Thứ bảy 10/05/2025 16:09

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 24/9: Ngành Công Thương đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tế của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Trên diễn đàn báo chí nhấn mạnh vai trò của ngành công thương 28 tỉnh, thành phố phía Bắc trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất.

Báo Quân đội nhân dân có bài viết: “Hội nghị ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tìm động lực tăng trưởng”. Bài báo trích dẫn phát biểu của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, khu vực 28 tỉnh, thành phố phía Bắc chiếm 45% dân số cả nước, là khu vực có vị trí địa lý hết sức quan trọng của nước ta; bao gồm toàn bộ hai vùng kinh tế - xã hội trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và một phần vùng Bắc Trung bộ (gồm 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).

Ngành công thương đã và đang có những đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tế của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Mặt khác, đây cũng là khu vực có “Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc”, Vùng kinh tế Thủ đô, tam giác kinh tế Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh, khu vực 28 tỉnh, thành phố phía Bắc có kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông tốt…

Vì vậy, hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực miền phía Bắc năm 2022 là dịp để ngành công thương tìm ra con đường để toàn vùng phát triển, từng địa phương phát triển.

Cùng chủ đề này trên báo Đại biểu nhân dân có bài: "Hội nghị Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc lần thứ VIII năm 2022"; Tạp chí điện tử VnEconomy có bài: "28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chưa khai thác hết tiềm năng công nghiệp, thương mại"...

Bài báo đưa nhận định: Ngành Công Thương đã và đang tiếp tục có những đóng góp rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, xét về mặt tổng quan, hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại của toàn khu vực vẫn còn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế...

Để khắc phục những tồn tại trên cũng như hoàn thành mục tiêu, kế hoạch của ngành công thương năm 2022, nhiều ý kiến đề xuất, bộ, ngành và các tỉnh, thành trong khu vực cần tập trung thực hiện có hiệu quả những nhóm giải pháp mà Bộ Công Thương đã định hướng.

Trong đó, các giải pháp trọng tâm, như: Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, thương mại; tập trung đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại; từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử; phát triển kết cấu hạ tầng thương mại…

Bên cạnh vấn đề thương mại, trong lĩnh vực năng lượng vấn đề điện gió, điện mặt trời tiếp tục được báo chí khai thác. Trên báo Lao động có bài viết đáng quan tâm: "EVN phải có trách nhiệm đàm phán giá với các dự án điện gió, điện mặt trời"; Tin tức của Thông tấn xã đưa tin: "Cục Điều tiết Điện lực phản hồi về trách nhiệm đàm phán giá và sản lượng với các dự án năng lượng tái tạo"; Cafef có bài: "Cục Điều tiết điện lực: EVN phải có trách nhiệm đàm phán giá điện với các dự án điện tái tạo"; Kinh tế Sài Gòn online có bài: "Cơ quan quản lý đề nghị EVN có trách nhiệm thỏa thuận với các dự án năng lượng tái tạo".

Bài báo đưa nhận định, các dự án năng lượng tái tạo, dù quy mô công suất nhỏ, nhưng trình tự và các bước thực hiện giống như dự án năng lượng truyền thống. Hiện nay các quốc gia trên thế giới cũng chưa áp dụng cơ chế đàm phán giá trực tiếp đối với các dự án điện gió, điện mặt trời sau khi kết thúc giai đoạn áp dụng giá FIT.

Trong giai đoạn chờ cơ chế giá điện chính thức được ban hành, EVN đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ cho phép các nhà máy điện sau khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật được phép tham gia thị trường điện và được thanh toán theo giá của thị trường điện giao ngay trong giai đoạn chờ Chính phủ có cơ chế chính thức.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Tin Công Thương 28/4: Nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế

Tin Công Thương 26/4: Siêu thị tăng nguồn cung hàng hóa

Tin Công Thương 25/4: 10.000 nhà nhập khẩu quốc tế tìm nguồn hàng tại Việt Nam

Tin Công Thương 24/4: Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

Tin Công Thương 23/4: Tiếp tục kích cầu tiêu dùng nội địa

Tin Công Thương 22/4: Ô tô giá rẻ ồ ạt về Việt Nam

Tin Công Thương 21/4: Giá xuất khẩu gạo sẽ sớm khởi sắc

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Tin Công Thương 11/4: Đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử

Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt

Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả