Thứ hai 21/04/2025 13:39

Bộ Nội vụ đề xuất đặt tên xã mới ra sao?

Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên của huyện trước sắp xếp, có gắn số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Bộ Nội vụvừa hoàn tất dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính, đồng thời gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình lên cấp có thẩm quyền xem xét.

Dự thảo lần này đưa ra 6 tiêu chí làm cơ sở sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, bao gồm: diện tích tự nhiên, quy mô dân số, lịch sử - văn hóa - tôn giáo - dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị và quốc phòng - an ninh. Trong đó, tiêu chí diện tích và dân số được xác định theo Nghị quyết số 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sửa đổi và bổ sung vào năm 2022.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề cập đến việc không thực hiện sắp xếp với những đơn vị hành chính có vị trí biệt lập, khó kết nối giao thông hoặc có vai trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Dự thảo nghị quyết quy định rõ nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính ở các cấp. Khi hai tỉnh được sáp nhập, đơn vị hành chính mới sau sắp xếp vẫn được gọi là tỉnh. Trong trường hợp một tỉnh nhập vào thành phố trực thuộc Trung ương, toàn bộ địa giới của tỉnh đó sẽ trở thành một phần của thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với cấp xã, nếu các phường hợp nhất, đơn vị hành chính mới vẫn giữ nguyên là phường, trong khi xã và thị trấn sáp nhập sẽ hình thành đơn vị hành chính mới ở cấp xã.

Đặc biệt, nếu việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã làm thay đổi địa giới hành chính cấp huyện, thì không cần điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện đó.

Dự thảo cũng đưa ra quy định quan trọng: nếu từ 4 đơn vị hành chính cấp xã trở lên được nhập vào nhau, đơn vị hành chính mới sẽ không bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn về diện tích và dân số. Bên cạnh đó, tổng số lượng đơn vị hành chính cấp xã phải giảm từ 70% - 75% so với hiện tại nhằm tinh gọn bộ máy hành chính.

Cơ quan hành chính tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Vietnamnet

Dự thảo nghị quyết nhấn mạnh nguyên tắc đặt tên đơn vị hành chính mới phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc và đảm bảo tính hệ thống khoa học. Bộ Nội vụ khuyến khích sử dụng một trong các tên gọi cũ của đơn vị hành chính trước khi sáp nhập hoặc chọn tên mang giá trị lịch sử, văn hóa được nhân dân đồng thuận.

Để thuận tiện cho việc số hóa và quản lý dữ liệu, Bộ Nội vụ đề xuất đặt tên đơn vị hành chính cấp xã mới theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện trước khi sắp xếp, có gắn số thứ tự. Đồng thời, tên của xã, phường mới không được trùng với các đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch sáp nhập.

Về công tác cán bộ, dự thảo quy định số lượng công chức, viên chức tại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã mới không được vượt quá tổng số nhân sự của các đơn vị hành chính trước sắp xếp. Tuy nhiên, con số này sẽ phải giảm dần trong vòng 5 năm kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực.

Ngoài ra, chế độ lương và phụ cấp của cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ được bảo lưu trong 6 tháng kể từ thời điểm sắp xếp. Sau đó, các chính sách lương và phụ cấp sẽ được điều chỉnh theo vị trí công tác mới phù hợp với quy định hiện hành.

Những chế độ chính sách đặc thù theo vùng, khu vực và đơn vị hành chính cũng được duy trì. Chính phủ sẽ tiến hành rà soát, sửa đổi và bổ sung phù hợp với tình hình thực tế sau khi sáp nhập.

Dự thảo đưa ra các tiêu chí để sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã bám sát 6 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét gồm: diện tích tự nhiên; quy mô dân số; lịch sử, truyền thống, văn hoá, tôn giáo, dân tộc; địa kinh tế; địa chính trị; quốc phòng, an ninh.
Minh Trang
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nội vụ

Tin cùng chuyên mục

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 5 - Cần một cuộc cách mạng quản lý

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên phải tiên phong trong đổi mới sáng tạo

Nhân sự cấp tỉnh, xã khi sáp nhập sẽ được chỉ định, bổ nhiệm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Sau 30/6 chính quyền cấp xã đi vào vận hành

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ định vị hình ảnh, thương hiệu Việt Nam

Thủ tướng đề nghị nhân rộng việc đi máy bay không cần mang giấy tờ

Khởi công Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Vingroup

Thủ tướng dự lễ khánh thành Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Bình Thuận khánh thành 2 dự án giao thông chiến lược

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công, khánh thành công trình trọng điểm

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 3 - Người nổi tiếng và trách nhiệm khi quảng cáo

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao