Thứ bảy 10/05/2025 00:44

‘Cột mốc’ cuối cùng báo hiệu Tết đến, Xuân về

Từ xa xưa, thời điểm “Tết ông Công, ông Táo” trong tâm thức người Việt luôn là “cột mốc” cuối cùng của năm để báo hiệu Tết đến, Xuân về.

Hướng về cội nguồn, tổ tiên

Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp âm lịch) từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Theo quan niệm dân gian, Táo Quân là vị thần cai quản bếp núc, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Ngày này, các gia đình tổ chức lễ tiễn Táo Quân về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc làm trong năm qua, đồng thời cầu mong một năm mới ấm no, an lành. Hình ảnh cá chép hóa rồng - phương tiện để Táo Quân lên thiên đình - mang theo thông điệp về sự nỗ lực vượt qua thử thách để đạt đến thành công.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, giá trị cốt lõi của phong tục cúng ông Công, ông Táo là hướng về cội nguồn, tổ tiên, mong cầu hạnh phúc, no đủ. Vì thế, việc thực hành nghi lễ thờ cúng tuy có sự khác nhau ở các vùng miền và tại các gia đình, nhưng quan trọng nhất là vẫn lòng thành kính và thành tâm của mỗi người.

Theo đó, do nếp sống và thói quen sinh hoạt, lễ cúng ông Công, ông Táo của người Việt ở các vùng, miền có sự khác nhau. Ở miền Bắc, với quan niệm sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo lên chầu trời nên thông thường các gia đình đều cố gắng thu xếp làm mâm cơm cúng trước thời gian đó. Nhà nào bận việc, có thể tổ chức làm lễ cúng sớm hơn 1-2 ngày.

Mâm cơm cúng ông Công, ông Táo. Ảnh: Bùi Hiền

Mâm cơm cúng ông Công, ông Táo được thực hiện cầu kỳ hay đơn giản, tùy vào điều kiện của từng gia đình. Thông thường, lễ cúng có một bộ mã ông Công, ba bộ mã ông Táo và cá chép. Ngoài mâm ngũ quả, nhiều gia đình cũng chuẩn bị mâm cỗ mặn với đầy đủ các món truyền thống: Gà, xôi, nem, canh măng miến, giò, xào…

Có gia đình chuẩn bị lễ cúng đơn giản gồm hoa, quả, bộ đồ mã hoặc làm mâm cúng chay. Tùy theo quan niệm từng nhà, mâm cúng ông Công, ông Táo được đặt tại ban thờ gia tiên hoặc ở khu vực bếp. Sau lễ cúng, các gia đình sẽ hóa vàng và thả cá chép ở khu vực ao, hồ gần nhà.

Trong khi đó, ở miền Trung, vật phẩm không thể thiếu là tượng của tam vị Táo quân. Ở miền Nam, người dân thường làm lễ cúng muộn hơn, vào buổi tối ngày 23 tháng Chạp và một lễ cúng vào ngày 7 tháng Giêng để đón ông Táo trở về nhà.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, phong tục thờ cúng ông Công, ông Táo cũng có nhiều biến đổi, từ những mâm cỗ được chuẩn bị công phu đến việc đặt đồ lễ online, tất cả đều phản ánh nhịp sống hối hả của thời đại.

Hiện nay, giới trẻ ngày nay không chỉ tiếp nối truyền thống mà còn mang đến những quan điểm mới mẻ và tích cực về ngày lễ này. Thay vì mâm lễ cúng cầu kỳ, nhiều người trẻ lựa chọn cách tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với không gian sống hiện đại, đặc biệt ở các khu đô thị. Một số gia đình chỉ cúng đơn giản với hoa quả, bánh kẹo và một mâm cơm nhỏ. Quan trọng nhất là tấm lòng thành kính, thay vì chạy theo sự phô trương hình thức.

Giáo dục truyền thống và gìn giữ văn hóa tốt đẹp của cha ông

Bên cạnh việc chuẩn bị mâm lễ cúng, thả cá chép cũng là một nét đẹp truyền thống. Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Thay vì thả cá ở ao hồ ô nhiễm, họ tìm đến những nơi sạch sẽ, thậm chí còn tổ chức các hoạt động thu gom rác thải sau lễ thả cá. Một số nhóm tình nguyện đã thành lập các chiến dịch như "Thả cá, đừng thả túi nilon", lan tỏa thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường.

Nghi lễ thả cá chép tại Hoàng thành Thăng Long sáng 23 tháng Chạp, năm Giáp Thìn (22/1/2025). Ảnh: Hoàng Lân

Những năm gần đây, để giúp người dân hiểu rõ hơn về phong tục cúng ông Công, ông Táo và ý nghĩa của việc thả cá chép, nhiều nơi đã tổ chức hoạt động thả cá chép cùng với nhiều sự kiện Tết truyền thống. Điển hình là Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức nghi lễ thả cá chép vào đúng ngày 23 tháng Chạp hằng năm và nhiều nghi lễ hoàng cung trong ngày Tết. Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, nghi lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời và tục thả cá chép mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu mong sự bình an, thịnh vượng cho quốc gia và gia đình vào năm mới.

“Trong văn hóa dân gian Việt Nam, cá chép gắn liền với truyền thuyết về việc hóa rồng, trở thành biểu tượng cho sự kiên trì, bền bỉ với ý chí, sức mạnh và sự thành công. Nghi thức thả cá chép tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long nhằm góp phần giáo dục truyền thống và gìn giữ văn hóa tốt đẹp của cha ông” - ông Nguyễn Thanh Quang chia sẻ.

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, và từ hôm nay - ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công, ông Táo - chính là cột mốc quan trọng, báo hiệu một năm cũ sắp khép lại và mở ra không khí tất bật chuẩn bị đón Tết.
Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Táo Quân

Tin cùng chuyên mục

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân