Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 30/8: Xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh xăng dầu ‘găm hàng'

Góc nhìn diễn đàn báo chí hôm nay tiếp tục “nóng” về vấn đề Bộ Công Thương sẽ tước giấy phép vĩnh viễn cơ sở kinh doanh xăng dầu “găm hàng”.
Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 26/8: Không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 27/8: Tạm giữ 41.500 sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc nghi nhập lậu Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 29/8: Xuất khẩu “gặp khó” vì lạm phát toàn cầu

Báo điện tử VietnamNet đăng bài “Tước giấy phép vĩnh viễn cơ sở kinh doanh xăng dầu "găm hàng”.

Nội dung bài báo đăng: Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết sẽ xử lý nghiêm minh vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là hành vi “găm hàng” không bán, xem xét rút giấy phép vĩnh viễn cửa hàng xăng dầu vi phạm nhiều lần.

Tác giả bài báo cũng trích lời Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại cuộc họp trực tuyến về cung ứng xăng dầu diễn ra ngày 29/8: Trước tình hình mặt hàng xăng dầu có diễn biến phức tạp, một số cây xăng có biểu hiện găm hàng không bán, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận xét các thông tin về việc thiếu nguồn cung xăng dầu, nhiều cây xăng đóng cửa là không chính xác, không bình thường, rất có thể có một sự kích động, lôi kéo, bóp méo thông tin, gây rối tình hình, méo mó thị trường.

Ông yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, hiệp hội ngành hàng chấn chỉnh ngay các hoạt động quản lý trong phạm vi và thẩm quyền trách nhiệm của mình; chú trọng triển khai ngay các lực lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị kinh doanh xăng dầu, nhất là giám sát các hoạt động của thương nhân phân phối và cửa hàng bán lẻ trên phạm vi cả nước.

Cũng liên quan đến chủ đề xăng dầu, Báo Tuổi trẻ có bài viết “Thị trường xăng dầu sao mãi bất thường?”.

Tác giả bài báo đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Ngọc Bảo - Quyền Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam. Những ngày gần đây, thị trường xăng dầu lại có hiện tượng không bán hàng, trong khi rất có thể kỳ điều hành giá xăng dầu vào ngày 1-9 không thực hiện do nghỉ lễ, kéo theo thị trường sẽ lộn xộn như sau Tết dương lịch vừa qua.

Theo ông Bảo, những bất thường trên thị trường xăng dầu cần được nhìn nhận thẳng thắn là có sự thiếu nghiêm túc của một số doanh nghiệp khi không tuân thủ đúng quy định pháp luật và sự thiếu sâu sát của cơ quan chức năng địa phương trong nắm bắt tình hình.

“Bộ Công Thương trả lời về đề xuất ưu tiên tăng mua điện mặt trời” là bài viết nổi bật trên Báo điện tử Chính phủ sáng nay.

Bài báo trích trả lời của Bộ Công Thương: Trong các năm 2020-2021 và các tháng đầu năm 2022, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu sử dụng điện toàn quốc giảm thấp, dẫn đến tình trạng hệ thống điện quốc gia dư thừa công suất nguồn điện so với nhu cầu phụ tải trong một số thời điểm.

Trường hợp hệ thống điện dư thừa công suất đang phát lên hệ thống so với phụ tải tiêu thụ là tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, an ninh hệ thống điện vì có thể khiến tần số hệ thống điện tăng cao (thậm chí gây sự cố lan tràn trên toàn bộ hệ thống điện quốc gia).

Việc điều tiết giảm công suất phát các nguồn điện (kể cả các nguồn điện năng lượng tái tạo) trong một số trường hợp nhằm ngăn ngừa sự cố hệ thống điện phải được thực hiện công bằng, minh bạch theo đúng các quy định hiện hành tại Luật Điện lực và các thông tư của Bộ Công Thương.

Cũng về chủ đề năng lượng, sáng nay Báo Thanh niên đăng bài viết “Bài toán bảo đảm nguồn cung điện”.

Tác giả bài báo viết, nhiều nước trên thế giới đang đối diện tình trạng hạn hán, thiếu điện trầm trọng. Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy đó khi nhu cầu tăng, song những vướng mắc về cơ chế khiến nhiều dự án điện tái tạo chưa thể vận hành hết công suất.

Đồng thời cũng trích lời GS Trần Đình Long - Viện trưởng Viện Điện lực Việt Nam - nói tình hình nguồn nước tại các nhà máy thủy điện vẫn chưa có gì bảo đảm khi nạn hạn hán đe dọa toàn cầu, giá than cũng đắt đỏ, khó mua khi thị trường năng lượng thế giới biến động liên tục. Thế nên, nguy cơ thiếu điện sẽ xảy ra khi nào và những yếu tố khách quan nào sẽ tác động đến, chúng ta chưa định đoán hết được. Ông nhấn mạnh: “Nếu không nhanh chóng hoàn thành Quy hoạch điện 8 thì nguy cơ thiếu điện rất lớn. Bởi các kế hoạch, chiến lược đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước phụ thuộc rất lớn vào quy hoạch này”.

Trên Báo Thanh niên sáng nay cũng có bài “Phát triển điện hạt nhân?” Theo tác giả bài báo, khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang khơi mào cho sự trở lại của điện hạt nhân. Đây là lĩnh vực đã nhiều lần được đặt vấn đề và đến nay vẫn gây nhiều tranh luận tại Việt Nam.

Trong các tờ trình về dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn 2045, mặc dù không đưa điện hạt nhân vào cơ cấu nguồn điện để tính toán, nhưng Bộ Công Thương vẫn kiến nghị “xem xét nghiên cứu khả năng phát triển điện hạt nhân trong tương lai” khi nói về nguyên tắc xây dựng chương trình phát triển điện lực.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Điện hạt nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Báo Công Thương sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn về một chiến lược đầu tư hấp dẫn, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Báo Công Thương sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chiến lược giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận trong trường hợp giá thị trường của tài sản cơ sở sẽ ít biến động.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về chiến lược giao dịch số 6 là “Chiến lược Long Straddle”.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Trong số Hỏi đáp trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về chiến lược Long Call-một chiến lược hiệu quả khi giá tài sản cơ sở tăng trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Chiến lược mua quyền chọn mua (Long Call) được thực hiện bằng việc mua quyền chọn mua một loại tài sản cơ sở ở mức giá thực hiện nhất định.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Trong số Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về chiến lược dàn trải giá lên (Bull Spreads) trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc một chiến lược đầy hấp dẫn được rất nhiều nhà đầu tư thường lựa chọn khi giao dịch hợp đồng này.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Trong giao dịch hàng hóa, hợp đồng quyền chọn là một trong những hợp đồng được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất bởi lợi thế bảo hiểm giá.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới, hợp đồng quyền chọn là công cụ hiệu quả để bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia thị trường.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Năm 2024, Bộ Công Thương đề ra nhiều giải pháp mới để điều hành giá cũng như bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ về những kết quả năm 2023 và nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 của ngành.
Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Mặc dù, dự báo kinh tế năm 2024 vẫn đối diện với nhiều khó khăn, song mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu được đưa ra tăng khoảng 6% so với năm 2023...
Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế...
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Trong số hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Trong thị trường giao dịch hàng hóa,ngày đáo hạn hợp đồng là thời điểm rất quan trọng để nhà đầu tư kịp thời thực hiện đóng các vị thế,chốt lời/cắt lỗ hiệu quả.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Báo Công Thương đã tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa tại MXV.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động