Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 25/9: Vì sao Việt Nam là điểm sáng xây dựng thương hiệu quốc gia toàn cầu?

Câu chuyện về xây dựng thương hiệu quốc gia trên toàn cầu và thương hiệu quốc gia Việt Nam là nội dung góc nhìn báo chí phản ánh trong ngày hôm nay 25/9.
Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 22/9: Kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 40 tỷ USD Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 23/9: Lỗ hổng nào trong kiểm soát nguồn cung rau vào siêu thị? Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 24/9: Ngành Công Thương đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tế của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Trong đó, Báo Thanh Niên có bài “Nâng tầm giá trị thương hiệu Việt”. Tác giả bài báo viết: “Việt Nam liên tục được Tổ chức Tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới (Brand Finance) “chấm” là điểm sáng trong xây dựng thương hiệu quốc gia toàn cầu và thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới, nhưng thực tế vẫn chưa có nhiều thương hiệu khẳng định dấu ấn biểu tượng trên thương trường quốc tế”.

Tác giả bài báo cũng trích lời của ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Trưởng thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia (Bộ Công Thương), giải thích vì sao Việt Nam có nhiều sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia nhưng vẫn chưa thể vươn ra thế giới, bởi điểm yếu đầu tiên là các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đầu tư cho việc xây dựng, quản trị và phát triển thương hiệu.

Ông Phú khẳng định kết quả định giá giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam của Brand Finance luôn tăng trưởng tích cực trong những năm qua là nhờ sự đóng góp một phần của chương trình Thương hiệu quốc gia của Chính phủ Việt Nam trong việc quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia và Thương hiệu quốc gia Việt Nam ra thị trường quốc tế.

“Trong thời gian tới, chương trình Thương hiệu quốc gia sẽ tiếp tục tập trung triển khai 3 nhiệm vụ chính: Nâng cao nhận thức của xã hội, các cấp các ngành, cộng đồng doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò của thương hiệu trong sản xuất kinh doanh đầu tư của doanh nghiệp; hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp xây dựng, quản trị và phát triển thương hiệu; quảng bá Thương hiệu quốc gia Việt nam thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia trên thị trường trong nước và quốc tế” - ông Phú nói.

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 25/9: Vì sao Việt Nam là điểm sáng xây dựng thương hiệu quốc gia toàn cầu?
Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 25/9: Nâng tầm giá trị thương hiệu Việt

Về chủ đề xuất nhập khẩu, sáng nay Báo Tuổi trẻ có bài “Đưa thương hiệu gạo 'Vietnam Rice' vào thị trường cao cấp”. Theo đó, tới năm 2030, tỉ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam lên 60% kim ngạch, với 25% mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice. Đây là một trong những mục tiêu trong dự thảo quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 đang được Bộ Công Thương xây dựng và lấy ý kiến.

Bộ Công Thương nhận định hoàn thiện thể chế chính sách tập trung vào việc thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún để thu hút đầu tư, cơ giới hóa, công nghệ cao trong sản xuất. Phát triển giống lúa, tăng tỉ lệ chế biến sâu các sản phẩm từ gạo, sử dụng hiệu quả thương hiệu và nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice.

Cũng về xuất nhập khẩu, tờ Kinh tế & Đô thị lại đưa bài viết về “Triển vọng mới cho trái cây Việt vào Trung Quốc”. Theo tác giả bài báo: “Đến nay, Việt Nam đã có 11 loại trái cây được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Dự kiến diện tích, sản lượng được phép xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Tuy nhiên, cơ hội chỉ thật sự được tận dụng khi các địa phương, nông dân và doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác”.

Đề cập về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thông tin, các cơ quan chuyên môn của Bộ đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để tuyên truyền về những thay đổi về chính sách của thị trường Trung Quốc đến doanh nghiệp, hiệp hội kịp thời và đầy đủ.

Tuy nhiên, để xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc, bên cạnh việc hỗ trợ từ các bộ, ngành, doanh nghiệp bắt buộc phải thích ứng với thay đổi của thị trường và nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu chính ngạch.

“Giá xăng có cơ hội xuống dưới 20.000 đồng/lít” là tựa đề bài viết nổi bật đăng trên Báo điện tử VTC News sáng nay. Nội dung bài viết: Dữ liệu cập nhật từ Bộ Công Thương tính đến 20/9 cho thấy, giá xăng RON92 bán lẻ tại Singapore (thị trường nhập khẩu chủ yếu) là 93,91 USD/thùng, còn giá xăng RON95 là 96,92 USD/thùng. Mức giá này tương đương mức giá hồi giữa tháng 1, khi đó giá xăng bán lẻ là 23.870 đồng/lít. Như vậy, nếu trừ đi thuế bảo vệ môi trường là 3.300 đồng, giá xăng nhập hiện chỉ ở mức 20.570 đồng/lít.

“Trường hợp giá dầu thế giới tiếp tục đà giảm mạnh và đề xuất giảm thuế được thông qua, giá xăng dầu bán lẻ trong nước sẽ giảm xuống dưới mức 20.000 đồng/lít” - bài báo nêu.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Xem thêm