Đề xuất quy định giá trần sách giáo khoa, giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Dự thảo Luật Giá sửa đổi đề xuất quy định giá bán tối đa (giá trần), không ấn định giá sách giáo khoa, bên cạnh đó vẫn giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong Luật Giá (sửa đổi): Kiềm chế giá bằng công cụ nào nếu bỏ quỹ? Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hiện ra sao?

Chiều 2/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày trước Quốc hội tờ trình dự thảo Luật Giá (sửa đổi). Dự thảo luật sẽ được xem xét, thông qua sau 2 kỳ họp. Theo chương trình nghị sự, Luật Giá sửa đổi sẽ được thảo luận tại tổ vào ngày 7/11 và thảo luận tại hội trường vào 12/11.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày trước Quốc hội tờ trình dự Luật Giá (sửa đổi)
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày trước Quốc hội tờ trình dự thảo Luật Giá (sửa đổi)

Quỹ bình ổn- 2 luồng ý kiến

Với lần sửa đổi này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết Chính phủ đề nghị duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu với mục tiêu góp phần bình ổn giá xăng dầu, không phát sinh bộ máy và không quản lý tập trung.

Bộ trưởng Tài chính đánh giá, vừa qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phát huy tác dụng tích cực, hiệu quả trong tạo “bước đệm” nhằm góp phần bình ổn, giúp mặt hàng này trong nước không tăng sốc, góp phần kiềm chế lạm phát.

Bộ Tài chính cho biết, diễn biến giá xăng dầu phức tạp, khó dự báo nên công cụ Quỹ bình ổn giá vẫn cần thiết.

Trên cơ sở đó, tại dự thảo Luật quy định 4 biện pháp bình ổn giá có thời hạn gồm điều hòa, kiểm soát cung cầu; các biện pháp về tài chính, tiền tệ; quy định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá; áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến tại Ủy ban tán thành với đề xuất của Chính phủ. Vì Quỹ này là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.

Trong bối cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay, theo cơ quan thẩm tra, việc bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu là chưa phù hợp.

Tuy nhiên, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị việc duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên có thời hạn và thời điểm, tiến tới phải vận hành theo thị trường. “Việc điều hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu phải linh hoạt, hiệu quả, kịp thời hơn; có cơ chế giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng quỹ”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, có ý kiến đề nghị không duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu. Nguyên nhân, do quỹ này hình thành qua trích lập từ giá mua người tiêu dùng trả, song lại do doanh nghiệp quản lý và quyết định sử dụng nằm tại cơ quan điều hành. Người tiêu dùng không tiếp cận được thông tin về việc sử dụng quỹ.

Việc lập quỹ bản chất là sự can thiệp của Nhà nước vào một loại hàng hóa có tính nhạy cảm rất cao với thị trường, khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới khó đồng nhất, không phản ánh đúng tính chất thị trường của hàng hóa.

Các ý kiến này cho rằng khi giá xăng dầu tăng cao, quỹ bị âm thì doanh nghiệp vẫn phải chi, thậm chí vay ngân hàng bù vào. Còn khi giá xăng dầu thế giới xuống thấp, giá xăng dầu trong nước lại giảm chậm do phải trích lập, bù đắp cho phần quỹ âm trước đó, làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng.

Không ấn định giá mà quy định giá trần sách giáo khoa

Lần sửa đổi này, Chính phủ đề xuất đưa ra khỏi danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với 4 tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và đề nghị bổ sung hai mặt hàng, trong đó có sách giáo khoa.

Việc này nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán sách giáo khoa và bảo đảm lợi ích người dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường

Trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng rất rộng và tác động trực tiếp tới người dân, trong đó có người thu nhập thấp.

Vì thế, cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá mặt hàng này để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng; bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của người dân, nhất là người nghèo.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, dự luật cần quy định bổ sung việc kiểm soát chặt tổ chức thực hiện, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thông đồng giá.

Luật Giá sửa đổi lần này cũng đưa ra khỏi danh mục 14 nhóm hàng hóa, dịch vụ và bổ sung 2 hàng hóa, dịch vụ vào danh mục do Nhà nước định giá, gồm sách giáo khoa, hàng hóa dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh.

Tuy vậy, theo nhận định, số lượng hàng hóa Nhà nước định giá vẫn nhiều. Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách lo ngại Nhà nước định giá nhiều dịch vụ có thể sẽ dẫn đến can thiệp sâu, làm giảm tính cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích, quyền lựa chọn của người tiêu dùng.

