Đại biểu Quốc hội: Không có lý do gì đánh thuế tiêu thụ đặc biệt xăng dầu

Theo đại biểu Quốc hội, xăng dầu không còn là mặt hàng đặc biệt mà là mặt hàng cần thiết. Vì thế, không có lý do gì đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt xăng, dầu: Cân nhắc áp mức thu hợp lý Nghiên cứu tiếp tục giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Cần có biện pháp loại bỏ giá cả tăng đột biến

Sáng ngày 25/5, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022...

Đại biểu Quốc hội: Không có lý do gì đánh thuế tiêu thụ đặc biệt xăng dầu
Phiên họp tổ tại Quốc hội sáng ngày 25/5

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo - đoàn Bắc Ninh, thời gian vừa qua, giá các mặt hàng như xăng dầu, sắt, thép, xi măng, thực phẩm tăng cao - đã tác động trực tiếp đến người dân. Cụ thể, nhóm hàng hoá thiết yếu đã phản ánh về tốc độ lạm phát và mặt bằng giá của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu quan trọng như CPI, chỉ số giá nguyên nhiên liệu cho sản xuất ở Việt Nam trong khu vực công nghiệp cũng tăng rất rõ, điều này ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, chi phí sản xuất hàng hoá, dẫn đến giá bán tăng lên, gây áp lực giá tiêu dùng cho người dân.

Tôi cho rằng, cần phải đặt ra những biện pháp can thiệp kịp thời, thực hiện các chính sách để loại bỏ tác động của giá cả tăng đột biến, đặc biệt là đối với nhóm hàng hoá dễ bị tổn thương. Kiểm soát tốt nguồn cung cho các hoạt động sản xuất - tiêu dùng để vừa giảm áp lực lạm phát vừa giảm các chi phí trong kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, khơi thông nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu và tháo gỡ những khó khăn về logistics”- đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo chỉ ra.

Còn đại biểu Lã Thanh Tân - đoàn Hải Phòng bày tỏ sự tán thành về báo cáo bổ sung kết quả kết thực hiện phát triển kinh tế xã hội năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Bên cạnh đó, trong báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ 10 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong phục hồi và phát triển kinh tế.

Trong phần đánh giá của Chính phủ có nêu ra tác động của việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Tân đề nghị Chính phủ làm rõ hơn tác động này đối với hoạt động kinh tế trong nước, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp.

Nên tính đến việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân - đoàn TP. Hồ Chí Minh cho rằng, đầu năm nay, do chính sách kích thích kinh tế của các nước, lạm phát có dấu hiệu gia tăng.

Bên cạnh đó, những vấn đề về khủng hoảng năng lượng, lương thực, nhân đạo, đói nghèo đang trở thành những nội dung rất lớn trên những diễn đàn kinh tế của thế giới.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân nhìn nhận, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo về việc nhiều quốc gia trên thế giới buộc phải điều chỉnh các chỉ số tăng trưởng. Hầu hết các quốc gia đều cắt giảm các chỉ số tăng trưởng từ 1-15%.

Riêng Việt Nam, IMF đưa ra dự báo mức 6% tăng trưởng GDP trong năm 2022 và năm 2023 tăng trưởng 7%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên các dự báo này sẽ được cập nhật và điều chỉnh theo thực tế.

Vị đại biểu này cũng lưu ý tới vấn đề lạm phát khi giá nguyên vật liệu đầu vào đã tăng rất cao trong thời gian qua. Ông cho rằng, Việt Nam đã trải qua nhiều đợt lạm phát. Đợt nặng nề nhất là từ sau khi đổi mới năm 1986 và đợt gần nhất là lạm phát do suy thoái kinh tế năm 2008.

Chỉ số lạm phát lúc đó lên tới 23%. Chỉ số lạm phát vào năm 2011 cũng lên 2 con số. Khi đó, tất cả các chi phí giá cả, hàng hoá đều tăng lên và đời sống của người dân vô cùng khó khăn. “Thời điểm đó, chúng ta buộc phải dùng “thuốc liều cao” để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” - đại biểu đoàn TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.

Liên quan tới giá xăng dầu, đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng nêu, tình hình giá xăng dầu tăng cao như hiện nay, các cơ quan cần có tiếng nói để nhanh chóng kiểm soát giá xăng dầu, không để giá xăng dầu tăng lên quá cao.

Chúng ta chấp nhận theo cơ chế thị trường, nhưng chúng ta có những công cụ kiểm soát. Công cụ là gì, đó là thuế bảo vệ môi trường đã giảm 50%, sắp tới có thể đề xuất giảm tiếp. Cần giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu. Xăng dầu không còn là mặt hàng đặc biệt nữa, mà là mặt hàng rất cần thiết. Không có lý do gì chúng ta đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu” - đại biểu Ngân nêu quan điểm.

Vị đại biểu đoàn TP.Hồ Chí Minh phân tích thêm, nếu không kiểm soát được giá xăng dầu có thể dẫn tới "hiệu ứng domino" trong giá cả các loại mặt hàng khác. Trong khi đó, người dân trong 2 năm vừa qua đã gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Do vậy, trong cơn “bão giá” này chúng ta phải kiểm soát.

Cơ chế đặc thù hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So - đoàn Bắc Ninh cho biết, năm 2022, cần đẩy nhanh lộ trình thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thân thiện với doanh nghiệp. Chúng ta đã có nhiều Nghị quyết văn bản để tháo gỡ nút thắt, song rõ ràng đây vẫn là điểm nghẽn.

Theo đại biểu đoàn Bắc Ninh, chúng ta cần triển khai mạnh mẽ hơn tư duy đổi mới, đồng hành cùng doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là đối tác chứ không phải đối tượng bị quản lý. Cải cách thể chế không phải là tháo gỡ những rào cản do chính chúng ta đặt ra mà cần phải chủ động xây dựng thể chế mới để thúc đẩy tăng trưởng.

Bên cạnh đó, cần xem xét đánh giá lại hiệu quả của chính sách điều hành tiền tệ mà Chính phủ đã ban hành thời gian qua, có thực sự giải quyết được rủi ro và vấn đề nợ xấu hay không?

Trước tình hình thế giới đang căng thẳng như hiện nay, việc phụ thuộc là vô cùng nguy hiểm, nhất là xung đột Nga-Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, do vậy cần phải chủ động những nguồn nguyên liệu thông qua việc tăng cường dự trữ, nội địa hoá chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng.

Tôi thấy Chính phủ cũng cần có cơ chế đặc thù để hỗ trợ cho địa phương, doanh nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu, góp phần vào khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu - ông Nguyễn Như So nêu.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư

Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024.
Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Angola trở nên hiệu quả, thực chất hơn

Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Angola trở nên hiệu quả, thực chất hơn

Ngày 28/3 (theo giờ địa phương) tại Thủ đô Luanda, Angola, đã diễn ra Kỳ họp lần thứ VII Ủy ban liên chính phủ Việt Nam – Angola.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định 2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định 2024.
Thủ tướng: Phát huy tinh thần vì nước vì dân trong triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng: Phát huy tinh thần vì nước vì dân trong triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Trong năm 2024, công việc tại các dự án trọng điểm giao thông vận tải là rất lớn, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, quyết liệt hơn nữa...
Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Chiều 29/3, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Thủ tướng: Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến nay nhiều bộ, ngành, địa phương đã đẩy nhanh việc triển khai các dự án trọng điểm ngành GTVT.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Bộ Ngoại giao cho biết, Tổng thống Nga Putin sẽ sớm thăm chính thức Việt Nam. Hiện hai bên đang thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Đề cao việc lựa chọn cán bộ dám nghĩ, dám làm

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Đề cao việc lựa chọn cán bộ dám nghĩ, dám làm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ và đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn giới thiệu, lựa chọn, bầu cử cán bộ phải lựa chọn người dám nghĩ, dám làm.
Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư Nhật-Việt trên nhiều lĩnh vực.
Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Qiao Xubin, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc (Energy China).
Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Từ 3-4/4/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ thăm chính thức Trung Quốc nhằm tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, duy trì đà phát triển tích cực hai nước.
Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Các ý kiến bày tỏ đồng tình đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng.
Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Việc thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản, chứng minh năng lực tài chính là hết sức cần thiết để công tác đấu giá được thực hiện một cách hiệu quả.
Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng ngày 28/3, Báo Công Thương đã tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2024.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.
Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm các đối tác Việt Nam hợp tác về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, quản trị đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động