Thứ bảy 10/05/2025 02:51

Công bố Chương trình khảo sát ‘Hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy’ năm 2022

Sáng 28/12, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố kết quả khảo sát, trao Chứng nhận ‘Hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy’ năm 2022.

Theo Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, sau hơn 6 tháng thực hiện Chương trình khảo sát 'Hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy' năm 2022 đã nhận được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và đông đảo người tiêu dùng tại hầu hết các tỉnh/thành phố. Có 120 hàng hóa, dịch vụ do Sở Công Thương các tỉnh/thành phố giới thiệu, đề cử tham gia khảo sát thuộc 6 nhóm ngành hàng gồm: Nhóm Tiêu dùng, làm đẹp; Nhóm nông nghiệp; Nhóm gia vị; Nhóm đồ uống; Nhóm đồ ăn; Nhóm dịch vụ.

Công bố Chương trình khảo sát ‘Hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy’ năm 2022

Kết quả khảo sát như sau: đối với Nhóm tiêu dùng, làm đẹp, ban tổ chức nhận được 10.166 câu trả lời. Các tỉnh/ thành phố có nhiều câu trả lời gồm: TP. Hồ Chí Minh 6.062; Long An 351; Đồng Nai 342;… Mức độ hài lòng đối với sản phẩm tiêu dùng, làm đẹp như sau: Tin cậy 95,4%; không tin cậy 4,6%.

Đối với Nhóm nông nghiệp, có 11.381 câu trả lời. Trong đó, tỷ lệ sử dụng phân bón nội, ngoại là 91,8% và 8,2%; Mức độ tin cậy 95,9%, không tin cậy là 4,1%; tỷ lệ sử dụng chế phẩm vi sinh JA-MIOS V là 31,9%; chế phẩm vi sinh JA-BIOTIC là 22,9%; phân bón hữu cơ vi sinh TM 20,9%; phân bón Lào Cai NPK các loại là 17,5%/17,2%/14,1%.

Đối với Nhóm gia vị, ban tổ chức nhận được 10.353 câu trả lời, trong đó, mức độ tin cậy là 96,3%, không tin cậy là 3,7%.

Đối với Nhóm Đồ uống, ban tổ chức nhận được 10.515 câu trả lời, trong đó, mức độ tin cậy là 96,4%, không tin cậy là 3,6%.

Đối với Nhóm Đồ ăn, Ban tổ chức nhận được 10.413 câu trả lời, trong đó, mức độ tin cậy là 96,4%, không tin cậy là 3,6%.

Đối với Nhóm dịch vụ, Ban tổ chức nhận được 10,254 câu trả lời, trong đó, mức độ tin cậy là 92,9%, không tin cậy là 7,1%.

Phiếu khảo sát được Ban tổ chức chuẩn bị sẵn và gửi đến người tiêu dùng nghiên cứu tự trả lời thông qua các hình thức phổ biến như: Khảo sát trực tuyến, gửi đường link và gửi phiếu khảo sát đến người tiêu dùng để nhận câu trả lời; phát phiếu khảo sát cho người tiêu dùng trả lời trực tiếp.

Việc thẩm định kết quả khảo sát như sau: Lựa chọn Top 50, Top 100 hàng hóa, dịch vụ do người tiêu dùng bình chọn (từ cao xuống thấp); lập Hội đồng thẩm định; công bố kết quả khảo sát.

Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam sẽ theo dõi, nếu hàng hóa, dịch vụ đã được cấp giấy chứng nhận vi phạm pháp luật sẽ bị loại khỏi danh sách và thông tin trên website: nguoitieudung.org.vn.

Phát biểu tại Hội nghị công bố kết quả khảo sát và trao Chứng nhận ‘Hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy’ năm 2022, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - cho biết, việc khảo sát ý kiến đánh giá khách quan của người tiêu dùng về chất lượng, giá cả, mẫu mã, dịch vụ chăm sóc khách hàng,… đối với hàng hóa dịch vụ mà họ tin cậy, qua đó, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, cung ứng ra thị trường những hàng hóa, dịch vụ có sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

‘Kết quả khảo sát góp phần cung cấp thêm thông tin để người tiêu dùng tham khảo trong việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ từ trải nghiệm của nhiều người tiêu dùng. Cuộc khảo sát có những tiêu chí rõ ràng, công khai, minh bạch, khách quan, trung thực, có thể kiểm chứng’, ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, người tiêu dùng vừa là đối tượng mà tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh hướng tới, đồng thời cũng là nhân tố quyết định sự phát triển của các tổ chức cá nhân. Định hướng phát triển của doanh nghiệp cũng trên cơ sở thông tin nghiên cứu thị trường, khảo sát tiêu dùng. Khảo sát ý kiến người tiêu dùng là một kênh quan trọng để người tiêu dùng thực hiện quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ và quyền góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá cả; chất lượng hàng hóa, dịch vụ; phong cách phục vụ; phương thức giao dịch theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Bảo vệ người tiêu dùng: Góc nhìn từ Đại sứ Anh

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng