Đa dạng hóa thị trường để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12% - Bài 1: Xuất khẩu hàng hóa và những rào cản lớn

Năm 2025, Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ ngành và doanh nghiệp nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12%. Tuy nhiên, đây là mục tiêu nhiều thách thức.
Xuất khẩu hàng hóa nhộn nhịp ngay ngày đầu xuân năm mới Thương nhân xuất khẩu ngày càng tận dụng tốt hơn các FTA Sản xuất sớm, kỳ vọng xuất khẩu ‘thuận buồm xuôi gió’

Xuất khẩu sôi động đầu năm

Dù mới qua những ngày nghỉ Tết Ất Tỵ nhưng hiện nay, Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean) đã nhanh chóng quay trở lại công việc. Những ngày đầu năm, không khí làm việc rất sôi động, tinh thần người lao động phấn khởi do đơn hàng của doanh nghiệp đã đủ đến quý 2/2025.

Ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean) - cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp đã nỗ lực, chủ động để ứng phó với những khó khăn được dự báo trước trên thị trường. Bên cạnh đó, tận dụng tối đa cơ hội để đa dạng nguồn nguyên liệu thông qua việc nâng tỷ lệ nội địa trong nước, nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường mới như Pakistan, xây dựng lại chuỗi cung ứng...

“Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 13% so với năm 2024, đạt kim ngạch 47 - 48 tỷ USD. Tuy nhiên, VitaJean và nhiều doanh nghiệp tự tin đặt mục tiêu tăng trưởng tối đa có thể lên đến 15%” - ông Phạm Văn Việt chia sẻ.

Không khí sản xuất tại VitaJean cũng là không khí sản xuất chung tại nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu từ đầu năm đến nay. Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 63,15 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,03 tỷ USD.

Đa dạng hóa thị trường để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12% - Bài 1: Xuất khẩu hàng hóa và những rào cản lớn
Doanh nghiệp tăng cường sản xuất phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Moit

Đáng chú ý, trong cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 1/2025 đạt 30,06 tỷ USD. Riêng nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 28,26 tỷ USD, chiếm 94%. Con số nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất lớn như vậy tiếp tục là tín hiệu vui, cho thấy hoạt động sản xuất và xuất khẩu có thể khởi sắc hơn trong thời gian tới.

Tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 9,8 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 11,6 tỷ USD.

Đánh giá về hoạt động xuất khẩu thời gian qua với phóng viên Báo Công Thương, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính - đánh giá, xuất khẩu đã và đang gặp nhiều thuận lợi khi các hoạt động xúc tiến thương mại được các bộ, ngành và cơ quan chức năng đẩy mạnh triển khai trong thời gian qua.

“Bên cạnh đó, từ năm 2022 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có những sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, chủ động. Do đó, giá trị đồng Việt Nam ổn định với USD và thậm chí lên giá với các đồng tiền khác. Từ đó, góp phần đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ổn định và tăng trưởng tốt” - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết.

Về phía các doanh nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng - giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân - chia sẻ, thời điểm khó khăn do đại dịch Covid-19 là giai đoạn các doanh nghiệp Việt Nam gắng gượng vươn lên, đầu tư nhiều hơn, phục hồi mạnh và đưa tăng trưởng xuất nhập khẩu vươn lên con số gần 15%.

“Sự đầu tư đúng đắn của doanh nghiệp đã và đang mang lại hiệu quả lớn khi doanh nghiệp đã bắt nhịp rất kịp thời với sự phục hồi nhu cầu của các thị trường nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Đây là động lực quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng 12% của hoạt động xuất khẩu trong năm nay” - PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng chia sẻ.

Từ phía doanh nghiệp, bà Đỗ Thị Thuý Hương - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) - thông tin, nhóm hàng điện tử đã và đang khẳng định vai trò là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của cả nước. Bên cạnh đó, hiện nay, việc xung đột thương mại giữa một số quốc gia đã phần nào mang lại lợi ích cho Việt Nam khi đón dòng đầu tư dịch chuyển của một số doanh nghiệp lớn.

“Việt Nam là quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lý chính trị thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào để đón làn sóng dịch chuyển của dòng vốn đầu tư. Nhờ đó, việc tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng gia tăng. Do vậy, các doanh nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ… đã và đang nỗ lực đón đầu, chủ động để nắm bắt cơ hội, tạo ra tiềm lực để gia tăng kim ngạch xuất khẩu thời gian tới” - bà Đỗ Thị Thuý Hương thông tin.

Đa dạng hóa thị trường để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12% - Bài 1: Xuất khẩu hàng hóa và những rào cản lớn
Doanh nghiệp điện tử chủ động đón nhận cơ hội để gia tăng xuất khẩu. Ảnh: VGP

Thách thức từ sự thay đổi của các thị trường

Xuất khẩu hàng hóa đang đứng trước những cơ hội, song cũng phải đối diện với những thách thức lớn, đặc biệt là hàng rào thuế quan và phi thuế quan ở một số thị trường lớn của Việt Nam.

PGS. TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) - nêu ví dụ, hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Các mặt hàng chủ lực bao gồm: Dệt may, giày dép, điện tử, gỗ, thủy sản, nông sản (cà phê, hạt điều, tiêu, trái cây…). Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng là quốc gia có những biện pháp phòng vệ thương mại chặt chẽ với hàng nhập khẩu.

Từ thực tế hàng hoá một số quốc gia đang bị Hoa Kỳ áp thuế, PGS. TS Ngô Trí Long lưu ý: “Trong bối cảnh một số nước lân cận Việt Nam bị Hoa Kỳ đánh thuế, các cơ quan chức năng Việt Nam cần rà soát kỹ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tránh tối đa rủi ro đến từ việc hàng hóa Việt có thể bị cảnh báo về nguy cơ chuyển tải hàng hoá bất hợp pháp để né thuế, dẫn đến các biện pháp kiểm soát gắt gao hơn”.

Đánh giá về vấn đề các thị trường đang tăng cường áp dụng nhiều rào cản với hàng nhập khẩu, từ góc độ doanh nghiệp, ông Phan Văn Việt phân tích, điều này đã và đang mang lại những tác động trái chiều.

Đơn cử, việc hàng dệt may của một số đối thủ lớn của Việt Nam là Trung Quốc bị một số nước áp thuế có thể tác động tới chuỗi cung ứng dệt may ở cả chiều tích cực và tiêu cực. Trong đó, tích cực là hàng hóa phía bạn sẽ giảm cạnh tranh ở thị trường lớn và dệt may Việt Nam có thể tranh thủ giành thị phần. Song mặt kém tích cực là nguồn nguyên liệu của dệt may Việt Nam nhập từ Trung Quốc có thể chịu tác động không tốt, nhất là vấn đề truy xuất nguồn gốc. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải nỗ lực đa dạng hoá nguồn hàng nhập khẩu.

Đối với hàng rào phi thuế quan, bên cạnh thị trường Hoa Kỳ, thị trường Anh được đánh giá vẫn là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt. Song gần đây, Anh liên tục có những thông báo lên WTO về việc dự kiến áp dụng mức dư lượng tối đa (MRL) với một số hoạt chất như fludioxonil, isotianil, flonicamid… trong các sản phẩm nhập khẩu như xoài, đu đủ, các loại hạt, đậu không vỏ…

Hoặc đối với thị trường EU, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU trong 10 tháng năm 2024 đạt 3,54 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 11,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), ngày 20/9/2024, Ủy ban châu Âu đã công bố Quy định của Ủy ban (EU) 2024/2462 về việc bổ sung Mục 79 mới vào Phụ lục XVII của Quy định (EC) số 1907/2006 (Quy định REACH) liên quan đến axit undecafluorohexanoic (PFHxA), các muối của nó và các chất liên quan đến PFHxA. Quy định này đặt ra các hạn chế đối với PFAS này trong nhiều sản phẩm khác nhau như: Hàng dệt may, giày dép, bao bì thực phẩm, bọt chữa cháy… Theo đó, chất hóa học 'PFHxA' và các sản phẩm có chứa chất này (bao gồm hàng dệt may và giày dép) sẽ bị cấm ở EU.

Một lệnh cấm khác cũng được EU mới áp dụng là ngày 20/12/2024, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống, là rào cản cho xuất khẩu thực phẩm và đồ uống Việt Nam sang thị trường này.

Ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho rằng, năm 2025, xuất khẩu hàng hóa sẽ còn đối diện với những biến động thất thường của tình hình thế giới, song Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, tham mưu lãnh đạo Bộ Công Thương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Bài 2: Doanh nghiệp xuất khẩu không “bỏ trứng vào một giỏ”

Phương Lan - Nguyễn Hạnh - Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

So với cùng kỳ, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Biến động mạnh của giá dừa tác động như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay đặt ra bài toán cấp bách trong việc tái cấu trúc ngành hàng này.
Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Dù nông sản Gia Lai từng bước đã tiếp cận được với thị trường “khó tính” Nhật Bản, song dư địa cho các sản phẩm này vẫn còn rất lớn.
Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Long An chiều 21/3, Bộ Công Thương đề nghị Long An tiếp tục phối hợp với Bộ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương hoàn thiện Thông tư về hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu 2025, đảm bảo minh bạch, tuân thủ cam kết WTO và phù hợp chính sách ngoại thương.

Tin cùng chuyên mục

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Trung Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn trong tháng 3/2025, tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam ở nhiều lĩnh vực.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng kiến nghị loạt giải pháp với An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Trung Quốc siết kiểm tra vàng O và Cadimi khiến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chậm lại. Đây cũng là thời điểm sốc lại ngành hàng này sau thời gian tăng nóng.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

2 tháng đầu năm, Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 7 của Singapore với kim ngạch gần 5,06 tỷ SGD (tăng 28,38%).
Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Việt Nam tuân thủ đúng các quy định của châu Âu về kiểm soát dư lượng trong hai lĩnh vực mật ong, thủy sản của EU.
Giá gạo Nhật Bản tăng

Giá gạo Nhật Bản tăng 'sốc', gạo Việt liệu có cơ hội?

Tại Nhật Bản, thiếu hụt nguồn cung đẩy giá gạo trong nước tăng cao. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, liệu đây có là cơ hội cho gạo Việt?
Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Na Uy là thị trường rất lớn cho sản phẩm tôm Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sẽ gia tăng kim ngạch thương mại thủy sản Việt Nam - Na Uy.
Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Hai tháng đầu năm 2025, giá trung bình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 6.763 USD/tấn, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2024.
Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil cũng tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam với mức tăng 53,8% về lượng và 38,6% về trị giá so với năm 2023, đạt 50,5 nghìn tấn, trị giá 136,6 triệu USD.
Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Hai tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ.
Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Thông tin vào sáng 16/3, Cục Hải quan cho biết, ngày đầu Cục Hải quan triển khai theo mô hình tổ chức bộ máy mới, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD.
Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 14 cho Anh, đạt 994 tấn, trị giá 2,01 triệu USD, tăng 356% về lượng và 143,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nước này đã áp dụng một số quy định mới trong thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời đang tham vấn về một số vấn đề liên quan.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lào Cai về xây dựng khu hợp tác kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lào Cai về xây dựng khu hợp tác kinh tế

Chiều 13/3, tại Lào Cai, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CEPA

Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CEPA

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CEPA giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất-UAE.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu nội dung báo chí phản ánh về việc mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu rau quả.
Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Để ngành gỗ phát triển bền vững, bên cạnh việc đáp ứng quy định về xuất xứ, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới.
Giá cà phê Robusta giảm về mức 5.508 USD/tấn

Giá cà phê Robusta giảm về mức 5.508 USD/tấn

Khép phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cà phê Arabica giảm 1,78% xuống 8.526 USD/tấn, giá cà phê Robusta cũng mất 0,79%, lùi về mức 5.508 USD/tấn.
Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ cho logistics đường sắt Việt - Trung

Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ cho logistics đường sắt Việt - Trung

Logistics đường sắt Việt - Trung có tiềm năng lớn nhờ vận chuyển lượng hàng lớn, nhưng vẫn vướng nhiều rào cản từ hạ tầng, thủ tục đến chính sách.
Mở trang mới hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Quảng Tây

Mở trang mới hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Quảng Tây

Chiều 12/3, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phối hợp Sở Thương mại Quảng Tây tổ chức Hội nghị Hợp tác logistics đường sắt Việt Nam – Trung Quốc.
Mobile VerionPhiên bản di động