COP28 mở ra triển vọng mới cho kỷ nguyên kim loại

Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đang là một trong những tâm điểm chú ý của thế giới.
COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris 4 kết qủa nổi bật của Việt Nam tại Hội nghị COP28

Trong đó, chuyển đổi năng lượng được đưa ra như một mục tiêu ưu tiên của COP28 và là chìa khoá mở ra một siêu chu kỳ kim loại, vốn đóng vai trò không thể thiếu cho tham vọng giảm lượng khí thải toàn cầu. Dẫn đầu Đông Nam Á về chuyển đổi năng lượng sạch, đặc biệt là điện tái tạo, Việt Nam không nằm ngoài quá trình...

Xanh hóa ngành điện là mục tiêu trọng điểm của Việt Nam

Từ ngày 30/11 đến ngày 12/12, COP28 diễn ra tại Dubai, UAE với gần 200 quốc gia tham dự, trong đó có Việt Nam. Việt Nam muốn cho các nước thấy những cố gắng trong thời gian qua về thích ứng với biến đổi, đồng thời, tiếp tục huy động nguồn lực, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế nhằm triển khai thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng “0”, đặc biệt là kế hoạch xanh hóa ngành điện.

Theo Ủy ban Châu Âu (EC), phát thải CO2 ra môi trường của nước ta vào năm 2022 đạt mức 327 triệu tấn. Trong đó, lĩnh vực điện vẫn là phân khúc phát thải cao nhất, đạt 131 triệu tấn CO2, chiếm 40% tổng lượng khí thải và đang có xu hướng mở rộng nhanh hơn so với giai đoạn trước đó. Tiếp sau đó là lĩnh vực công nghiệp với lượng phát thải hơn 85 triệu tấn CO2 và lĩnh vực công nghiệp chế biến đạt 54 triệu tấn CO2.

COP28 mở ra triển vọng mới cho kỷ nguyên kim loại
Mức phát thải của Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2022 theo lĩnh vực

“Không chỉ riêng Việt Nam, ngành điện vẫn luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch đạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2050 của nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, việc giảm phát thải CO2 từ lĩnh vực điện, thông qua các nguồn năng lượng tái tạo, sẽ đóng góp rất lớn vào mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Các mặt hàng kim loại thường đóng vai trò chủ chốt trong quá trình xây dựng hệ thống hạ tầng xanh. Với khả năng tái chế, xu thế tiêu thụ kim loại dự kiến sẽ bùng nổ trong thập kỷ tới”, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết.

Kim loại sẽ lên ngôi khi nguồn điện tái tạo được thúc đẩy

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), hầu hết các quốc gia đang đẩy mạnh nguồn điện gió, cũng như năng lượng mặt trời trong những năm gần đây thay vì áp dụng những nguồn điện sạch quen thuộc như điện hạt nhân, thủy điện.

Việt Nam cũng đã đặt ra những mục tiêu phù hợp với sự thay đổi của thế giới. Theo Quy hoạch Điện VIII, Chính phủ nước ta đặt mục tiêu chuyển dịch từ thủy điện sang áp dụng điện gió, cùng với điện mặt trời, lần lượt chiếm 29,4% và 34,4% tổng công suất nguồn điện cho đến năm 2050.

Để phát triển hai nguồn điện trên, nguồn cung kim loại cần được đáp ứng đầy đủ. Thông thường, mỗi 1 megawatt (MW) công suất trong điện gió ngoài khơi sẽ tiêu thụ 8.000 kg đồng, 240 kg niken, trong khi đó điện gió trên bờ cần 2.900 kg đồng, 404 kg niken.

COP28 mở ra triển vọng mới cho kỷ nguyên kim loại
Nhu cầu kim loại trong mỗi 1 MW của một số loại hình năng lượng tái tạo
Đối với một tua-bin gió 3 MW có thể chứa tới 4.700 kg đồng với 53% nhu cầu đến từ cáp và hệ thống điện, 24% từ các bộ phận phát điện, 4% từ máy biến áp và 19% đến từ máy biến áp tua-bin. Ngoài ra, 2.000 kg niken được sử dụng trong tua-bin gió với mục đích chính là tăng độ bền và độ dẻo dai của các hợp kim thép.

Bên cạnh đó, mặc dù số lượng bạc được sử dụng không quá nhiều trong các tấm pin mặt trời. Tuy nhiên, bột bạc là một chất cần thiết để thu thập và vận chuyển electron từ lớp N sang lớp P của tế bào quang điện, tạo ra dòng điện.

Sau COP28, vai trò của kim loại trong năng lượng tái tạo sẽ càng được đẩy mạnh để phù hợp với mục tiêu được đề ra, đồng thời những gói tài trợ được thông qua sẽ thúc đẩy quá trình “xanh” hóa của các quốc gia mới nổi. Trong đó, Việt Nam dự kiến nhận được 15,5 tỷ USD để chuyển đổi sang năng lượng sạch với các lĩnh vực chính là năng lượng mặt trời, điện gió.

Việt Nam đang nỗ lực tự chủ nguồn cung kim loại

Với khoản tài trợ sau COP28, Việt Nam cần nhanh chóng thúc đẩy tăng trưởng công suất tái tạo để đạt được mục tiêu của Quy hoạch Điện VIII, cao hơn là Thỏa Thuận Paris. Như vậy, phát triển chuỗi cung ứng kim loại sẽ là cấp thiết đối với quá trình chuyển đổi năng lượng.

Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của các kim loại trong quá trình “xanh” hóa nguồn điện như đồng, bạc, niken, Chính phủ đã có những chủ trương để đảm bảo nguồn cung trong tương lai. Điển hình là Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken, molipden đến năm 2025 và Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng kim loại trong thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu tổng quát là tài nguyên khoáng sản hướng tới mục tiêu trung hòa carbon.

Trên thực tế, Việt Nam hiện có 3,8 triệu tấn trữ lượng niken, cùng với chủ trương thúc đẩy khai thác, nên nguồn cung tương đối đảm bảo so với nhu cầu đạt mức 1.200 tấn vào năm 2020. Tuy nhiên, đối với đồng, kim loại chủ chốt cho năng lượng tái tạo được McKinsey đánh giá sẽ thiếu hụt khoảng 6,5 triệu tấn trên toàn cầu vào năm 2031. Tại Việt Nam, trữ lượng đồng chỉ đạt 1,8 triệu tấn, so với nhu cầu tiêu thụ hàng năm đạt khoảng 200.000 tấn, và sẽ còn tăng nhanh trong giai đoạn tới.

COP28 mở ra triển vọng mới cho kỷ nguyên kim loại
Nhu cầu tiêu thụ đồng của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020

Bên cạnh đó, nước ta cũng không có nhiều mỏ bạc mà chủ yếu thu thập dưới dạng sản phẩm phụ trong quá trình khai thác các kim loại khác, nên sản lượng không cao, chất lượng thấp.

Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bên cạnh chủ động nguồn cung thì cánh cửa hợp tác thương mại quốc tế để đảm bảo nhập khẩu các kim loại công nghiệp cũng được xem xét. Ngoài ra, việc đẩy mạnh khả năng tái chế kim loại cũng góp phần giảm áp lực nguồn cung.

“Trong bối cảnh các tổ chức lớn đang dự báo thị trường niken và thị trường đồng sẽ thặng dư trong vài năm tới, do bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, giá các mặt hàng kim loại trên có thể vẫn còn gặp áp lực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ có thể tăng mạnh trong dài hạn do quá trình chuyển đổi năng lượng được thúc đẩy, đặc biệt là sau các sự kiện quan trọng như COP28. Vậy nên, những năm tới sẽ là thời điểm thích hợp để đầu tư vào kim loại, đón đầu xu thế tương lai”, ông Quang Anh đánh giá.

Hoàng Tùng - Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa.
Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce.
Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Sau thời gian dài lao dốc, ngành thép nước ta đã đón nhận nhiều tín hiệu phục hồi trong năm nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao tăng mạnh gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự báo, tổng hàng hoá dự trữ phục vụ dịp Tết toàn tỉnh tăng khoảng 10%, hiện các hệ thống bán lẻ đã tăng cường dự trữ hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Là một trong những chợ bán bánh kẹo Tết lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, chợ Bình Tây (quận 6) đã bắt đầu nhộn nhịp từ nhiều tuần nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá đậu tương giảm hơn 0,5%, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8.
Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thời điểm này, không khí Giáng sinh đã tràn ngập phố phường, đặc biệt là Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí Noel đã lên kệ với đa dạng mẫu mã, sắc màu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 3/2025 tăng 2,47% và giá cà phê Robusta hợp đồng tháng 3/2025 tăng 0,37% so với tham chiếu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Giá ca cao trên Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tăng gần 15%, chạm mức cao nhất trong gần 8 tháng và đánh dấu tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp.
Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Tổng mức bán lẻ hàng hoá cả nước đã và đang tiến gần đến con số 200 tỷ USD. Đây là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp song cũng nhiều thách thức.
Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Khác với trước đây, năm nay, các chương trình khuyến mại, kích cầu được các địa phương gắn chặt với hàng hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn.
Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Một trong những mục tiêu của Bộ Công Thương từ nay đến cuối năm là đảm bảo nguồn cung hàng hoá dồi dào, giá bình ổn, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, các chuyên gia dự báo xu hướng tặng quà Tết năm nay sẽ có nhiều sự thay đổi so với những năm trước đây.
Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch, chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Khép lại phiên giao dịch, với 5 trên 7 mặt hàng giảm giá, ngô là mặt hàng có mức giá suy yếu mạnh nhất trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu của Mỹ chững lại.
Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Năm 2025, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực để thị trường nội địa giữ đà tăng trưởng, trở thành "tuyến phòng ngự" vững chắc cho kinh tế vĩ mô.
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, tăng 0,67% lên 33 USD/ounce, duy trì ở vùng đỉnh một tháng.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Ngày 11/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3256/QĐ-BCT thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến Giáng sinh nhưng không khí tại các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh lại khá ảm đạm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi sát mốc 7.400 USD/tấn.
TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Người dân TP. Hồ Chí Minh có cơ hội mua hàng giảm giá đến 60%, mua 1 tặng 1, mua là có quà… trong chương trình bán hàng lưu động - bình ổn thị trường Tết 2025.
Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Giá dầu thế giới phục hồi hơn 1% trong bối cảnh Trung Đông tiếp tục “nóng” và Trung Quốc mới có động thái hướng đến nới lỏng chính sách tiền tệ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Theo MXV, kết thúc tuần, giá cà phê Arabica tăng 3,84%, vượt mốc 7.200 USD/tấn. Giá cà phê Robusta giảm 4,73% so với mức đỉnh lịch sử.
Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ

Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ

Trong bối cảnh nhiều hình thức phân phối mới xuất hiện, cần nhiều giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống bán lẻ truyền thống.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động