Công nhân lao động Việt Nam: Thiếu chứng chỉ nghề, yếu kỹ năng mềm
Việc làm 16/06/2022 15:01 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tín dụng đen “vây bủa” công nhân lao động Mong những chỉ đạo của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn cho công nhân lao động sớm được thực hiện |
Kỹ năng mềm yếu
Việt Nam có gần 100 triệu dân, trong đó khoảng 55 triệu công nhân lao động, song chia sẻ tại buổi đối thoại với công nhân lao động diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội - ông Đào Ngọc Dung cho biết: Hiện nay, tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 70%, nhưng chỉ có 24,5% có chứng chỉ nghề nghiệp. “So sánh trong khu vực ASEAN, chúng ta là một trong những quốc gia có tỷ lệ đào tạo nghề thấp”, ông Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
![]() |
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ công nhân lao động được đào tạo nghề thấp |
Các chuyên gia lao động đặc biệt quan ngại khi kỹ thuật, kỹ năng hành vi, kỹ năng mềm khác của lao động Việt Nam còn yếu, như kỹ năng giao tiếp, phối hợp làm việc nhóm, khả năng linh hoạt ứng phó tình huống, tính kỷ luật....
Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nước ngoài đã phàn nàn về sự thiếu hụt kỹ năng mềm của người lao động hiện nay, như lao động Việt Nam thường nói quá to, sử dụng từ ngữ tự do, gây ảnh hưởng đến năng suất lao động và môi trường làm việc chung... Thực tế này đã dẫn đến những trường hợp xung đột quan hệ lao động đáng tiếc xảy ra.
Giới chuyên gia cho rằng, kỹ năng mềm quyết định tới 75% sự thành đạt. Một trong những kỹ năng mềm quan trọng, cần thiết nhất là giao tiếp. Đây là quá trình làm cho người khác hiểu ý của mình, là quá trình tạo dựng mối quan hệ tốt với đối tác, góp phần vào sự thành công của cá nhân.
Ở khía cạnh khác, nhiều lao động Việt Nam trình độ ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin, khả năng sáng tạo... rất hạn chế so với lao động các nước trong khu vực ASEAN.
Trong khi đó, năng lực của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hạn chế; điều kiện đảm bảo chất lượng thấp… khiến việc tuyển sinh trong giáo dục nghề nghiệp chỉ đạt khoảng 2,2 triệu người/năm - con số quá thấp so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự chênh lệch và thiếu hụt như vậy khiến cung - cầu lao động khó gặp được nhau.
Sức ép đào tạo nghề
Tổ chức Lao động thế giới dự báo, tới năm 2026, thế giới sẽ có khoảng 40% người lao động không còn kỹ năng phù hợp với công việc hiện tại, vì phải thay thế bằng công nghệ mới; 30% người lao động buộc phải chuyển nghề. Điều này đang tạo sức ép lớn cho người lao động.
Thực tế này được phần lớn công nhân lao động ý thức được, tuy nhiên, sức ép công việc, điều kiện làm việc, kinh tế… đang tạo áp lực cho họ.
Chia sẻ vấn đề này, anh Bùi Văn Trường - Công ty TNHH Luxshare - ICT, tỉnh Bắc Giang - đưa ý kiến: “Chúng tôi đều mong muốn có tay nghề vững để có thể có thu nhập cao, đời sống ổn định, đóng góp nhiều cho doanh nghiệp, đất nước. Nhưng hiện nay, việc học nghề, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của nhiều công nhân rất khó khăn, vì điều kiện thời gian, kinh phí, quãng đường từ nơi làm việc đến chỗ học...”.
Ý kiến của anh Bùi Văn Trường được đánh giá là đòi hỏi chính đáng của người lao động. Bởi, bất cứ quốc gia nào, công việc nào cũng cần phải phát triển sản xuất kinh doanh từ đó mới có công ăn việc làm, mới giải quyết được lao động; phải nâng cao năng suất, chất lượng việc làm của mình lên. Muốn như vậy phải có đào tạo nâng cao tay nghề.
Song để làm được, ngoài nỗ lực của công nhân phải có vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan liên quan, đặc biệt trong việc dành nguồn lực đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng: Ngay từ bây giờ chúng ta phải chuẩn bị trước cho 5-10 năm tới theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Xác định đào tạo nhân lực là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược của quốc gia để phát triển nhanh. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 với những giải pháp quan trọng, như: Đào tạo nhanh, phân luồng học sinh cấp 2, 3, những học sinh không có nhu cầu, không có điều kiện để học lên cao nhanh và ngay thì cho các em rẽ ngang, vừa học nghề, vừa học văn hóa; tiến hành đào tạo mới lực lượng lao động; đào tạo chất lượng cao...
Theo đó, tới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trình Chính phủ sửa đổi Luật Việc làm trên tinh thần xác định những ngành nghề nào, lĩnh vực nào bắt buộc doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải sử dụng lao động có chuyên môn, nếu không có chuyên môn thì phải phối hợp với Nhà nước, cá nhân để đào tạo trước khi vào làm việc. Có những lực lượng lao động phải quy định vào làm việc bao lâu phải đào tạo lại.
Như vậy, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan như công nhân phải nỗ lực, quản lý nhà nước phải có chính sách, cơ chế, tổ chức thực hiện thật tốt; các địa phương phải vào cuộc; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng phải vào cuộc để giải quyết bài toán tổng thể này căn cơ, bài bản, từng bước chắc chắn và có hiệu quả.
Trong chương trình bố trí vốn đầu tư trung hạn, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã bàn bạc với các bộ, ngành liên quan dành 2.000 tỷ cho đào tạo nghề để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho công nhân. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Vì sao lao động được tạo việc làm tại Hà Nội giảm?

10 lĩnh vực sinh viên ra trường có tỷ lệ việc làm cao nhất

Hà Nội: Kết nối doanh nghiệp và người lao động qua phiên giao dịch việc làm

Lai Châu: Người dân thay đổi sinh kế, vươn lên thoát nghèo nhờ chương trình đào tạo nghề

Đánh giá thí điểm mô hình Kosen tại 3 trường cao đẳng Bộ Công Thương
Tin cùng chuyên mục

Hội nghị đối thoại giấy phép lao động và kiến nghị sửa đổi Nghị định 15

Cắt giảm lao động tại Công ty PouYuen: Kịp thời kết nối giới thiệu việc làm cho công nhân

Đại biểu Quốc hội Trương Quốc Huy: Hãy nhìn thẳng vào khó khăn

Đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội nhưng lương hưu không đủ sống

Thông báo tuyển dụng công chức Bộ Công Thương năm 2023

Trình Chính phủ Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Hơn 5.700 lao động công ty Pouyuen bị mất việc sẽ được hỗ trợ như thế nào?

Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia thông báo tuyển dụng

8 tỉnh kết nối trực tuyến hỗ trợ việc làm cho người lao động

Từ ngày 1/7: 9 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng

60 doanh nghiệp tuyển dụng hàng nghìn việc làm tại ngày hội tuyển dụng IUH

Hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Điện lực

Tạo việc làm cho thanh niên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức

Điều kiện được tuyển chọn đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản

8 nhóm đối tượng được đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp

Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay như thế nào?

Lương tối thiểu theo giờ năm 2023, TP. Hồ Chí Minh trả cao nhất

Hiện thực hóa giấc mơ an cư

Chính sách hỗ trợ tai nạn lao động quy định như thế nào?
