Đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Về dự án Luật Giá (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu, cần đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ.
Đề xuất quy định giá trần sách giáo khoa, giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói gì về Quỹ bình ổn giá xăng dầu? Dự án Luật Giá (sửa đổi): Vì sao cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu?

Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong bình ổn giá

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Giá (sửa đổi).

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Cần đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả
Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi)

Tại Phiên họp thứ 21 (ngày 15/3/2023), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến vào một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi) và kết luận như sau: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ủy ban Tài chính, Ngân sách và cơ quan soạn thảo trong việc tiếp thu, giải trình, hoàn thiện Dự thảo Luật. Các cơ quan đã tiếp thu, chỉnh lý khá công phu, nhiều nội dung có căn cứ, lập luận, có cơ sở và có tính thuyết phục.

Đối với Dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị lưu ý một số nội dung sau: Đối với những nội dung còn có ý kiến khác nhau, tiếp tục làm rõ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý thực tiễn, ưu, nhược điểm của từng loại ý kiến để xin ý kiến Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Bên cạnh đó, rà soát để tuân thủ đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là quy định về áp dụng luật tại Điều 3; rà soát, thống nhất với các luật khác, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; lưu ý thống nhất với các quy định về giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh; quy định về giá đất, tài chính đất đai trong Dự thảo Luật Đất đai; quy định về thẩm định giá trong Luật Quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và các luật khác có quy định về thẩm định giá; rà soát kỹ các điều kiện chuyển tiếp.

Tiếp tục hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan trung ương, chính quyền địa phương đảm bảo khả thi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị, tương thích với phạm vi điều chỉnh của luật, đảm bảo xuyên suốt từ trung ương đến địa phương.

Mặt khác, tiếp tục rà soát các trường hợp và biện pháp bình ổn giá; tiêu chí, phương pháp, thẩm quyền định giá; danh mục và các trường hợp hàng hóa, dịch vụ nhà nước định giá; cơ sở, căn cứ để hiệp thương giá, vai trò của nhà nước, trách nhiệm và vai trò của tổ chức, cá nhân trong hiệp thương giá; tính cụ thể, khả thi, công khai, minh bạch trong kê khai, niêm yết, tham chiếu giá và kiểm tra yếu tố hình thành giá; cụ thể hơn về đàm phán giá để bảo đảm tính khả thi; quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong bình ổn giá; bảo đảm vận hành theo cơ chế thị trường có quản lý và định hướng quản lý của Nhà nước để hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp và nhất là bảo vệ lợi ích của người yếu thế.

Hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thẩm định giá, quyền hạn, trách nhiệm của thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá của Nhà nước, số lượng, tiêu chuẩn thành viên Hội đồng đảm bảo chặt chẽ, khả thi, gắn trách nhiệm với quyền hạn.

Đánh giá thực trạng, hiệu quả của Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Về bình ổn giá, trong đó về thẩm quyền quyết định mặt hàng bình ổn giá, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ lý do đề nghị thay đổi thẩm quyền quyết định điều chỉnh danh mục hàng hóa bình ổn giá so với quy định hiện hành, đánh giá tác động ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của công dân, của doanh nghiệp. Nghiên cứu giữ như quy định hiện nay, Quốc hội quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá trong Luật, trong thời gian giữa 2 Kỳ họp, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp gần nhất.

Về tiêu chí bình ổn giá, đề nghị bổ sung tiêu chí giá hàng hóa, dịch vụ biến động lớn, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Đặc biệt, về Quỹ bình ổn giá, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cần có quy định về bình ổn giá trong Luật. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu đổi tên Điều thành các biện pháp về bình ổn giá, quy định rộng hơn về các biện pháp bình ổn giá, tương thích với Luật Phòng thủ dân sự, Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp và các luật về khắc phục sự cố, thảm họa; hoàn thiện cơ chế quản lý Quỹ, quy định nguyên tắc, điều kiện thành lập Quỹ, nguồn hình thành Quỹ, thời hạn hoạt động của Quỹ và giao cho Chính phủ quyết định; bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích trước khi giao Chính phủ quyết định thành lập Quỹ.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Cần đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả
Kinh doanh xăng dầu (ảnh minh họa)

Đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu, cần đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ; điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả, bảo đảm tuân thủ theo các quy định của pháp luật, tôn trọng quy luật của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trường hợp không phát huy hiệu quả thì nghiên cứu, đề xuất phương án đối với Quỹ.

Rà soát kỹ danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Về định giá, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nghiên cứu, chỉnh lý, tách thành 2 nội dung về nguyên tắc định giá. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, phải bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí hợp lý, lợi nhuận (nếu có), cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bổ sung quy định phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Đối với những hàng hóa, dịch vụ khác, các tổ chức và cá nhân có thể chủ động định giá tài sản hàng hóa theo nguyên tắc bù đắp chi phí, có lãi và bảo đảm quy luật cung cầu, cạnh tranh của thị trường.

Đồng thời, đề nghị nghiên cứu sửa đổi quy định về căn cứ và phương pháp định giá theo hướng giao Chính phủ hoặc các Bộ ban hành quy định chi tiết. Nghiên cứu bổ sung quy định “Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá” và “Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan ban hành phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ” để bảo đảm đầy đủ, bao quát.

Về danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, đề nghị rà soát kỹ, lấy ý kiến của các Bộ, ngành trực tiếp quản lý, bảo đảm tính thống nhất với quy định của pháp luật liên quan, cần đánh giá tác động của việc điều chỉnh danh mục (dự kiến loại bỏ, bổ sung), làm rõ thời điểm công bố định giá.

Về kê khai giá, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định đối tượng kê khai giá chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đã kê khai theo quy định pháp luật, bổ sung quy định về kiểm tra (hậu kiểm) của cơ quan quản lý nhà nước.

Còn về niêm yết giá, đề nghị nghiên cứu bảo đảm tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế; về giá tham chiếu, đề nghị nghiên cứu quy định thành 2 loại giá tham chiếu: Thứ nhất, giá tham chiếu do cơ quan có thẩm quyền công bố để các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng vốn ngân sách quyết định mua sắm và làm căn cứ quy định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá và quyết định giá.

Thứ hai, giá tham chiếu do cơ quan có thẩm quyền công bố để tổ chức, cá nhân không sử dụng vốn ngân sách tham khảo trong quá trình xây dựng phương án giá, tự quyết định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ và tự chịu trách nhiệm về quyết định giá của mình.

Ngoài ra, về thẩm định giá, đề nghị rà soát, nghiên cứu, chỉnh lý quy định về tiêu chuẩn thẩm định giá, bảo đảm tương thích với quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; rà soát, nghiên cứu, chỉnh lý quy định về điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá, nghiên cứu bổ sung điều kiện không được phép hành nghề thẩm định giá.

Rà soát, nghiên cứu, chỉnh lý quy định về doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá, bảo đảm chặt chẽ về pháp lý, tương xứng giữa nghĩa vụ và trách nhiệm nhằm khuyến khích phát triển nghề thẩm định giá. Quy định phù hợp về tên công ty được thực hiện thẩm định giá, bảo đảm tính khả thi, tránh vướng mắc trong thực tế, tránh gây lãng phí chi phí xã hội.

Về các hành vi bị cấm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể, chi tiết, định lượng hóa khái niệm “bất hợp lý”, bảo đảm tính khả thi, tránh lạm dụng; về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, đề nghị nghiên cứu, chỉnh lý, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tế.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile

Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Chile, sáng 10/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng: Nâng mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng/căn xây mới

Thủ tướng: Nâng mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng/căn xây mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính thống nhất nâng mức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/căn nhà sửa chữa.
Thủ tướng: Hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025

Thủ tướng: Hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025

Sáng 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ nhất.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ 4 vi phạm của các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ 4 vi phạm của các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, qua theo dõi phát hiện 4 vi phạm cơ bản của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới chưa qua đăng ký.
Việt Nam tăng cường quan hệ truyền thống với bạn bè Mỹ Latinh

Việt Nam tăng cường quan hệ truyền thống với bạn bè Mỹ Latinh

Theo báo NotiMass Guerrero, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động, thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ Latinh vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đáng khích lệ.

Tin cùng chuyên mục

Ngày 11/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Ngày 11/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Ngày 11/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm cộng đồng người Việt Nam tại Chile

Chủ tịch nước Lương Cường thăm cộng đồng người Việt Nam tại Chile

Tối 9/11, theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Chile.
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile

Chiều 9/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thủ đô Santiago bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile.
Tuyển dụng nhà giáo: Nên giao quyền và trách nhiệm cho ngành giáo dục

Tuyển dụng nhà giáo: Nên giao quyền và trách nhiệm cho ngành giáo dục

Thảo luận tại tổ về Luật Nhà giáo sáng 9/11, đại biểu cho rằng cần giao quyền và trách nhiệm tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục để sát nhu cầu thực tế.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10: Khu vực công nghiệp tăng trưởng 8,3%

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10: Khu vực công nghiệp tăng trưởng 8,3%

Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, chiều nay 9/11, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải được người thầy thực sự đón nhận

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải được người thầy thực sự đón nhận

Sáng 9/11, Dự án Luật Nhà giáo được trình lần đầu tiên ở nghị trường Quốc hội, sau đó các đại biểu thảo luận ở tổ về Dự án luật này.
Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả

Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả

Sáng 9/11 sau phiên làm việc toàn thể tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi).
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Thủ tướng yêu cầu kiên quyết bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng

Thủ tướng yêu cầu kiên quyết bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh khai thác, chế biến than, dầu, khoáng sản; kiên quyết bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu đáp ứng yêu cầu.
Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn

Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn

Luật Nhà giáo quy định, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định.
Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 1% tiền lương tháng

Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 1% tiền lương tháng

Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng.
Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11: Thượng tôn pháp luật, tạo động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11: Thượng tôn pháp luật, tạo động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Ngày 9/11 từ năm 2013 là Ngày Pháp luật Việt Nam, được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

Sáng nay 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
Bài viết của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhân Ngày Pháp luật Việt Nam về đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Bài viết của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhân Ngày Pháp luật Việt Nam về đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật

"Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới", bài viết của TS. Nguyễn Hải Ninh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Phòng, chống ma túy qua Chương trình mục tiêu quốc gia

Phòng, chống ma túy qua Chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 8/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC.
Cần có chế tài mạnh hơn trong xử lý vi phạm quảng cáo

Cần có chế tài mạnh hơn trong xử lý vi phạm quảng cáo

Trong phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu đề nghị cần có chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm quảng cáo.
Báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều ngày 8/11, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra cuộc họp nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Ngày 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã có cuộc hội đàm trực tuyến.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc

Ngày 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động