Danh mục khoáng sản chiến lược quan trọng sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Luật Địa chất và Khoáng sản được Quốc hội thông qua quy định danh mục khoáng sản chiến lược quan trọng sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược Vì sao cần giữ quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản? Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Sáng 29/11, với tỷ lệ 93,11% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và Khoáng sản. Trong đó, dầu khí, các loại nước thiên nhiên không phải là nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên; hoạt động chế biến khoáng sản không gắn với dự án đầu tư khai thác khoáng sản để được cấp giấy phép khai thác khoáng sản hoặc giấy phép khai thác tận thu khoáng sản không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật.

Danh mục khoáng sản chiến lược quan trọng sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Toàn cảnh phiên họp tại hội trường của Quốc hội sáng 29/11. Ảnh: QH

Trình bày báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất khoáng sản, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết: ngày 28/11/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Báo cáo số 1098/BC-UBTVQH15 về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (dự thảo Luật).

Về phân nhóm khoáng sản (Điều 6), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được rà soát, bổ sung, chỉnh lý các quy định liên quan đối với loại khoáng sản này trong quy định về chính sách của Nhà nước (khoản 3 Điều 3), thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng (Điều 41, Điều 44, Điều 47), khai thác khoáng sản chiến lược, quan trọng (Điều 65); không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với một số khu vực khoáng sản chiến lược, quan trọng (khoản 2 Điều 100); giao Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng (điểm b khoản 2 Điều 107).

Giải trình ý kiến đại biểu về quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác (Điều 8), tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy cần thiết phải quy định rõ ràng hơn về nội dung này. Theo đó, dự thảo Luật đã được bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 8 theo hướng quy định: Căn cứ tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn, HĐND cấp tỉnh quyết định việc ban hành quy định về trách nhiệm đóng góp kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Đồng thời, bổ sung khoản 3 Điều 8 giao Chính phủ quy định chi tiết để Chính phủ quy định một số nội dung như: Nguyên tắc xác định mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp ngân sách nhà nước, quản lý và sử dụng nguồn thu để bảo đảm thực hiện thống nhất trong toàn quốc.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho hay, theo quy định nêu trên, việc quyết định mức thu phải căn cứ vào tình hình, hiệu quả hoạt động về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trường hợp hoạt động khoáng sản trên địa bàn không hiệu quả thì HĐND cấp tỉnh sẽ chủ động quyết định điều chỉnh khoản đóng góp này, tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của địa phương.

Danh mục khoáng sản chiến lược quan trọng sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. Ảnh: QH

Bên cạnh đó, hoạt động khoáng sản thường không được sự ủng hộ của người dân trên địa bàn do tác động không mong muốn đối với môi trường sống và hạ tầng kỹ thuật. Việc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có những đóng góp cụ thể (cùng với khoản chi ngân sách nhà nước để nâng cấp, duy tu, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường) góp phần tạo được đồng thuận ủng hộ của người dân khi triển khai dự án khai thác khoáng sản. Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản mong muốn có hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng để có căn cứ thực hiện.

Về quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản (Điều 12), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã sửa đổi tên quy hoạch khoáng sản tại khoản 1 Điều 12 là quy hoạch khoáng sản nhóm I và quy hoạch khoáng sản nhóm II để bảo đảm ngắn gọn, bao hàm các nội dung liên quan. Đồng thời đã rà soát, chỉnh lý đồng bộ tên quy hoạch tại các quy định liên quan đến quy hoạch khoáng sản trong dự thảo Luật. Để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý tên gọi quy hoạch khoáng sản tại nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý không quy định cụ thể về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản trong dự thảo Luật này. Việc điều chỉnh quy hoạch tỉnh (trong đó có phương án quản lý về địa chất, khoáng sản), quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II, thẩm quyền điều chỉnh đều phải tuân thủ pháp luật về quy hoạch (khoản 4 Điều 12). Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý nội dung điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Về nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (Điều 43), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung tại điểm h khoản 1: “Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản, không kể giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực. Trường hợp cấp quá 5 giấy phép cho cùng 1 tổ chức phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản”.

Về giấy phép khai thác khoáng sản (Điều 56), có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy định thời gian cấp phép là không quá 50 năm và thời gian gia hạn không quá 15 năm. Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo: Khoáng sản là tài sản công, việc thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có cách tiếp cận khác so với dự án đầu tư thông thường khác. Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhưng cần tính toán giảm thiểu các tác động không tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, giấy phép khai thác khoáng sản đều có thời hạn tối đa là 30 năm và được gia hạn một số năm. Quy định này cũng phù hợp với điều kiện thực tế là vòng đời của công nghệ khai thác khoáng sản sau 30 năm thường đã lạc hậu và cũng cần đầu tư đổi mới.

Điểm a khoản 4 Điều 56 dự thảo Luật đã quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm, tổng cộng là 50 năm, bằng với thời gian thực hiện dự án đầu tư thông thường theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trên thực tế, có nhiều dự án sau 10 năm đã hoàn thành việc khai thác, kết thúc dự án.

Ngoài ra, dự thảo Luật quy định việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết thời gian khai thác khoáng sản (kể cả thời gian gia hạn) nhưng còn trữ lượng.

Danh mục khoáng sản chiến lược quan trọng sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Với tỷ lệ 93,11% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và Khoáng sản. Ảnh: TH

Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép được giữ quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản như tại điểm a khoản 4 Điều 56, đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo để bảo đảm thuận lợi, dễ dàng về thủ tục gia hạn giấy phép.

Đối với một số nội dung khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý, tiếp thu tối đa ý kiến đại biểu Quốc hội về thực hiện định hướng đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật; giao Chính phủ quy định chi tiết những nội dung có tính chất kỹ thuật, quy trình, hồ sơ, trình tự, thủ tục để bảo đảm tính chủ động, linh hoạt trong công tác chỉ đạo điều hành; rà soát, bỏ các nội dung trùng lặp, thuộc thẩm quyền phân công của Chính phủ, đồng thời quy định chung tại một điều (Điều 107) về trách nhiệm quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh.

Đồng thời, để kịp thời tháo gỡ kháo khăn, vướng mắc trong thực tiễn khai thác khoáng sản cung cấp vật liệu san lấp phục vụ các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý điểm d khoản 2 Điều 73: “d) Việc khai thác khoáng sản nhóm IV để phục vụ cho các dự án, công trình, hạng mục công trình, thực hiện các biện pháp huy động khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này, không phải thực hiện thủ tục trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, nhưng phải lập phương án khai thác khoáng sản nhóm IV, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xem xét, cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của Luật này”. Đồng thời, các quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6, Điều 72, Điều 73, Điều 74 có hiệu lực thi hành sớm để đáp ứng yêu cầu thực tế (kể từ ngày 15/01/2025).

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật có 12 Chương, 111 Điều, chỉnh lý về nội dung 79 điều, bỏ 5 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại phiên họp ngày 5/11/2024.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khai thác khoáng sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri và nhân dân băn khoăn, lo lắng, bức xúc về tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả: Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng...
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Sáng ngày 5/5, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội chỉ rõ, nền kinh tế đã khởi sắc, song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đầu tư công... để tạo đà bứt phá năm 2025.
Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, công nghiệp khởi sắc, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng ở mức 2 con số (10,1%).

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus

Ngày 5/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus.
Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng yêu cầu 8 bộ, 11 địa phương công khai đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ theo đúng yêu cầu của Chính phủ, khẩn trương hoàn thành trước ngày 8/5.
Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhân dân ta, đất nước.
Tổng Bí thư chỉ đạo đổi mới: Ca sĩ, họa sĩ lên bục giảng

Tổng Bí thư chỉ đạo đổi mới: Ca sĩ, họa sĩ lên bục giảng

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm nói “dạy nhạc thì mời luôn ca sĩ, dạy vẽ thì mời họa sĩ”, đó không chỉ là lời gợi mở, mà là một chỉ đạo đổi mới giáo dục mạnh mẽ.
Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 5/5, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng Đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 5/5/2025, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể.
Việt Nam và Sri Lanka: Tăng cường gắn kết, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Việt Nam và Sri Lanka: Tăng cường gắn kết, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Anura Kumara Dissanayaka nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa hai quốc gia Việt Nam và Sri Lanka.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa

Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa. Bảo đảm điện năng, không để thiếu điện trong mọi tình huống.
Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Trong việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này, Chính phủ đề xuất ngoài hình thức truyền thống, có thể lấy ý kiến thông qua app VNeID.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với chủ trương báo cáo Quốc hội về việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân các cấp.
Tổng Bí thư thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus: Hướng đến

Tổng Bí thư thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus: Hướng đến '4 hơn' đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới

Chuyến thăm 4 nước Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ tạo động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình".
Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp

Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp

Thông tin tại họp báo chiều 4/5, đại diện Văn phòng Quốc hội cho biết: Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp.
Tổng thống Sri Lanka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Tổng thống Sri Lanka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Sáng 4/5, Tổng thống Sri Lanka đã đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Đó là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975-1/5/2025) diễn ra tại huyện Côn Đảo tối ngày 3/5.
Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Chiều 3/5/2025, tại huyện Côn Đảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

Thủ tướng gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

Chiều 3/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày trên toàn quốc được tổ chức tại Côn Đảo.
96% nhân dân đồng thuận về các đề án sáp nhập cấp tỉnh, xã

96% nhân dân đồng thuận về các đề án sáp nhập cấp tỉnh, xã

Các địa phương phối hợp chặt chẽ, xây dựng đề án sáp nhập đúng quy trình. Khoảng 96% nhân dân đồng thuận về các đề án sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh và cấp xã.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Côn Đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Côn Đảo

Ngày 3/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã làm việc tại Cảng hàng không Côn Đảo; viếng Nghĩa trang Hàng Dương, Hàng Keo,...
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật 'Bài ca chiến thắng'

Tối 2/5, chương trình nghệ thuật “Bài ca chiến thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
Mobile VerionPhiên bản di động