Uỷ ban của Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát, bổ sung các tiêu chí... để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước song vẫn tôn trọng yếu tố thị trường, tránh áp dụng tuỳ tiện.

Với một số lĩnh vực đặc thù, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách đề nghị có quy định khắc phục những bất cập phát sinh thời gian qua, một mặt bảo đảm không để lỗ hổng trong quản lý song phải khả thi để không làm ách tắc quá trình vận hành như định giá vật tư, trang thiết bị y tế...

Quỳnh Nga- Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Dự kiến ngày 13-14/12 và 18/12, sẽ diễn ra Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phiên họp này sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.
Chủ tịch Quốc hội thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Udon Thani

Chủ tịch Quốc hội thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Udon Thani

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu Việt Nam thăm, dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Udon Thani.
Thủ tướng: Huy động nguồn lực là vấn đề quan trọng nhất để triển khai quy hoạch Cần Thơ

Thủ tướng: Huy động nguồn lực là vấn đề quan trọng nhất để triển khai quy hoạch Cần Thơ

Sáng ngày 10/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư TP. Cần Thơ.
Kinh tế thương mại là một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Kinh tế thương mại là một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trong 20 năm qua, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Cao Tường Huy giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Phê chuẩn kết quả bầu ông Cao Tường Huy giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Khai thác tối đa 3 lợi thế nổi bật để Cà Mau đột phá phát triển toàn diện

Thủ tướng: Khai thác tối đa 3 lợi thế nổi bật để Cà Mau đột phá phát triển toàn diện

Chiều 9/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc

Sáng 9/12, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc.
Thủ tướng khảo sát 3 dự án công nghiệp, cao tốc, sân bay trọng điểm tại Cà Mau

Thủ tướng khảo sát 3 dự án công nghiệp, cao tốc, sân bay trọng điểm tại Cà Mau

Trưa 9/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát 3 dự án công nghiệp, cao tốc, sân bay trọng điểm tại tỉnh Cà Mau.
Chủ tịch Quốc hội khai trương Phố Việt Nam tại Udon Thani của Thái Lan

Chủ tịch Quốc hội khai trương Phố Việt Nam tại Udon Thani của Thái Lan

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ khai trương Phố Việt Nam tại tỉnh Udon Thani - Phố Việt Nam đầu tiên tại Thái Lan cũng như trên toàn thế giới.
Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại hội nghị đối thoại với ngư dân tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau

Sáng 9/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau.
Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên BB+

Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên BB+

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Fitch) đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ BB lên mức BB+ với triển vọng ổn định.
Việt Nam-Thái Lan tăng hợp tác kinh tế trên tinh thần cùng thắng, cùng có lợi

Việt Nam-Thái Lan tăng hợp tác kinh tế trên tinh thần cùng thắng, cùng có lợi

Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Thái Lan đầu tư các vào các lĩnh vực năng lượng xanh, ôtô, thực phẩm, chế biến, dệt may, vật liệu điện tử, hóa chất...
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Belarus Golovchenko

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Belarus Golovchenko

Chiều 8/12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko đang có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam từ ngày 6 - 9/12/2023.
Việt Nam - Thái Lan: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 25 tỷ USD

Việt Nam - Thái Lan: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 25 tỷ USD

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Việt Nam - Thái Lan cần phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 25 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn.
Việt Nam - Belarus: Mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, tiềm năng

Việt Nam - Belarus: Mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, tiềm năng

Trong cuộc hội đàm, Thủ tướng hai nước Việt Nam và Belarus nhất trí mở rộng hợp tác sang lĩnh vực tiềm năng như công nghệ thông tin, chuyển đổi số, giáo dục.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV

Chiều nay 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV (Tiểu ban).
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ ngư dân rằng: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai, đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước".
Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón, hội đàm với Thủ tướng Belarus

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón, hội đàm với Thủ tướng Belarus

Sáng 8/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko và Đoàn đại biểu Chính phủ Cộng hòa Belarus.
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất

Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông John Neffeur, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) và các lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu Hoa Kỳ.
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSH chủ trì Hội nghị lần thứ hai với chủ đề về Quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc

Thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày 7/12, đã diễn ra Kỳ họp 13 UBHH về hợp tác Thương mại, Công nghiệp, Năng lượng và Kỳ họp thứ 7 UBHH thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, từ ngày 12-13/12/2023.
Việt Nam và Tập đoàn dầu khí của Nga thúc đẩy các dự án mới trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng

Việt Nam và Tập đoàn dầu khí của Nga thúc đẩy các dự án mới trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng

Chiều nay (7/12), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Sergey Kudryashov, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Zarubezhneft của Nga.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động