướng dẫn nên không có tính bắt buộc thực hiện. Tuy nhiên đây là cơ sở để các địa phương, đơn vị khuyến cáo phổ biến trong sản xuất, hướng dẫn các nhà vườn thực hiện để nâng cao năng suất, chất lượng quả sầu riêng, tránh hiện tượng thu hoạch non như đã xảy ra.

Với quy trình được ban hành, sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương, nhà vườn và doanh nghiệp sẽ góp nâng cao chất lượng quả sầu riêng, nâng tầm vị thế của sầu riêng Việt Nam.

Xin cám ơn ông!

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