Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 1/7: Áp lực lạm phát nhìn từ con số tăng trưởng GDP Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 2/7: ST25 - Gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam có mặt tại Nhật Bản |
Đề cập đến vấn đề xuất khẩu, Báo Nhân dân có bài “Nâng chất cho gạo xuất khẩu”. Theo bài báo, gạo Việt Nam không chỉ tăng về lượng xuất khẩu, mà giá xuất khẩu cũng đang cao hơn một số quốc gia cùng xuất khẩu khác. Đây là thành quả của quá trình dài nâng cao chất lượng gạo.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Khai thác các tiềm năng thị trường Vương quốc Anh, tận dụng lợi thế của UKVFTA" do Bộ Công thương tổ chức mới đây.
Cụ thể, hiện tại giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dẫn đầu trong nhóm 4 quốc gia xuất khẩu gạo truyền thống, gồm: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Trong thời gian qua giá gạo xuất khẩu của các nước trồi sụt thất thường thì giá gạo của Việt Nam ổn định và đang dẫn đầu trong 4 nước xuất khẩu gạo truyền thống.
Theo Bộ Công Thương, thị trường xuất khẩu gạo đang sôi động, với nhu cầu mạnh hơn từ các thị trường như Trung Quốc, Bangladesh, Iran và Sri Lanka. Xuất khẩu sang EU dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 nhờ ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam.
Chính vì vậy, doanh nghiệp trong nước được khuyến cáo cần bảo đảm nguồn hàng, lưu ý các thông tin về container, cước vận tải biển để chủ động giao hàng và ký kết các hợp đồng mới.
Tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực trong 6 tháng qua vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khối các ngành có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. |
Ở khía cạnh khác, Báo Đầu tư có bài “Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng chủ lực nằm trong tay doanh nghiệp FDI”. Cụ thể, trong 6 tháng năm 2022, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và khối các ngành có doanh nghiệp FDI.
Nội dung này được đề cập tại Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại 6 tháng đầu năm 2022 vừa được Bộ Công Thương công bố. Tính đến hết tháng 6/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 28,4%).
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 49,26 tỷ USD, tăng 20%, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 136,68 tỷ USD, tăng 16,3%, chiếm 73,5%.
Như vậy có thể thấy, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực trong 6 tháng qua vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khối các ngành có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, về vấn đề xuất siêu, Báo VOV có bài “Xuất siêu trong nhiều thách thức”. Nếu tính từ đầu năm đến hết ngày 15/6, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt gần 1,3 tỷ USD, thì đến hết tháng 6 đã ghi nhận con số xuất siêu nhẹ, ở mức 710 triệu USD trong 6 tháng đầu năm.
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, việc tăng giá các mặt hàng nhiên liệu như dầu thô, than đá cũng góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm.
Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh yếu tố biến động về giá cả của các mặt hàng nhiên liệu và các mặt hàng cơ bản có thể sẽ còn tiếp tục tăng cao, ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp.
Theo đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tuân thủ và coi trọng tiêu chuẩn, chất lượng để xuất khẩu nhiều hơn vào các thị trường “khó tính” cho giá trị xuất khẩu cao.
Cùng với việc tận dụng lợi ích của các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng cần có những ứng phó kịp thời đối với các biện pháp phòng vệ thương mại mà hiện nay nhiều quốc gia đang đưa ra như là một hàng rào mới đối với hàng hóa xuất khẩu của các nước, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, vấn đề năng lượng, Báo Tuổi trẻ có bài “Nghịch lý: Phát triển điện tái tạo gây sức ép tăng giá điện chung”. Bài báo nêu, việc phối hợp thủy điện, nhiệt điện và điện mặt trời sẽ trở nên phức tạp, khó khăn hơn nên đầu tư chung cho cả hệ thống tăng lên, gây sức ép lên giá bán lẻ điện, nên phát triển nguồn tái tạo cần được cân nhắc ở mức độ phù hợp.
Thông tin này được Bộ Công Thương đánh giá gần đây trong báo cáo liên quan tới phát triển điện mặt trời theo Quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh.
Bộ Công Thương cho rằng, cơ chế giá điện ưu đãi cố định (giá FIT) đã tạo cú hích mạnh mẽ với lĩnh vực điện mặt trời. Tuy nhiên, việc xác định giá FIT áp dụng cho 2 năm chưa phản ánh sát, kịp thời với thay đổi nhanh chóng của công nghệ, giá thiết bị.
Ngoài kết quả đạt được, tổng kết việc thực hiện quyết định 13/2020, Bộ Công thương cũng chỉ ra tồn tại, hạn chế là điện mặt trời, điện gió "phát triển nóng", tập trung ở miền Trung, miền Nam. Tính đồng bộ trong phát triển nguồn, lưới điện còn hạn chế, không kịp giải tỏa công suất nguồn điện.
Tỉ trọng năng lượng tái tạo cao, chiếm 24,3% tổng công suất và 44% công suất tiêu thụ, gây khó khăn trong vận hành, điều độ hệ thống điện và ảnh hưởng vận hành các nguồn điện than, khí.
Hiện, Bộ Công Thương cũng đang xây dựng quyết định của Thủ tướng về cơ chế đấu thầu mua điện từ các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.