Thứ hai 28/04/2025 23:22

Đa dạng các hoạt động lấy ý kiến hoàn thiện Dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Bộ Công Thương tập trung, đẩy mạnh hoạt động lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) với nhiều hình thức đa dạng, hiệu quả.

Thực hiện nhiệm vụ do Quốc hội và Chính phủ giao, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã kịp thời, chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), trong đó, tập trung và đẩy mạnh hoạt động lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật thông qua nhiều hình thức đa dạng, hiệu quả.

Cụ thể, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022, Bộ Công Thương đã thực hiện đồng thời nhiều hoạt động xin ý kiến, bao gồm: Đăng tải Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) lên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Công Thương; đăng tải trên website/ứng dụng của các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam; gửi văn bản xin ý kiến các đối tượng liên quan;

Tổ chức tọa đàm đối thoại, hội thảo trao đổi về nội dung Dự thảo Luật; xây dựng chuyên mục thông tin trên một số báo điện tử; đặc biệt, đã phối hợp với các tổ chức, Hiệp hội lớn như Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam để tổ chức hoạt động xin ý kiến các thành viên liên quan.

Hội thảo trao đổi, hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại Hà Nội tháng 7/2022

Tính đến cuối tháng 5 năm 2022, Dự án Luật đã nhận được ý kiến đóng góp của 21/28 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 54/63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, và nhiều ý kiến đóng góp của công ty luật, doanh nghiệp, các Hội Bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức quốc tế và nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Không chỉ giới hạn ý kiến trong nước, Bộ Công Thương đã đồng thời tổ chức các hoạt động để tham vấn, xin ý kiến của các chuyên gia thuộc các tổ chức, quốc gia có kinh nghiệm phát triển về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chuyên gia quốc tế cho ý kiến trao đổi tại Hội thảo trao đổi, hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tháng 7/2022
Các đai biểu dự Hội thảo cho ý kiến đối với nội dung Dự thảo Luật

Nhờ quá trình lấy ý kiến được thực hiện xuyên suốt, đa dạng, đồng thời, với sự nghiêm túc, cẩn thận của Bộ Công Thương trong quá trình tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến, về mặt cơ bản, các ý kiến của các chủ thể liên quan đều đánh giá cao tính đầy đủ, phù hợp của Dự thảo Luật với bối cảnh tình hình mới.

Trong quá trình tham gia ý kiến, nhiều nội dung đã được các bên liên quan góp ý trực tiếp, góp phần đảm bảo tính chính xác, tính rõ ràng của Dự thảo Luật, như: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch trên không gian mạng; bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; ….

Ngày 08 tháng 6 năm 2022, Bộ Công Thương đã có Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Trong thời gian tới, Dự án Luật sẽ tiếp tục được lấy ý kiến của các Thành viên Chính phủ để hoàn thiện, chỉnh lý trước khi báo cáo Chính phủ xem xét, phê duyệt trình Quốc hội vào tháng 10 năm 2022.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Cưỡng chế thuế Công ty bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh