Đặt tên sau sáp nhập xã: Đừng lo 'thiên vị' vì đất nước chính là quê hương

Việc đặt tên sau khi sáp nhập xã sẽ được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí cụ thể, sẽ không có chuyện 'thiên vị' địa phương này, địa danh kia.
Hà Tĩnh: Không ngại đổi tên khi sáp nhập xã Sau sáp nhập cấp xã có 5 phòng chuyên môn Bộ Nội vụ đề xuất đặt tên xã mới ra sao?

Tiêu chí rõ ràng, đừng lo ‘thiên vị’

Việc sáp nhập đơn vị hành chính, đặc biệt là sáp nhập xã là một trong những chủ trương cốt lõi nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước, tối ưu hóa nguồn lực và hướng tới sự phát triển bền vững, toàn diện. Tuy nhiên, mỗi lần sáp nhập địa phương, một số người dân bày tỏ lo lắng về việc tên gọi cũ của quê hương mình sẽ không còn, cùng với đó là những giá trị lịch sử, văn hóa đi kèm cũng sẽ bị mai một.

Sự lo ngại này không quá khó hiểu, bởi tên gọi không chỉ là một danh xưng hành chính mà còn gắn với giá trị lịch sử, văn hóa và ký ức của nhiều thế hệ, đặc biệt là tại cấp làng, xã. Dẫu vậy, nếu nhìn nhận một cách toàn diện, chúng ta sẽ thấy rằng, việc sáp nhập không làm mất đi những giá trị cốt lõi, mà ngược lại còn mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển chung.

lễ hội đền bà triệu 2025
Rước kiệu, một phong tục đặc sắc, diễn ra hàng năm tại Lễ hội đền Bà Triệu. Ảnh: Ngô Nhung

Khi sáp nhập, dù tên cũ có thể không còn trên bản đồ hành chính, nhưng những giá trị văn hóa, lịch sử, con người và tinh thần của vùng đất ấy vẫn luôn hiện hữu, sử sách vẫn mãi lưu truyền, thay đổi tên gọi không thể làm mất đi những giá trị trường tồn đó.

Hơn nữa, việc sáp nhập có thể tạo cơ hội để những giá trị văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp này được lan tỏa rộng rãi hơn, kết nối với những vùng lân cận, làm phong phú thêm bản sắc của cả khu vực.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, tiến sĩ Hoàng Bá Tường - nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa (nay là Ban Tuyên giáo và Dân vận) - cho biết, người dân không nên lo lắng về việc khi không còn tên gọi cũ sẽ làm giảm giá trị các bản sắc văn hóa, phong tục có từ lâu đời.

“Chủ trương của Đảng, Chính phủ đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, sẽ được kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Chúng ta cũng không nên lệ cổ, phải kết hợp giữa truyền thống gắn với hiện đại và xu thế phát triển để hướng tới tương lai, khát vọng hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc”, tiến sĩ Hoàng Bá Tường chia sẻ thêm.

Mới đây nhất, Bộ Nội vụ vừa hoàn tất dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính, kèm theo tờ trình gửi Bộ Tư pháp để thẩm định. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để Chính phủ cùng UBND các cấp triển khai quy trình sáp nhập tỉnh, xã theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Dự thảo nghị quyết đưa ra các tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, bao gồm: Diện tích tự nhiên, quy mô dân số, lịch sử - văn hóa, tôn giáo - dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng - an ninh.

đặt tên sau sáp nhập
Lễ hội Cầu Ngư, nét đẹp trong văn hóa tâm linh của ngư dân vùng biển xứ Thanh. Ảnh: Lê Nam

Dự thảo nghị quyết cũng nhấn mạnh, nguyên tắc đặt tên đơn vị hành chính mới phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc và đảm bảo tính hệ thống khoa học. Bộ Nội vụ khuyến khích sử dụng một trong các tên gọi cũ của đơn vị hành chính trước khi sáp nhập hoặc chọn tên mang giá trị lịch sử, văn hóa được nhân dân đồng thuận.

Chính vì vậy, chúng ta hãy tin tưởng rằng, việc lựa chọn tên gọi cấp xã sau khi sáp nhập cũng sẽ được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và vô cùng khách quan, dựa trên các tiêu chí cụ thể, không hề có sự “thiên vị” địa phương này, địa danh kia, nếu nhìn nhận một cách tổng thể, toàn diện thì đất nước chính là quê hương.

Nhìn nhận một cách cởi mở, linh hoạt và toàn diện

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách và tăng hiệu quả đầu tư công. Thay vì chia nhỏ nguồn lực, việc hợp nhất các địa phương sẽ giúp tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao dịch vụ y tế, giáo dục và đời sống người dân.

Thay vì lo lắng về việc không còn tên gọi cũ, bản sắc văn hóa sẽ mai một đi, chúng ta cần có cách nhìn nhận cởi mở hơn về những thay đổi này. Sự phát triển luôn đòi hỏi sự linh hoạt, thích nghi để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Điều quan trọng ở đây là chính quyền và người dân cùng chung tay bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, nét văn hóa tốt đẹp đó, để nó ngày càng được lan rộng, không chỉ bó hẹp ở 1 vùng, 1 địa phương nhỏ như hiện nay.

đặt tên sau sáp nhập

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam tham quan Di sản thế giới thành Nhà hồ. Ảnh: Thành Nhà Hồ

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Long - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành Nhà Hồ (Di sản thế giới thành Nhà Hồ) - chia sẻ, Di sản thành Nhà Hồ hiện nay thuộc địa giới hành chính 2 xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, nếu sau này có thay đổi địa giới hành chính, cũng như thay đổi tên gọi của địa phương thì di sản này vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và văn hóa.

“Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản thế giới dựa trên giá trị lịch sử, kiến trúc và văn hóa đặc biệt của nó, chứ không phụ thuộc vào tên gọi của đơn vị hành chính quản lý cấp xã. Bởi hiện nay, toàn bộ khu di sản trải dài trên địa bàn 6 xã và 1 thị trấn của huyện Vĩnh Lộc (trước đây là 8 xã, 1 thị trấn - PV). Việc sáp nhập các xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác phối hợp với địa phương trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản”, ông Long chia sẻ thêm.

Khi chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện thì sáp nhập tỉnh, xã, quy mô hành chính lớn hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận với các chính sách ưu đãi, mở rộng thị trường và tạo việc làm cho lao động địa phương. Đây chính là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.

Sáp nhập đơn vị hành chính, trong đó có cấp xã là một bước đi cần thiết để hướng tới sự phát triển bền vững. Việc thay đổi tên gọi không đồng nghĩa với việc mai một đi bản sắc hay lịch sử của một địa phương mà thậm chí đó còn là cơ hội lớn để lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp. Điều quan trọng là chúng ta nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, tận dụng cơ hội để phát triển, nâng cao chất lượng sống và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Hãy cùng nhau hướng đến một tương lai chung, nơi mà sự thay đổi không phải là mất mát, mà là cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn.
Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sáp nhập tỉnh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

834 tỷ đồng tri ân người có công với cách mạng

834 tỷ đồng tri ân người có công với cách mạng

Ngày 23/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định về việc tặng quà cho người có công với cách mạng.
Cháy nổ do điện: Cảnh báo từ sau công tơ

Cháy nổ do điện: Cảnh báo từ sau công tơ

Chiều 23/4, tại Hà Nội, Báo Công an Nhân dân phối hợp với EVN tổ chức tọa đàm: An toàn điện sau công tơ: Nhận thức đúng, hành động kịp thời.
Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự các Tiktoker bán mỹ phẩm xách tay, trốn thuế.

'Thống nhất đất nước' trong từng khoảnh khắc đời thường

Từ chiếc bánh hình đất nước đến lá cờ trước hiên nhà, người Việt thể hiện tình yêu nước theo cách riêng, lặng lẽ nhưng sâu sắc trong những ngày lễ lớn.
Người dân tất bật chuyển đồ trước ngày dỡ Hàm Cá Mập

Người dân tất bật chuyển đồ trước ngày dỡ Hàm Cá Mập

Trước thời điểm tòa Hàm Cá Mập chính thức bị tháo dỡ, các đơn vị kinh doanh bên trong khẩn trương di chuyển đồ đạc để bàn giao lại mặt bằng.

Tin cùng chuyên mục

Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Ngày 23/4, báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ công bố đợt truyền thông đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách xã hội đang trở thành đòn bẩy trong việc phát triển mô hình nông thôn mới, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế.
Thủy điện A Vương đồng hành Quỹ học bổng Vừ A Dính

Thủy điện A Vương đồng hành Quỹ học bổng Vừ A Dính

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hỗ trợ 50 triệu đồng cho Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu”
50 năm thống nhất đất nước và dấu ấn ngành ngoại giao

50 năm thống nhất đất nước và dấu ấn ngành ngoại giao

Sáng nay (23/4), Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo nhìn lại những đóng góp của ngành ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chùm ảnh: Tổng hợp luyện diễu binh lần 2 trong không khí hào hùng, trang nghiêm

Chùm ảnh: Tổng hợp luyện diễu binh lần 2 trong không khí hào hùng, trang nghiêm

Tối ngày 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần 2, sự kiện thu hút rất đông người dân theo dõi.
Thời tiết hôm nay 23/4: Nắng gắt tại nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay 23/4: Nắng gắt tại nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay 23/4, ghi nhận nắng nóng gay gắt tại nhiều khu vực trên cả nước. Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ, Tây Nguyên và Nam bộ có nơi trên 36 độ.
Thời tiết biển hôm nay 23/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Thời tiết biển hôm nay 23/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/4/2025, gió trên các vùng biển hoạt động với cường độ yếu đến trung bình, khu vực Nam Biển Đông có mưa rào và dông.
Hà Nội: Thành lập cụm công nghiệp làng nghề, vốn đầu tư 502 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập cụm công nghiệp làng nghề, vốn đầu tư 502 tỷ đồng

UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Canh Nậu - Giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư hơn 502 tỷ đồng.
Học viện Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Học viện Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Chiều ngày 22/4, Học viện Hải quân tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống của Học viện và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
Biển người chào đón các chiến sĩ tham gia luyện diễu binh tối 22/4

Biển người chào đón các chiến sĩ tham gia luyện diễu binh tối 22/4

Tối 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi lễ tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành, thu hút hàng nghìn người dân theo dõi.
Xuất hiện 2 xe tăng T-54 trong chương trình

Xuất hiện 2 xe tăng T-54 trong chương trình 'Hẹn ước Bắc - Nam'

Hai xe tăng T-54 sẽ xuất hiện trên sân khấu chương trình nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”, tái hiện hào khí thống nhất, tri ân thế hệ đã hy sinh vì Tổ quốc.
Bộ Tài chính chuẩn bị cho vận hành sàn giao dịch các-bon

Bộ Tài chính chuẩn bị cho vận hành sàn giao dịch các-bon

Dự án hỗ trợ kỹ thuật do UNOPS tài trợ giúp Bộ Tài chính nâng cao năng lực xây dựng sàn giao dịch tín chỉ các-bon, bước then chốt trong chuyển dịch xanh.
Nơi thức tỉnh vẻ đẹp và tâm hồn bắt đầu từ sự thư giãn: Éclat toả sáng từ bên trong

Nơi thức tỉnh vẻ đẹp và tâm hồn bắt đầu từ sự thư giãn: Éclat toả sáng từ bên trong

Éclat Wellness & Spa kết hợp công nghệ cao và liệu pháp tự nhiên, chăm sóc toàn diện thân–tâm–trí, biến spa thành nhu cầu thiết yếu hằng ngày.
Giải mã lý do người trẻ vẫn chưa muốn mua nhà

Giải mã lý do người trẻ vẫn chưa muốn mua nhà

Mua nhà là giấc mơ lớn, nhưng với người trẻ, đó là bài toán nan giải giữa tài chính eo hẹp, chi phí sinh hoạt cao và tâm lý sống linh hoạt thời hiện đại.
Tra cứu

Tra cứu 'phạt nguội' tại chỗ: Giải pháp tránh ùn ứ

Cục CSGT vừa khuyến cáo người dân nên chủ động tra cứu vi phạm giao thông trên trang chính thức, thay vì đổ dồn đến nơi phát hiện vi phạm khiến quá tải cục bộ.
Hành khách khổ vì delay, Cục Hàng không đề xuất sửa luật, tăng mức bồi thường

Hành khách khổ vì delay, Cục Hàng không đề xuất sửa luật, tăng mức bồi thường

Tình trạng delay chuyến bay gia tăng gây bức xúc, Cục Hàng không lập đoàn kiểm tra, đồng thời đề xuất sửa luật, tăng mức bồi thường...
Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Nhiều em học sinh nông thôn đang tạo dấu ấn với những sáng kiến công nghệ thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế địa phương.
Vietcombank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 4 cầu giao thông nông thôn tại Bến Tre

Vietcombank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 4 cầu giao thông nông thôn tại Bến Tre

Vietcombank tài trợ xây dựng 4 cầu giao thông nông thôn tại Bến Tre nhằm thay thế cầu nhỏ, xuống cấp, phục vụ nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
Vé máy bay đang đắt, đừng bị lừa bởi bẫy giá rẻ

Vé máy bay đang đắt, đừng bị lừa bởi bẫy giá rẻ

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, vé máy bay tăng cao do nhu cầu tăng đột biến. Cùng lúc, chiêu trò lừa đảo vé rẻ trên mạng cũng gia tăng, hành khách cần nâng cao cảnh giác
Hà Nội: Cháy nhà cao tầng cạnh trường học, phải sơ tán nhiều học sinh

Hà Nội: Cháy nhà cao tầng cạnh trường học, phải sơ tán nhiều học sinh

Hỏa hoạn xảy ra tại ngôi nhà cao tầng cạnh Trường Tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), nhiều học sinh phải sơ tán...
Mobile VerionPhiên bản di động