Bộ Công Thương hoàn thiện Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
Tin hoạt động Thứ sáu, 27/05/2022 - 15:52
Khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) |
Từ ngày 25-27/5, tại Hải Phòng, Bộ Công Thương tổ chức Cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nhằm tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật để trình Chính phủ. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân - Phó trưởng Ban thường trực Ban soạn thảo Dự án Luật chủ trì cuộc họp.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, ngày 27 tháng 10 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Quyết định số 2413/QĐ-BCT thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bao gồm các thành viên là đại diện của các cơ quan, Bộ, ngành, các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông báo chí và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Để phục vụ quá trình sửa đổi Luật, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan tiến hành thực hiện nhiều báo cáo nghiên cứu tổng kết việc thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và rà soát các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổng kết kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã chủ trì các hội thảo, toạ đàm với các chuyên gia nước ngoài, đồng thời tổ chức các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực thi hiệu quả pháp luật và chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực ASEAN.
![]() |
Bộ Công Thương hoàn thiện Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) |
Thực hiện theo quy định tại Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ Công Thương cũng tiến hành song song nhiều hoạt động lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và tài liệu liên quan. Cụ thể: Gửi đăng tải Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và tài liệu liên quan lên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Công Thương từ ngày 10/01/2022 đến ngày 30/3/2022.
Gửi văn bản xin ý kiến của tất cả Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số cơ quan khác. Đồng thời, phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các Sở Công Thương, Hội Bảo vệ người tiêu dùng các tỉnh, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức các hội thảo lấy ý kiến trực tiếp của cộng đồng doanh nghiệp tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tổ chức xin ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các luật sư và giảng viên các trường đại học trong nước.
Bên cạnh đó, phối hợp với các sàn thương mại điện tử và nền tảng kinh doanh trực tuyến gồm: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Grab, Baemin,... đăng tải Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và tài liệu liên quan để xin ý kiến rộng rãi người tiêu dùng. Phối hợp với đài phát thanh, truyền hình cung cấp thông tin về các nội dung sửa đổi cơ bản của Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tới người tiêu dùng.
Tới thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương đã nhận được ý kiến đóng góp của 21/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, 54/63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và nhiều ý kiến đóng góp của công ty luật, doanh nghiệp, các Hội Bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức quốc tế và nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Các ý kiến đóng góp đã được cơ quan soạn thảo nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật trình Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngày 16 tháng 5 năm 2022, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 83/BCTĐ-BTP báo cáo thẩm định dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại cuộc họp |
So với Luật năm 2010, các điều khoản trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở rà soát, đánh giá, đảm bảo tính thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và bám sát 07 Nhóm Chính sách đã được phê duyệt tại Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)…
Tại cuộc họp, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã tập trung thảo luận tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để hoàn thiện dự án Luật trong đó, một số vấn đề được thảo luận sôi nổi gồm: Hoàn thiện các quy định về hàng hóa có khuyết tật và thu hồi hàng hóa có khuyết tật nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả thực thi các quy định có liên quan;
Hoàn thiện các quy định liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp; bổ sung quy định về vai trò hỗ trợ của cơ quan nhà nước, vai trò của tổ chức xã hội trong công tác giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh phù hợp với thực tiễn;
Hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch có yếu tố đặc thù, có tính mới trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế; Hoàn thiện quy định về vai trò, trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đánh giá: sau 7 tháng thành lập, Ban Soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Luật bảo về người tiêu dùng (sửa đổi) đã làm việc hết sức công tâm, trách nhiệm, xây dựng lên Dự thảo Luật với nhiều điểm mới, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Để Dự án Luật đảm bảo tiến độ trình các cấp có thẩm quyền, Thứ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp tục tiếp thu ý kiến của Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập tại cuộc họp nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật đảm bảo chất lượng, tiến độ và bổ sung các tài liệu liên quan Hồ sơ dự án Luật để chuẩn bị trình Chính phủ.
Dự kiến, trong tháng 6 năm 2022, Hồ sơ Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được trình Chính phủ xem xét. |
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Việt Nam - Cuba: Cần tận dụng tốt hiệp định thương mại song phương

Bộ Công Thương yêu cầu VEAM tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, khắc phục tối đa các tồn tại, vướng mắc

Việt Nam - UAE: Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường của nhau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp xã giao Đại sứ Canada tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chúc mừng các cơ quan báo chí ngành Công Thương
Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương phối hợp nâng cao chất lượng nông sản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiểm tra tình hình cung ứng điện tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng

Khánh thành Phòng truyền thống ngành Công Thương

33% doanh nghiệp đã ứng dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ cần làm tốt đề xuất chính sách để tận dụng cơ hội trong hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với nhiều đối tác bên lề Hội nghị Bộ trưởng WTO

Bộ Công Thương mong các cơ quan báo chí tiếp tục phối hợp và đồng hành

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Phiên thảo luận về thương mại và biến đổi khí hậu bên lề MC12

Phiên họp Bộ trưởng 19 nước xuất khẩu nông sản Cairns: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị phải giữ thương mại nông sản được thông suốt

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: WTO nên là cơ quan kiến tạo giải pháp đối phó với khủng hoảng toàn cầu

Ngày thứ hai của MC12: Các bộ trưởng thảo luận 3 trọng tâm lớn

Phú Yên thay đổi ra sao sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị?

Việt Nam - Hoa Kỳ: Cần xây dựng các cơ chế khách quan, công bằng

Việt Nam - Úc: Tiếp tục tăng cường hợp tác

Đẩy nhanh tiến độ cụm công trình giải tỏa công suất nhiệt điện BOT Vân Phong 1

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm rõ ba nhóm vấn đề về đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Việt Nam - Italia: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại và kinh tế
