Chủ nhật 27/04/2025 21:37

Công nghệ và trí tuệ nhân tạo đang tác động lớn tới thương mại điện tử

Nền kinh tế đang đứng trước sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo và sẽ có tác động lớn đến thương mại điện tử.

Tại Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam (VOBF) tổ chức ngày 20/4 tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “Smart - Ecommerce”, bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại và Kinh tế số (Bộ Công Thương)- cho biết: Thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ trong thời gian vừa qua.

Theo kết quả điều tra được thực hiện ở Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số năm 2022, trong bối cảnh kinh tế phục hồi sau đại dịch và sức mua dần trở lại, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam đã tăng 20%, đạt 16,9 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng quốc gia. Ngay cả trong những năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, quy mô thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức hai con số, vào khoảng 15% cho mỗi năm.

Diễn đàn quy tụ hàng ngàn doanh nghiệp thương mại điện tử tham gia

Theo bà Oanh, thương mại điện tử ở Việt Nam đang đứng trước những bối cảnh mới đầy khó khăn và thách thức hơn, cụ thể như: Kinh tế thế giới, khu vực và nước ta đều tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế của cả nước chỉ tăng trưởng 0,7% trong quý I/2023. Đây là tốc độ tăng thấp nhất trong nhiều năm qua, kể cả so với những năm đại dịch. Tín hiệu này rất đáng chú ý, đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ đối với định hướng phát triển và đóng góp của thương mại điện tử đối với nền kinh tế trong thời gian tới.

“Nền kinh tế đang đứng trước sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các công nghệ mới cũng như trí tuệ nhân tạo. Các mô hình kinh doanh mới và xu hướng thương mại điện tử thông minh, xu hướng của người tiêu dùng đang có xu hướng thay đổi. Dự kiến điều này sẽ có tác động lớn đến sự phát triển thương mại điện tử. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần nhanh chóng cập nhật xu hướng mới này. Nắm bắt kịp thời xu thế để không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh”- bà Oanh đánh giá.

Nói về VOBF 2023 tại TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết: Diễn đàn năm nay có hơn 2.000 người tham dự, cùng 50 chuyên gia, và khoảng 1.000 doanh nghiệp lớn nhỏ. VOBF 2023 có chủ đề “Smart E-Commerce” trong đó Smart Tech và Smart Solutions là hai khía cạnh quan trọng nhất.

“Đặt trong bối cảnh của nền kinh tế sau dịch và chịu sự ảnh hưởng của làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành thương mại điện tử đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất để thích nghi với tình hình mới tại Việt Nam”- ông Dũng cho biết thêm.

Các diễn giả, chuyên gia trao đổi, phân tích với doanh nghiệp tham gia diễn đàn

Bên cạnh đó, một số chủ đề nóng và đang nhận được nhiều sự quan tâm cũng được các diễn giả và chuyên gia trao đổi, phân tích tại diễn đàn như: Nghiên cứu thị trường về hành vi người tiêu dùng thông minh khi mua sắm và thận trọng chi tiêu; Tổng quan về thị trường và những xu hướng nổi bật 2023; Khám phá thương mại hội thoại nâng cao; Mô hình phân phối mới và phương pháp sử dụng hiệu quả KOC/KOL; Chiến lược thông minh để tăng trưởng qua những câu chuyện thực tế; Sức mạnh của kết nối trong công nghệ Headless & Open API; AI ứng dụng trong thương mại điện tử - tinh giản và hiệu quả.

Đức Hiếu
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên 'chợ điện tử' Bình Dương

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"