Dự kiến mang về hơn 2 tỷ USD, “vua các loại trái cây” đối diện với nhiều rủi ro

Dự kiến mang về hơn 2 tỷ USD, nhưng việc tăng giá quá nóng sẽ tạo ra nguy cơ và hệ lụy rất lớn, ảnh hưởng thương hiệu sầu riêng tại thị trường xuất khẩu.
Gia nhập ngành hàng xuất khẩu tỷ USD, sầu riêng Việt đối diện rủi ro gì? Năm 2024, xuất khẩu sầu riêng sẽ đạt 2 - 2,5 tỷ USD Container sầu riêng, chuối,… bị tạm dừng xuất khẩu: Bộ Nông nghiệp nói gì?

Sáng ngày 11/9, Báo Nông nghiệp Việt Nam - Cơ quan thường trực Tổ Điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chất lượng chế biến và Phát triển thị trường tổ chức Diễn đàn “Nhận diện thực trạng liên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng 2023 và giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam”.

Sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổ trưởng Tổ Điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 - cho biết, sầu riêng đã thực sự trở thành “niềm vui chung” khi 7 tháng đầu năm 2023, “vua các loại trái cây” đã mang về cho đất nước hơn 1 tỷ USD và dự báo có thể đạt trên 2 tỷ USD trong năm nay.

Tuy nhiên, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận, ngành hàng này đang rơi vào “cái bẫy” mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã cảnh báo một năm trước, đó là: “Khi giá cả lên, một bộ phận người nông dân sẽ tăng sản lượng bằng mọi cách, lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng, tự phát mở rộng vùng trồng...”.

Do đó, việc các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, nhà vườn, các hợp tác xã, thương lái cùng “ngồi với nhau”, thẳng thắn nhìn vào những hạn chế, tồn tại của ngành hàng sầu riêng. Từ đó, cùng hành động, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định, pháp luật, hành vi sản xuất, liên kết, thương mại, xuất khẩu không trong sáng để bảo vệ thương hiệu và ngành hàng sầu riêng Việt Nam.

Thông tin về tình hình ngành hàng sầu riêng, ông Vũ Đức Côn - Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk - cho biết, giá trị xuất khẩu sầu riêng Việt Nam liên tục tăng từ 29,2 triệu USD năm 2016 lên 420 triệu năm 2022 và 8 tháng năm 2023 đạt gần 1,2 tỷ USD (tăng gấp 3 lần so với cả năm 2022).

Dự kiến xuất khẩu sầu riêng cả năm nay đạt 1,5 tỷ USD, gấp 3,5 lần so với năm 2022. Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Nhật, Australia,... chủ yếu là quả tươi và cấp đông. Sầu riêng Việt Nam luôn thua kém sầu riêng Thái Lan từ 20 - 25% về giá và kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 40%.

Tính đến tháng 8/2023, cả nước có 422 mã số vùng trồng sầu riêng và 153 mã số cơ sở đóng gói đáp ứng đầy đủ yêu cầu để xuất khẩu.

Riêng tại Đắk Lắk, sản lượng sầu riêng địa phương này tăng rất nhanh trong giai đoạn 2016 - 2023, từ trên 30.000 tấn lên ước đạt 190.000 tấn, với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 30%/năm. Trong đó, sản lượng trên diện tích được cấp mã vùng trồng khoảng 47.300 tấn, chiếm 25%. Đắk Lắk hiện có sản lượng sầu riêng đứng thứ 2 cả nước sau Tiền Giang.

Theo số liệu của Sở Công Thương Đắk Lắk, sầu riêng xuất khẩu của tỉnh sang thị trường Trung Quốc trong năm 2022 khoảng 11,7 triệu USD. Dự báo năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của tỉnh khoảng 40 - 45 ngàn tấn, giá trị khoảng 150 - 160 triệu USD. Trên thực tế giá trị xuất khẩu sầu riêng của Đắk Lắk lớn hơn nhiều do đa số mã vùng trồng của tỉnh hiện nay đang ký kết với doanh nghiệp ngoài tỉnh.

Dự kiến mang về hơn 2 tỷ USD, “vua các loại trái cây” đối diện với nhiều rủi ro
Diễn đàn “Nhận diện thực trạng liên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng 2023 và giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam”, diễn ra theo hình thức trực tuyến và trực tiếp

Tại diễn đàn, Công ty TNHH Đầu tư phát triển Vạn Hòa đã chia sẻ việc tăng giá sầu riêng quá nóng tại thị trường Trung Quốc gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu.

“Chúng tôi hy vọng các cơ quan chức năng, Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức tuyên truyền để người dân biết giá trị thực sự của quả sầu riêng. Đồng thời, tổ chức hướng dẫn, tập huấn thêm kiến thức, kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng cho tất cả bà con nông dân, ổn định giá cả, chất lượng, giúp cho doanh nghiệp và người nông dân an tâm sản xuất, thu mua”, ông Lê Anh Trung, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Đầu tư phát triển Vạn Hòa kiến nghị.

Công ty CP Ban Mê Green Farm cũng nêu thực trạng về loạn giá, bẻ cọc làm gãy mối liên kết ngành hàng sầu riêng và những bài học kinh nghiệm, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên kết với các hợp tác xã, người nông dân.

Theo bà Nguyễn Thị Thái Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ban Mê Green Farm, một trong những khó khăn lớn là của ngành hàng sầu riêng là liên kết sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm còn thiếu bền vững.

“Ngành hàng sầu riêng chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các hợp tác xã - nông dân và doanh nghiệp. Các liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ sẵn sàng bị bẻ gãy khi giá lên cao, gây mất ổn định ngành hàng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ, xuất khẩu. Trong khi đó, các hợp tác xã chưa thực sự phát huy được vai trò, giá trị của mình tại vùng liên kết”, bà Thanh phản ánh.

Ước tính đến nay cả nước có hơn 112 ngàn ha sầu riêng, diện tích đã tăng nhanh trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm tăng gần 25% trong 5 năm gần đây, với tổng sản lượng hiện nay khoảng 900 ngàn tấn. Trong đó, tập trung ở một số vùng chính như: Tây Nguyên hơn 52 ngàn ha (khoảng 47%); vùng đồng bằng sông Cửu Long 33 ngàn ha (khoảng 30%); vùng Đông Nam bộ 21 ngàn ha (khoảng 19%) và một số địa phương khác. Riêng tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 23 ngàn ha, trong đó có khoảng 50% diện tích đã cho thu hoạch với sản lượng năm 2023 ước tính trên 200 ngàn tấn.

Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho rằng, hai năm qua, giá sầu riêng đã tăng cao khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật xuất khẩu chính ngạch sầu riêng vào Trung Quốc được ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ phát triển ngành hàng sầu riêng, làm gia tăng đáng kể thu nhập, lợi nhuận cho người nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi ngành hàng.

Dự kiến năm 2023 kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước sẽ đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoài Dương cho rằng, trái sầu riêng muốn đi xa, tạo thị trường bền vững, thì mọi chủ thể trong chuỗi giá trị cần phải chung sức chung lòng, hợp tác gắn bó để cùng đi lên. Nông dân, doanh nghiệp, địa phương có vùng trồng và cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học cần “đi cùng nhau” trong tổng thể không gian liên kết phát triển ngành hàng.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục

Sự sụt giảm mạnh giá cà phê vào phiên thứ Sáu là sự giảm sụt mang tính kỹ thuật trong khi nguồn cung cà phê Robusta trước đây chủ yếu từ Việt Nam.
Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Sau chuỗi ngày tăng mạnh dường như không có điểm dừng, Robusta đã dừng lại để cân đối vị thế kinh doanh. Hạn hán làm gia tăng mối lo nguồn cung từ Robusta.
Nhu cầu cà phê tại Mỹ tăng mạnh: Cơ hội gì cho cà phê Việt Nam?

Nhu cầu cà phê tại Mỹ tăng mạnh: Cơ hội gì cho cà phê Việt Nam?

Theo các chuyên gia, cà phê Việt Nam, đặc biệt là ngành Robusta đặc sản, có tiềm năng lớn trong việc xuất khẩu sang Mỹ khi nhu cầu của nước này tăng đột biến.
Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg

Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg

Giá cà phê Robusta hôm nay tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới. Giá cà phê trong nước hoàn toàn có khả năng hướng đến mức lịch sử mới tại 150.000 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm, tại thị trường nội địa giá cà phê sắp vượt mốc 130.000 đồng

Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm, tại thị trường nội địa giá cà phê sắp vượt mốc 130.000 đồng

Tại thị trường nội địa, giá cà phê trong nước tiếp đà tăng, sắp sắp vượt mốc 130.000 đồng. Trên thị trường thế giới,giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm

Tin cùng chuyên mục

Cà phê Robusta giá tăng mạnh, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 130.000 đồng/kg

Cà phê Robusta giá tăng mạnh, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, hướng tới mốc 130.000 đồng/kg, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh còn Arabica giảm.
Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

Niên vụ cà phê 2022-2023, Việt Nam phải nhập khẩu 200.000 tấn cà phê. Nguồn cung cà phê được dự báo tiếp tục căng thẳng do tháng 7 Brazil mới vào vụ thu hoạch.
Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng, thị trường nội địa giao dịch ở mức cao kỷ lục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng, thị trường nội địa giao dịch ở mức cao kỷ lục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng. Các số liệu cho thấy khoảng cách về sản lượng Robusta của Brazil đối với Việt Nam đang dần một thu hẹp.
Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Nguồn cung cao su có thể tiếp tục thiếu hụt trong năm 2024- 2025, do vậy, giá cao su sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới.
Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang xuống giá còn 3.500 đồng/kg, doanh nghiệp phân phối vào cuộc hỗ trợ bà con nông dân Gia Lai tiêu thụ.
Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Ngoài việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng chính những loại cà phê đặc sản là lý do Nestlé đầu tư vào Congo.
Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Năm 2024, sản lượng trái cây trên địa bàn tỉnh Sơn La dự kiến đạt trên 391.000 tấn. Địa phương đang lên kế hoạch để tiêu thụ hết lượng trái cây này.
Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội như Ba Vì, Đan Phượng, Phúc Thọ… phấn khởi bởi thời tiết thuận lợi, dâu tằm được mùa, cây nào cũng trĩu quả, chín đỏ.
Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước đến nay. Từ cuối năm 2022 đến nay, sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã đẩy giá tăng vọt.
EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

Các chuyên gia nhận định tích cực cho ngành cà phê từ việc EU tạm thời thay đổi đánh giá rủi ro phá rừng, với 7 mặt hàng nông nghiệp.
Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá ca cao tăng kỷ lục

Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá ca cao tăng kỷ lục

Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ca cao nhất trong hơn 60 năm, người tiêu dùng có thể thấy tác động trực tiếp vào cuối năm.
Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.
Giá cà phê liên tục "leo thang", kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Giá cà phê liên tục "leo thang", kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Giá cà phê trên thị trường toàn cầu chứng kiến sự tăng mạnh trong thời gian qua, do sự kết hợp của nhiều yếu tố, vậy kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Giá sầu riêng Musang King thu mua tại vườn hơn 400.000 đồng/kg

Giá sầu riêng Musang King thu mua tại vườn hơn 400.000 đồng/kg

Giá sầu riêng Musang King trồng tại Việt Nam hiện được rao bán khoảng hơn 400.000 đồng một kg (loại đặc biệt), khoảng trên 1 triệu đồng cho trái 3 kg.
Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Trong bối cảnh giá cà phê trên toàn cầu chưa hạ nhiệt, các chuyên gia tại Brazil dự báo, sản lượng cà phê Robusta tại nước này sẽ tăng liên tục từ giờ đến 2025.
Trung Quốc - thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 1.618 tấn ớt với kim ngạch đạt 3,9 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.Trung Quốc chiếm thị phần 87% với 1.414 tấn.
Nguyên nhân một loại cà phê chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường toàn cầu

Nguyên nhân một loại cà phê chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường toàn cầu

Sự tiện lợi và giá cả phải chăng là lý do chính khiến thị trường cà phê hòa tan ngày càng hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng?

Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng?

Theo giải thích của chuyên gia, lý do đến từ nhu cầu tăng cao, sự thiếu hụt nguồn cung và những khó khăn về khâu vận chuyển tại Đông Nam Á.
Mận hậu trái mùa giá gần 300 ngàn/kg, tiểu thương vẫn không đủ hàng bán

Mận hậu trái mùa giá gần 300 ngàn/kg, tiểu thương vẫn không đủ hàng bán

Những ngày gần đây, quả mận hậu trái mùa được nhiều người rao bán mức giá khá cao, với loại 18-25 quả hiện được nhiều cửa hàng bán gần 300.000 đồng/kg.
Con đường mới của lúa gạo Việt Nam

Con đường mới của lúa gạo Việt Nam

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan nói, ông muốn nhắn gửi tới hàng triệu hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp rằng, con đường lúa gạo không chỉ dừng lại ở hạt gạo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động