Kinh doanh trên mạng xã hội sẽ “qua mặt” sàn thương mại điện tử?

Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn kinh doanh trên mạng xã hội để đẩy mạnh bán hàng.
Quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội Sẽ ban hành Thông tư quản lý kinh doanh trên mạng xã hội Diễn đàn toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2023 - “Smart E-commerce”

Còn nhiều dư địa phát triển thương mại điện tử

Tại Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2023 (Vietnam Online Business Forum 2023) với chủ đề “Smart E-commerce”, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, sau hai năm đại dịch Covid-19, ngành thương mại điện tử đã bước vào năm 2022 với nhiều tín hiệu lạc quan. Dù vậy, những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong nước đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế và thương mại nước ta, đặc biệt là những tháng cuối năm và kéo dài sang năm 2023.

VECOM ước tính, năm 2022 quy mô giao dịch thương mại điện tử bán lẻ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Xét riêng lĩnh vực bán lẻ hàng hoá, năm 2022 tỷ lệ bán lẻ hàng hoá trực tuyến so với tổng mức bán lẻ hàng hoá khoảng 7,2%, cao hơn tỷ lệ tương ứng 6,7% của năm 2021.

Kinh doanh trên mạng xã hội sẽ “qua mặt” sàn thương mại điện tử?
Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2023 (Vietnam Online Business Forum 2023) với chủ đề “Smart E-commerce” do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức

Sang năm 2023, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, 3 tháng đầu năm tổng sản phẩm trong nước tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,3%. Hai ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất là dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 26,0%, ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,1%.

Rõ ràng, những khó khăn lớn của nền kinh tế từ giữa năm 2022 đã kéo dài sang quý I và có thể đến hết năm 2023. Trong bối cảnh khó khăn đó, VECOM đánh giá thương mại điện tử của quý I tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ và cả năm vẫn có thể đạt trên 25%.

Như vậy, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những lĩnh vực kinh tế sáng nhất, tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên, khi so sánh mức trung bình toàn cầu và đặc biệt là so với nước láng giềng có nhiều nét tương đồng là Trung Quốc thì các tỷ lệ trên còn rất thấp.

VECOM đưa dẫn chứng, năm 2022 tại Trung Quốc bán lẻ hàng hoá trực tuyến chiếm 27,2% toàn bộ doanh số bán lẻ hàng hoá, gấp đôi tỷ lệ này của năm 2016 và cao hơn tỷ lệ 24,5% của năm 2021. “Rõ ràng thương mại điện tử nước ta dù phát triển với tốc độ cao, nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu. Tiềm năng cho sự phát triển thương mại điện tử còn rất lớn” - VENCOM nhận định.

Kinh doanh trên mạng xã hội sẽ “qua mặt” sàn thương mại điện tử?
Có tới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội

65% doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội

Theo VECOM, hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội là những nét nổi bật của ngành thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2022 và quý I/2023.

Đáng chú ý, kết quả khảo sát của VECOM cho thấy, có tới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội. Ngoài ra, số lượng lao động trong doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ như Zalo, WhatsApp, Viber hay Facebook Messenger cũng liên tục tăng qua từng năm.

“Bán hàng trên các mạng xã hội đang được đánh giá mang lại hiệu quả cao nhất, vượt qua các hình thức khác như website hay ứng dụng của doanh nghiệp cũng như sàn thương mại điện tử. Nổi bật nhất trong số các mạng xã hội là sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của TikTok Shop. Kinh doanh trên nền tảng này có sức hút rất lớn đối với đông đảo thương nhân trên cả nước”, đại diện VECOM cho hay.

Cũng theo VECOM, hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng ổn định. Theo khảo sát của VECOM, năm 2022 có 23% doanh nghiệp bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

Kinh doanh trên mạng xã hội sẽ “qua mặt” sàn thương mại điện tử?
Năm 2022 có 23% doanh nghiệp bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử

Theo Công ty Cổ phần Khoa học dữ liệu Metric, tổng doanh số của 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu cùng với Tiktok Shop lên tới 141.000 tỷ đồng (khoảng 6 tỷ USD). Shopee và Lazada là hai sàn thương mại điện tử lớn nhất, trong khi đó dù mới hoạt động từ giữa năm 2022 nhưng Tiktok Shop cũng đã trở thành nền tảng thương mại điện tử bán lẻ lớn thứ ba tại Việt Nam.

Theo ông Đỗ Hữu Hưng, CEO Accesstrade, thương mại điện tử hiện không chỉ dừng lại ở các sản phẩm, hàng hóa mà còn mở rộng ra các ngành dịch vụ khác như tài chính, du lịch, ngân hàng… Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử cho biết, họ sẽ tăng tỷ trọng lên thương mại điện tử từ 20% lên 40% vì đây là kênh giúp họ tăng trưởng nhanh hơn.

Hiện có 3 xu hướng nổi bật trong thương mại điện tử là live commerce (thương mại trực tiếp), tiếp thị liên kết, ChatGPT. Với xu hướng live commerce, đây là cách giúp các thương hiệu tăng tốc độ bán hàng. Nếu theo phương thức truyền thống, các doanh nghiệp mang sản phẩm ra gian hàng, có thể mất tới 30 ngày mới giải quyết hàng tồn kho. Nhưng với live commerce, trong một phiên phát trực tiếp buổi tối (4 tiếng) có thể bằng một shop bán truyền thống trong 1 tháng.

Theo ông Đỗ Hữu Hưng, các doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử chưa thành công là mải chạy theo trend (xu hướng), đây là cách tiếp cận không bền vì không tạo ra “ma trận điểm chạm”. Bởi kinh doanh thương mại điện tử khác truyền thống ở chỗ người tiêu dùng quyết định rất nhanh. Vì vậy doanh nghiệp xây dựng được nền tảng thương mại điện tử đa kênh sẽ có lợi thế. Hiện nay cần tận dụng lợi thế công nghệ để kinh doanh chứ không phải dựa vào sức và tiền.

“Doanh nghiệp khi Facebook bùng nổ thì bỏ website, có Shopee thì bỏ Facebook, hay có Tiktok thì bỏ Shopee, không thể tạo ra “ma trận điểm chạm”. Ví dụ như Thế giới Di động, họ luôn chọn địa điểm đẹp nhất ở các ngã 4, mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất, nên dù bán giá cao nhưng vẫn đông người lựa chọn. Hay như Shopee, phủ sóng khắp nơi từ facebook, quảng cáo, áp phích… đi đâu cũng thấy Shopee nên người tiêu dùng mua ở đâu cũng quay về Shopee”, ông Hưng nêu ví dụ.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Khu gian hàng của TP. Hà Nội tại Hội chợ Công nghiệp, Thương mại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang năm 2024 thu hút đông đảo người tiêu dùng cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số (hệ thống CRM) là công cụ hỗ trợ các địa phương, ngành hàng tổ chức xúc tiến thương mại, kết nối giao thương hiệu quả hơn.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hơn 350 doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi Triển lãm quốc tế sản phẩm và đồ chơi trẻ em (IBTE 2024) và Triển lãm quà tặng & đồ gia dụng (IGHE 2024).
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Home 2024 đều tổ chức khuyến mãi, giảm giá từ 10 - 50% tất cả dòng sản phẩm để kích cầu tiêu dùng cuối năm.
Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước.
Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Sáng 17/12, tại TP. Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức chương trình tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại với các thị trường RCEP.
2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tờ South China Morning Post nhận định, năm 2024 là một năm thành công rực rỡ trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, do các hoạt động thương mại và đầu tư.
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu đang tăng trưởng mạnh và đây được đánh giá là xu hướng không thể đổi khác trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động