Cục Bảo vệ thực vật thông tin việc một số container sầu riêng, chuối… bị tạm dừng xuất khẩu

Đến thời điểm này, không còn container sầu riêng, chuối… nào ùn ứ ở cửa khẩu, nhưng những lô hàng có mã số vùng trồng vi phạm sẽ bị kiểm tra chặt hơn.
Container sầu riêng, chuối,… bị tạm dừng xuất khẩu: Bộ Nông nghiệp nói gì? Dự kiến mang về hơn 2 tỷ USD, “vua các loại trái cây” đối diện với nhiều rủi ro Giá tăng cao, ‘cò’ đất cũng ồ ạt đi buôn sầu riêng

Liên quan đến thông tin hàng trăm container chuối, mít, sầu riêng, thanh long... chuẩn bị xuất sang Trung Quốc bất ngờ nhận được công văn từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) yêu cầu tạm dừng xuất khẩu, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - thông tin, tại Điều 5 và Điều 6 của Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc quy định: “Tại thời điểm kiểm tra lô hàng trước khi xuất khẩu hoặc ở cửa khẩu đến, nếu phát hiện các trường hợp vi phạm, cơ quan chức năng sẽ tạm dừng xuất khẩu với mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trong suốt thời gian còn lại của năm mùa vụ”.

Xe chở hàng nông sản Việt Nam thông quan qua cửa khẩu Kim Thành-Lào Cai
Xe chở hàng nông sản Việt Nam thông quan qua cửa khẩu Kim Thành - Lào Cai (Ảnh: TTXVN)

Nhiệm vụ của vùng trồng và cơ sở đóng gói là phải thực hiện các hành động khắc phục, hoàn thiện hồ sơ, gửi lại Cục Bảo vệ thực vật.

Việc tạm dừng và thu hồi này có 2 cách làm: Cục Bảo vệ thực vật sẽ hướng dẫn các địa phương tự tạm dừng hoặc thu hồi (theo quy định tại Điều 5 của Nghị định thư) hoặc phía Trung Quốc ra quyết định tạm dừng, thu hồi (theo quy định tại Điều 6 của Nghị định thư).

“Với kinh nghiệm làm việc với nhiều thị trường, nếu chúng ta chủ động tạm dừng, hỗ trợ nhau khắc phục nếu đạt yêu cầu thì cấp mã số trở lại và rủi ro sẽ thấp hơn cho bà con nông dân”, bà Nguyễn Thị Thu Hương cho hay.

Liên quan đến ý kiến cho rằng Cục Bảo vệ thực vật tạm dừng “đột ngột” xuất khẩu hàng trăm container chuối, mít, sầu riêng, thanh long... chuẩn bị xuất sang thị trường Trung Quốc, bà Hương cho hay, đây là hoạt động thường kỳ và được thực hiện nhiều năm nay với nhiều thị trường chứ không chỉ riêng thị trường Trung Quốc.

Riêng với thị trường Trung Quốc, đây là đợt thông báo thứ 4 về tạm dừng, thu hồi, khắc phục các biện pháp không tuân thủ vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật của phía Trung Quốc.

Cũng theo bà Hương, sau khi nhận được thông báo không tuân thủ vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật từ Trung Quốc thì chúng tôi sẽ thông báo địa phương về mã số nào vi phạm, hành vi vi phạm là gì, và đề nghị thời gian nhất định gửi hồ sơ khắc phục về phía Cục để Cục gửi sang phía Hải quan Trung Quốc, trên cơ sở đó họ sẽ xem xét phục hồi lại các mã số này. Đây là với trường hợp vi phạm lần đầu.

Với những cơ sở đóng gói, mã số vùng trồng vi phạm nhiều lần thì vẫn là tạm dừng, xác định nguyên nhân, khắc phục, nộp hồ sơ gửi lại. Tuy nhiên với các cơ sở đóng gói, mã số vùng trồng vi phạm nhiều lần thì sẽ yêu cầu địa phương thu hồi mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói này.

Tuy nhiên, việc thông báo khắc phụ, thu hồi hay tạm dừng thì cũng dựa theo nguyên tắc đó là: Không làm ảnh hưởng tới thương mại, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sản xuất kinh doanh, của người xuất khẩu; không đánh đồng đơn vị tốt với đơn vị vi phạm.

Nhiều ý kiến cho rằng, không để ảnh hưởng thì Cục Bảo vệ thực vật phải để doanh nghiệp xuất khẩu tiếp vì hàng đã ra đến cảng. Bà Hương cho hay, có thể trong quá trình thông báo doanh nghiệp chưa nhận được, chưa phản ứng ngay được, trong trường hợp này, Cục sẽ kiểm tra rất chặt các lô hàng có các mã số không tuân thủ.

bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Trong một vài gần đây, báo chí đưa ra thông tin rất nhiều container ùn ứ tại cửa khẩu do thông báo đột ngột của Cục Bảo vệ thực vật, bà Hương khẳng định: “Có một chút giải thích ban đầu về lô hàng, mã số này tại cửa khẩu Cát Lái nhưng đã được giải quyết sau đó 30 phút sau khi Chi cục Bảo vệ thực vật địa phương và Cục Bảo vệ thực vật trao đổi. Đến bây giờ không có lô hàng nào ùn ứ ở cửa khẩu về lý do nêu trên như báo chí phản ảnh, tuy nhiên, những lô hàng có mã số bị thông báo vi phạm sẽ bị kiểm tra chặt hơn”.

Có tạm dừng, thu hồi, câu hỏi đặt ra vậy thì bao giờ được phục hồi mã số vùng trồng? Về việc này, bà Hương cho hay, có 2 trường hợp, nếu vi phạm lần đầu, sẽ tạm dừng để thực hiện hành động khắc phục.

"Ở trường hợp này, nếu ở phía Việt Nam, sau khi Cục nhận hồ sơ khắc phục, nếu đạt thì sẽ khôi phục ngay lập tức, còn không đạt thì Cục sẽ đưa ra thông báo lý do tại sao, việc tiếp theo cần phải làm là gì? Nếu đầu Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo thì chúng tôi sẽ gửi thông tin này cho phía bạn, nếu Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét thông tin lại cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ thông tin lại đầy đủ cho vùng trồng, cơ sở đóng gói" - bà Hương chia sẻ.

Trường hợp thứ hai đó là đối với các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói bị thu hồi thì không có cách nào khác là các vùng trồng, cơ sở đóng gói phải xin cấp phép lại từ đầu.

Bà Hương cho biết, thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tập trung các giải pháp nhằm minh bạch thông tin, cơ sở dữ liệu; hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật; hoàn thiện bộ tài liệu ngành hàng để có những tiêu chuẩn từ giống, phân bón, trồng trọt, nhận diện thương hiệu... đến kỹ thuật sản xuất cho bà con thuận tiện sử dụng.

Bà Hương nhấn mạnh, thương hiệu của từng doanh nghiệp rất quan trọng. Những lô hàng chộp giật, mạo danh sẽ nhanh chóng phá sản, những đơn vị làm ăn uy tín thì sẽ tồn tại.

Lý thuyết đúng là như vậy nhưng điều này sẽ dẫn đến mất luôn thương hiệu sầu riêng Việt Nam, những doanh nghiệp làm ăn uy tín sẽ bị ảnh hưởng. Vậy những đơn vị, cơ sở vùng trồng nếu phát hiện có trường hợp mạo danh mã số vùng trồng, cần báo cáo ngay với Chi cục Bảo vệ thực vật địa phương để có giải pháp xử lý. Không ai bảo vệ thương hiệu tốt hơn chính mình.

“Hiện nay các đối thủ của chúng ta như Thái Lan, Malaysia, Philippines… liên tục đầu tư vào khoa học công nghệ. Họ đã xây dựng được thương hiệu và định vị, định danh trên thị trường quốc tế. Nếu chúng ta cứ ngủ quên trên chiến thắng, tự ru ngủ mình là số 1, là duy nhất thì “chẳng chóng thì chầy” sẽ thua ngay từ lúc bắt đầu. Do đó, thời gian tới, chúng ta sẽ cùng nhau nâng cao trách nhiệm cộng đồng, tuân thủ đúng quy định của Việt Nam và các nước xuất khẩu; cùng nhau hợp tác và hỗ trợ để xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt Nam”, bà Hương nói thêm.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển vọng xuất khẩu điều trong năm 2024

Triển vọng xuất khẩu điều trong năm 2024

Dù đối diện sức ép lớn nhưng xuất khẩu điều năm 2023 dự kiến tăng 25% về lượng, đồng thời ngành này cũng được dự báo có “cửa sáng” hơn trong năm 2024.
Năm 2023, xuất khẩu viên nén gỗ dự kiến sụt giảm 17% so với năm ngoái

Năm 2023, xuất khẩu viên nén gỗ dự kiến sụt giảm 17% so với năm ngoái

Thị trường giảm nhập khẩu, xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam dự kiến sẽ sụt giảm khoảng 15 - 17% so với năm 2022.
Tháng 11/2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ chạm mức cao nhất trong 1 năm qua

Tháng 11/2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ chạm mức cao nhất trong 1 năm qua

Tháng 11/2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ chạm mức cao nhất trong 1 năm qua, đạt 18,0 triệu USD, tăng 30,9% so với tháng 10/2023.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tăng trưởng trở lại

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tăng trưởng trở lại

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đạt hơn 205 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá tăng cao, xuất khẩu cà phê có thể đạt 4,5 - 5 tỷ USD trong năm 2024

Giá tăng cao, xuất khẩu cà phê có thể đạt 4,5 - 5 tỷ USD trong năm 2024

Từ nay đến tháng 4/2024, châu Âu gần như chỉ có thể trông vào Việt Nam để mua cà phê Rubosta. Dự báo giá cà phê ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao.

Tin cùng chuyên mục

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cua ghẹ mang về 161 triệu USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cua ghẹ mang về 161 triệu USD

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đạt 161 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước.
11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 4,5 tỷ USD

11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 4,5 tỷ USD

Theo UBND Lạng Sơn, 11 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh ước đạt 4.595 triệu USD; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,28% so với cùng kỳ.
Xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ vượt mốc 100 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ vượt mốc 100 tỷ USD

11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ ước đạt 100,62 tỷ USD. Hoa Kỳ duy trì vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Giá xuất khẩu cà phê được dự báo sẽ tăng đến tháng 4/2024

Giá xuất khẩu cà phê được dự báo sẽ tăng đến tháng 4/2024

Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng ít nhất đến tháng 4/2024 cho đến khi Indonesia, Brazil bước vào vụ thu hoạch mới.
11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2023, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc vượt mốc 150 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc vượt mốc 150 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 155,58 tỷ USD sau 11 tháng đầu năm. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trọng điểm duy nhất duy trì đà tăng.
“Vết sẹo” của ngành lúa gạo Việt

“Vết sẹo” của ngành lúa gạo Việt

Giải thưởng gạo quốc tế năm 2023 được trao cho Việt Nam nhẽ ra là tin vui cho ngành lúa gạo Việt Nam, tuy nhiên đã để lại “vết sẹo” không đáng có.
Thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam

Thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam

Thị trường Trung Đông chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường.
Sản lượng giảm, giá cà phê dự báo sẽ tiếp tục tăng cao

Sản lượng giảm, giá cà phê dự báo sẽ tiếp tục tăng cao

Dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ giảm nhẹ xuống mức khoảng 1,6-1,7 triệu tấn, so với mức 1,78 triệu tấn của niên vụ 2022-2023.
Điểm tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 11 tháng

Điểm tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 11 tháng

Rau quả, gạo, hạt điều, cà phê, máy tính và điện thoại… là những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao của cả nước trong 11 tháng qua.
Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc, chiếm 28,2% tổng lượng quả chuối thị trường này nhập khẩu trong 10 tháng năm 2023.
Giá cao su xuất khẩu tháng 11/2023 tăng nhẹ

Giá cao su xuất khẩu tháng 11/2023 tăng nhẹ

Giá xuất khẩu cao su bình quân tháng 11/2023 ước tính ở mức 1.370 USD/tấn, tăng 1,8% so với tháng 10/2023 và tăng 1% so với tháng 11/2022.
Tháng 11/2023, xuất khẩu rau quả giảm 17,9% so với tháng trước

Tháng 11/2023, xuất khẩu rau quả giảm 17,9% so với tháng trước

Xuất khẩu hàng rau hoa quả trong tháng 11/2023, đạt 500 triệu USD, giảm 17,9% so với tháng 10/2023 và tăng 65,2% so với tháng 11/2022.
Xuất khẩu cà phê chế biến tăng 46%

Xuất khẩu cà phê chế biến tăng 46%

Xuất khẩu cà phê chế biến đã tăng mạnh trong tháng 10, đạt hơn 87,5 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2022, theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu.
11 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều thu về 3,31 tỷ USD

11 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều thu về 3,31 tỷ USD

11 tháng năm 2023 xuất khẩu điều đạt 3,31 tỷ USD, cao hơn con số 3,05 tỷ USD mà ngành hạt điều đã điều chỉnh giảm kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 trước đó.
Giá cà phê Arabica tăng sốc gần 10%, xuất khẩu cà phê có được lợi?

Giá cà phê Arabica tăng sốc gần 10%, xuất khẩu cà phê có được lợi?

Giá xuất khẩu cà phê Arabica đã tăng sốc gần 10%, song xuất khẩu cà phê Việt Nam lại được đánh giá chưa hoàn toàn được lợi vì nguồn cung suy giảm.
Giá heo trong nước giảm, nhập khẩu thịt heo vẫn tăng có là nghịch lý?

Giá heo trong nước giảm, nhập khẩu thịt heo vẫn tăng có là nghịch lý?

Dù giá heo hơi trong nước giảm nhưng lượng nhập khẩu thịt heo vẫn tăng tháng thứ 6 liên tiếp. Heo nhập khẩu có là yếu tố tác động lên giá heo hơi trong nước?
Xuất khẩu tuần 27/11-3/12:Xuất khẩu thủy sản tăng 6%, xuất khẩu rau quả đạt 5,3 tỷ USD sau 11 tháng

Xuất khẩu tuần 27/11-3/12:Xuất khẩu thủy sản tăng 6%, xuất khẩu rau quả đạt 5,3 tỷ USD sau 11 tháng

Xuất khẩu thủy sản tháng 11/2023 tăng 6%, Xuất khẩu rau quả đạt 5,3 tỷ USD sau 11 tháng là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 27/11-3/12.
Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu kỷ lục

Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu kỷ lục

Theo Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 619,17 tỷ USD; xuất siêu 25,83 tỷ USD.
11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê thu về 3,54 tỷ USD

11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê thu về 3,54 tỷ USD

11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt xấp xỉ 1,38 triệu tấn, trị giá 3,54 tỷ USD, giảm cả lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động