Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường: Còn nhiều thách thức

Theo luật sư, trước nhiều thách thức hiện hữu, việc bổ sung, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường cần được xem xét, cân nhắc cẩn trọng.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia, rượu: Chuyên gia, doanh nghiệp nói gì? Bộ Tài chính muốn đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, doanh nghiệp xin hoãn 18 tháng

Cần chính sách nhằm kiểm soát tiêu thụ

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày/người, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo dưới 25g/ngày của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và gần bằng mức giới hạn tối đa 50g/ngày. Đặc biệt, đồ uống có đường là một trong những nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì với cả trẻ em và người lớn.

Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là ở khu vực thành phố. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc mới nhất (2017-2020) do Bộ Y tế công bố năm 2021 cho thấy, tỷ lệ thừa cân và béo phì tại Việt Nam tăng hơn gấp đôi trong vòng 10 năm qua, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020 và trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường: Còn nhiều thách thức
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ đồ uống có đường tăng mạnh

Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy, mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm, gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỷ lệ tử vong. Đồng thời, các chuyên gia dinh dưỡng tin rằng lượng đường cao không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà còn gây ra các bệnh khác như đái tháo đường, bệnh tim, sâu răng và ung thư.

Sản lượng sản xuất và tiêu thụ đồ uống có đường cũng tăng mạnh. Năm 2020 tăng 4,5% so với 2019; năm 2021 tăng 4,2%; năm 2022 sản xuất và tiêu thụ hơn 10 tỷ lít với mức tăng hơn 5% so với 2021.

Vì lẽ đó, WHO khuyến nghị các quốc gia cần có các chính sách nhằm kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường trên thế giới như kiểm soát quảng cáo các sản phẩm đồ uống có đường đặc biệt là đối với trẻ em; chính sách can thiệp dinh dưỡng trong trường học; đánh thuế đối với đồ uống có đường…

Trong tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính vừa gửi Chính phủ, một trong những nội dung đáng chú ý đó là đề xuất mở rộng cơ sở tính thuế thông qua việc bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng như: đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn...

Đây không phải lần đầu Bộ Tài chính muốn áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng này. Trước đó, đề xuất này cũng được đưa ra với mức thuế suất cụ thể là 10% nhưng chưa nhận được sự đồng thuận của nhiều bộ, ngành.

Còn nhiều thách thức

Trao đổi về đề xuất nêu trên của Bộ Tài chính, luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng văn phòng luật sư Đồng Đội (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết, xuất phát từ mục đích điều tiết thu nhập, hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng, thuế tiêu thụ đặc biệt là một công cụ quan trọng giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế và tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt cũng nhằm hạn chế những mặt hàng không khuyến khích sử dụng như: thuốc lá, rượu bia, đồ uống có đường, sử dụng nhiên liệu xăng, dầu,…

Năm 2022, xuất khẩu nước giải khát cũng tăng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu nước giải khát có gas năm 2022 đạt khoảng 44 nghìn USD, tăng khoảng 42% so với cung kì năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu nước ngọt không gas đạt khoảng 167 nghìn USD, tăng khoảng 42% so với cùng kì năm 2021.

Trên thế giới hiện nay có khoảng 50 quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, nhằm hạn chế tối đa lượng đường đưa vào cơ thể - tác nhân của những bệnh không truyền nhiễm.

Riêng đối với Việt Nam, khi tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh, nền kinh tế và mức sống của người dân có nhiều cải thiện, thì tổng mức tiêu thụ đồ uống có đường gia tăng rõ rệt, đồng thời do chế độ ăn uống dư thừa, lối sống không lành mạnh làm tăng nhanh các bệnh thừa cân/béo phì ở cả trẻ em và người trưởng thành. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp và doanh thu sản xuất đồ uống có đường ở Việt Nam tăng mạnh cũng tỷ lệ thuận với những tác động tiêu cực cho sức khoẻ cộng đồng.

Như vậy, căn cứ vào kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam những năm gần đây, đề xuất của Bộ Tài chính về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường nhằm mục đích kiểm soát béo phì, các bệnh lây nhiễm có thể coi là một đề xuất hợp lý.

Song việc sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật và áp dụng tại thời điểm này còn phải xem xét đến các yếu tố khác như: tình hình tiêu thụ đồ uống có đường, tình trạng thừa cân béo phì tại Việt Nam, tác động của chính sách thuế đối với nền kinh tế, xã hội và thu ngân sách nhà nước khi đi vào thực hiện.

Luật sư cho biết, nếu chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường được áp dụng sẽ mang lại một số thuận lợi nhất định. Trong đó, việc áp dụng chính sách thuế góp phần nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, các hãng sản xuất đồ uống trong việc bảo vệ sức khoẻ người dân.

Bởi lẽ, tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có đường, đặc biệt là nước ngọt của Việt Nam ngày càng tăng, góp phần tăng doanh thu đáng kể cho các hãng sản xuất đồ uống, trong khi đó, các hãng này chưa phải chịu một sắc thuế riêng nào để bù đắp cho chi phí, những tổn thất mà người tiêu dùng sử dụng đồ uống có đường gây nên.

Ngoài ra, cũng theo kinh nghiệm quốc tế và nhiều nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ rõ ràng giữa đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường đến việc giảm lượng tiêu thụ, từ đó giảm các nguy cơ béo phì, tác nhân gây nên các bệnh không truyền nhiễm như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường.

Đồng thời, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, thì những sản phẩm tốt cho sức khỏe như nước sinh tố, nước rau củ quả được sử dụng nhiều hơn.

Mặt khác, Việt Nam chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc đánh thuế đối với thuốc lá, rượu bia theo thuế suất tỷ lệ phần trăm, do đó, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường cũng có thể được áp dụng tương tự.

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường: Còn nhiều thách thức
Luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng văn phòng luật sư Đồng Đội (Đoàn luật sư TP.Hà Nội)

Mặc dù nếu đi vào thực hiện có thể gặp những khó khăn nhất định và khá tốn kém trong thời gian đầu, nhưng nếu áp dụng tương tự, chắc chắn công tác quản lý sẽ gặp không ít khó khăn và lúng túng hơn so với việc áp dụng một chính thuế hoàn toàn mới.

Bên cạnh những hiệu quả tích cực, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường ở Việt Nam cũng gặp không ít thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, mục đích chính quyết định việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là nhằm cải thiện sức khoẻ người dân, hạn chế các bệnh không truyền nhiễm thông qua việc hướng tới tiêu dùng các sản phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe như nước hoa quả tươi, nước rau củ, nước khoáng… Tuy nhiên, hiện nay thống kê mức độ thừa cân béo phì ở Việt Nam vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

Theo nội dung tại Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1294/QĐ-BYT ngày 19/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế): “Tỷ lệ người trưởng thành thừa cân/béo phì là 15,6% theo điều tra STEPS (Điều tra Quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm) năm 2015 và tiếp tục gia tăng”.

Trong khi đó, theo thống kê của WHO, năm 2023, tỷ lệ thừa cân béo phì của người Việt Nam trong độ tuổi trưởng thành ở mức thấp hơn nhiều nước, hiện đạt 2,1%. Như vậy, mục đích đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường ở Việt Nam là hướng tới giảm tỷ lệ béo phì ở Việt Nam cần phải được xem xét.

Thứ hai, lý giải nguyên nhân thừa cân/béo phì gia tăng hiện nay, có thể thấy, chưa có đủ cơ sở chứng minh rằng tình trạng này gia tăng là do việc tiêu thụ nhiều đồ uống có đường, mà hiện nay còn rất nhiều loại thực phẩm có chứa đường và hàm lượng calo cao tồn tại trên thị trường. Mặt khác, các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế đã chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân béo phì.

Ví dụ như, theo kết quả nghiên cứu luận án tiến sĩ mà Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế công bố cho thấy: Có mối liên quan giữa tình trạng béo phì của học sinh với điều kiện kinh tế của hộ gia đình, gia đình có các thành viên béo phì; và các hoạt động tĩnh tại, thói quen phàm ăn và hay ăn vặt của học sinh.

Trong đó, nguy cơ thừa cân béo phì của học sinh ở những gia đình có mức chi tiêu cho ăn uống cao trên 600.000 đ/người/tháng cao gấp 14,1 lần, ở những gia đình có máy điều hòa không khí cao gấp 1,8 lần và gia đình có máy giặt là 1,7 lần so với gia đình có mức chi tiêu dưới 600.000 đ/tháng.

Nguy cơ béo phì cao gấp 2,9 lần nếu bố bị béo phì, 3,9 lần nếu có anh chị em bị béo phì và 24,8 lần nếu mẹ bị béo phì so với những gia đình không có các thành viên béo phì. Trẻ chơi game 2giờ/ngày có nguy cơ béo phì cao 1,37 lần so với nhóm chơi game < 2giờ/ngày. Nhóm học sinh phàm ăn có nguy cơ thừa cân béo phì cao gấp 3,6 lần và nhóm hay ăn vặt cao gấp 2,3 lần so với nhóm chứng.

Như vậy, thách thức đặt ra là nếu thuế tiêu thụ đặc biệt có thể giảm được lượng tiêu thụ nước ngọt, nhưng người dân không cải thiện lối sống thì mục đích cuối cùng là nâng cao sức khỏe cho người dân (giảm tỷ lệ béo phì, tiểu đường, bệnh không truyền nhiễm…) cũng không được hiệu quả như kỳ vọng.

Thứ ba, hiện nay trên thế giới mới chỉ có 50/193 quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, tương ứng với tỷ lệ ¼ quốc gia trên thế giới. Con số này cho thấy, không phải nước nào cũng thành công trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, đồng thời thực tiễn cũng thể hiện, tại các quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Na Uy, Phần Lan, Mehico, tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục tăng, sau khi các quốc gia này áp thuế đối với đồ uống có đường.

Thậm chí, tại Đan Mạch, sau khi áp dụng chính sách thuế nêu trên gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng, thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, thất thoát nguồn thu thuế cho Nhà nước, đặc biệt là phát sinh các loại tội phạm buôn lậu xuyên biên giới do hậu quả mức thuế cao, Đan Mạch đã phải quyết định rút loại thuế này.

Vì vậy, nếu chúng ta bổ sung quy định về chính sách thuế đối với đồ uống có đường, khả năng xảy ra những hệ luỵ nêu trên là hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngoài những khó khăn kể trên, luật sư cho biết thêm, về mặt pháp lý, từ năm 2003 đến nay, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã 5 lần sửa đổi (vào các năm 2003, 2005, 2008, 2014 và 2016), gây bất ổn cho môi trường pháp lý, thể chế và kinh doanh, tác động tiêu cực doanh nghiệp.

Mặt khác, mục đích của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chưa đạt được hiệu quả tích cực liên quan đến việc giảm tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe người dân; chưa giải quyết triệt để vấn đề rượu bất hợp pháp, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và kinh doanh hợp pháp; chưa phát huy được vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng nguồn thu cho Nhà nước.

Do đó, việc bổ sung, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường cần được xem xét, cân nhắc cẩn trọng, đồng thời lấy ý kiến đa chiều, mọi mặt của các cơ quan, tổ chức có liên quan, gắn với các kinh nghiệm quốc tế, cũng như các thứ tự ưu tiên trong quản lý chính sách.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sức mua tăng mạnh lên tới 50% từ chương trình kích cầu Tháng Khuyến mại Hà Nội

Sức mua tăng mạnh lên tới 50% từ chương trình kích cầu Tháng Khuyến mại Hà Nội

Tháng Khuyến mại Hà Nội với sự kích hoạt hơn 1.000 điểm bán hàng khuyến mại cùng 50 'Điểm Vàng' khuyến mại,… các doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu tăng mạnh.
Hà Nội: Khai mạc ‘Hội chợ hàng OCOP năm 2024’

Hà Nội: Khai mạc ‘Hội chợ hàng OCOP năm 2024’

Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc ‘Hội chợ hàng OCOP năm 2024’ tại Cầu Giấy.
Khai mạc Tuần hàng Việt ‘Made in Vietnam 2024’

Khai mạc Tuần hàng Việt ‘Made in Vietnam 2024’

Chiều 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội đã tổ chức Tuần hàng Việt “Made in Vietnam 2024” tại quận Hà Đông.
Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Thực phẩm không rõ nguồn gốc, với những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, đang là vấn đề báo động, đòi hỏi sự quan tâm và hành động kịp thời từ toàn xã hội
LocknLock khởi động chiến dịch mua sắm lớn nhất năm

LocknLock khởi động chiến dịch mua sắm lớn nhất năm

Thương hiệu LocknLock , chính thức tổ chức sự kiện “Brand Day 2024”, chiến dịch mua sắm lớn nhất năm tại 2 kho hàng ở Long An và Bắc Ninh.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024

Khai mạc Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024

Tối 19/12, diễn ra Lễ khai mạc chương trình Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024 tại Quảng trường La Mã, Khu đô thị An Bình City, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Sống xanh và tiêu dùng xanh: Lựa chọn bền vững cho người dân Hà Nội

Sống xanh và tiêu dùng xanh: Lựa chọn bền vững cho người dân Hà Nội

Từ thực phẩm hữu cơ đến các sản phẩm tái chế, các cửa hàng tại Thủ đô không chỉ là nơi mua sắm mà còn là không gian để người tiêu dùng lan tỏa lối sống xanh.
Sẵn sàng cho Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024

Sẵn sàng cho Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024

Các hoạt động khuyến mại nổi bật trong khuôn khổ Chương trình Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 19/12 – 30/12.
Kia tăng ưu đãi cho nhiều dòng xe trong tháng 12, cao nhất lên đến 110 triệu đồng

Kia tăng ưu đãi cho nhiều dòng xe trong tháng 12, cao nhất lên đến 110 triệu đồng

Từ ngày 14/12/2024, THACO AUTO mang đến cho khách hàng cơ hội sở hữu xe Kia với mức giá tốt nhất trong dịp cuối năm.
Đón Tết

Đón Tết ''Nhẹ-Nhàn-Khỏe" với loạt sản phẩm mới từ Điện máy Gia dụng Hòa Phát

Điện máy Gia dụng Hòa Phát ra mắt sản phẩm mới sở hữu đa công năng tiện lợi, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trong chiến dịch Tết từ tháng 12/2024 đến hết tháng 1/2025
Tổng cục Quản lý thị trường giành giải Nhất cuộc thi Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tổng cục Quản lý thị trường giành giải Nhất cuộc thi Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sau 3 vòng thi gay cấn, Đội thi của Tổng cục Quản lý thị trường đã xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi "Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng".
Bộ Công Thương tiếp tục quản lý chặt hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương tiếp tục quản lý chặt hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương triển khai quản lý chặt chẽ đối với hoạt động bán hàng đa cấp; hạn chế tối đa việc cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động này.
Bùng nổ cuối năm, VietinBank iPay Mobile tặng iPhone 16 cho người dùng

Bùng nổ cuối năm, VietinBank iPay Mobile tặng iPhone 16 cho người dùng

Từ nay đến hết 23/2/2025, khách hàng giao dịch trên VietinBank iPay đều có cơ hội trúng iPhone 16 Pro Max cùng hàng ngàn voucher ưu đãi trị giá “siêu khủng".
Chương trình “Hóa đơn trao tay - Vận may bất ngờ” đã tìm ra chủ nhân của hơn 3.500 giải thưởng

Chương trình “Hóa đơn trao tay - Vận may bất ngờ” đã tìm ra chủ nhân của hơn 3.500 giải thưởng

Ngày 10/12, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã tổ chức Lễ quay số để tìm ra khách hàng may mắn trúng thưởng trong chương trình “Hóa đơn trao tay - Vận may bất ngờ.
Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc, tặng kèm 20kg hành lý ký gửi với giá hấp dẫn

Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc, tặng kèm 20kg hành lý ký gửi với giá hấp dẫn

Hòa cùng không khí mua sắm rộn ràng mùa lễ hội cuối năm, Vietjet mang đến ưu đãi hấp dẫn tặng 20kg hành lý ký gửi miễn phí cho hành khách...
An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

An toàn thực phẩm là nhu cầu tất yếu của xã hội. Khi người tiêu dùng thay đổi nhận thức sẽ buộc người sản xuất, kinh doanh phải thay đổi nhận thức.
Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Dự án SAFEGRO đang góp phần giúp Việt Nam bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể phòng ngừa được.

'Khuyến mãi rộn ràng – Tết sắm xế sang'

Honda Việt Nam triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn từ ngày 06/12/2024 đến hết ngày 28/1/2025 cho các dòng xe Honda CR-V, Honda City, Honda BR-V...
Hành trình 10 năm Dược mỹ phẩm Linh Hương với Megalive sale đồng giá 9 nghìn - cú sốc chưa từng có!

Hành trình 10 năm Dược mỹ phẩm Linh Hương với Megalive sale đồng giá 9 nghìn - cú sốc chưa từng có!

Kỷ niệm dấu mốc 10 năm phát triển, Linh Hương triển khai Megalive sale đồng giá 9k - chưa từng có trong lịch sử ngành mỹ phẩm Việt với những sản phẩm chất lượng
Tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vừa tổ chức chuỗi sự kiện tập huấn, tuyên truyền, phổ biến quy định mới của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.
Chính thức khởi động sự kiện “Hà Nội đêm không ngủ - Ha Noi Midnight Sale” 2024

Chính thức khởi động sự kiện “Hà Nội đêm không ngủ - Ha Noi Midnight Sale” 2024

Tối 29/11, tại siêu thị Big C Thăng Long, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức lễ khởi động sự kiện “Hà Nội đêm không ngủ - Ha Noi Midnight Sale” 2024.
AEON Việt Nam kích cầu tiêu dùng với đa dạng ưu đãi cuối năm

AEON Việt Nam kích cầu tiêu dùng với đa dạng ưu đãi cuối năm

AEON Việt Nam triển khai khuyến mãi lớn cuối năm trên toàn quốc, giảm giá đến 50% cho hàng ngàn sản phẩm, góp phần kích cầu tiêu dùng, mua sắm tiết kiệm.
Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Với mức giảm giá đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ dịp cuối năm và Tết 2025.
Hà Nội: Hội chợ ‘Ngày hội khuyến mại tháng 11’ từ 26/11 - 30/11

Hà Nội: Hội chợ ‘Ngày hội khuyến mại tháng 11’ từ 26/11 - 30/11

Từ 26/11 - 30/11 tại phố Hà Trì, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, diễn ra Hội chợ “Ngày hội khuyến mại tháng 11”.
3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt 600 triệu đồng vì quảng cáo ‘lố’

3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt 600 triệu đồng vì quảng cáo ‘lố’

Công ty Điện tử Sharp Việt Nam, Công ty Điện máy Aqua Việt Nam và Công ty Cao Đại Tín bị xử phạt 600 triệu đồng vì hành vi quảng cáo sản phẩn quá “lố”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động