Có nên để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội?
Xã hội 25/08/2023 19:48 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chiều 25/8, tại Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).
Báo cáo về một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân (khoản 3 Điều 78), trong Thường trực Ủy ban Pháp luật có 2 loại ý kiến.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tại phiên họp |
Nhiều ý kiến tán thành quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho công nhân thuê theo đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại văn bản số 7177/TLĐ-BQLDA ngày 03/8/2023.
Tuy nhiên, do đây là các dự án nhà ở công nhân để cho thuê, vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thu hồi vốn dài nên cần bổ sung đánh giá tác động về nguồn lực đầu tư và khả năng thu hồi vốn, làm rõ trình tự, thủ tục đầu tư theo pháp luật đầu tư hay pháp luật đầu tư công và hình thức sở hữu đối với nhà ở hình thành trong dự án để có cơ chế quản lý phù hợp.
Đồng thời, cần chỉnh lý, bổ sung các quy định có liên quan của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và cho thuê nhà ở này.
Một số ý kiến cho rằng không nên quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân như dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) do Chính phủ trình.
"Đây là vấn đề mới, còn nhiều nội dung chưa được làm rõ, quá trình thí điểm thời gian qua (theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) còn nhiều vướng mắc, chưa đủ độ “chín” để quy định trong Luật" - ông Hoàng Thanh Tùng nêu.
Do đó, đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng Đề án báo cáo Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm chính sách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cho công nhân trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả mới quy định trong Luật.
Về đất để xây dựng nhà ở xã hội (Điều 81), ông Hoàng Thanh Tùng cho hay, do vấn đề này còn có ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề xuất 2 phương án: Phương án 1: Kế thừa quy định của Luật Nhà ở hiện hành, tiếp tục quy định trách nhiệm xã hội của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và bổ sung trách nhiệm này tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 81, tuy nhiên cần phải linh hoạt về phương thức thực hiện.
Theo đó, chủ đầu tư có thể dành quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đối với các dự án lớn, quy hoạch các khu vực nhà ở biệt lập, không có tác động tiêu cực về hạ tầng xã hội và điều kiện sống giữa các khu nhà ở có tiêu chí khác nhau) hoặc quỹ đất ở vị trí khác hay đóng góp bằng tiền mức tương đương giá trị quỹ đất, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong từng giai đoạn.
Phương án 2: Giữ như dự thảo Luật do Chính phủ trình là trách nhiệm bố trí quỹ đất nhà ở xã hội thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không phải có trách nhiệm đóng góp phát triển nhà ở xã hội. "Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành phương án 1" - ông Tùng nói.
Về xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp (Điều 90 và Điều 92), theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, nhiều ý kiến tán thành xây dựng nhà lưu trú công nhân trong diện tích đất thương mại, dịch vụ của khu công nghiệp như quy định của dự thảo Luật do Chính phủ trình vì giúp giải quyết được nhiều vướng mắc trong trình tự, thủ tục đầu tư, tạo sự thuận lợi cho công nhân khu công nghiệp.
Tuy nhiên, theo phương án này thì phải bổ sung các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn về môi trường, giao Chính phủ quy định quy mô, tỷ lệ diện tích đất phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; sửa đổi Điều 19 của Luật Đầu tư để cho phép xây dựng các hạ tầng xã hội của khu công nghiệp trong hàng rào khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị không quy định việc xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp mà cần giao địa phương bố trí đủ quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân làm việc cả trong và ngoài khu công nghiệp.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cử tri bức xúc dự án khu đô thị 27 năm chưa hoàn thành

TP. Hồ Chí Minh: Nhân viên Bệnh viện quận 7 liên tiếp bị hành hung, Sở Y tế lên tiếng

Nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

Quảng Nam: Xử phạt người đàn ông đăng tin xúc phạm uy tín Chủ tịch UBND thị trấn

Quảng Bình: 3 xe đầu kéo gây tai nạn nghiêm trọng ở tuyến đường lên cửa khẩu Cha Lo
Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số báo chí: Con đường tất yếu nhưng không dễ đi

BASF Việt Nam truyền đam mê khoa học cho học sinh qua thí nghiệm trực tuyến mới

Huy động hơn 600 tỷ đồng thực hiện các dự án phòng tránh thiên tai

Đề xuất tăng mức đóng bảo hiểm y tế từ năm 2025

Đà Nẵng: Thiên tai, biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại kinh tế hơn 10.000 tỷ đồng

Vụ học sinh hành hung giáo viên ở Tuyên Quang: Tạm đình chỉ công tác Hiệu trưởng

Quảng Nam: Cảnh báo giả danh cảnh sát PCCC và CNCH để bán tài liệu

Những điều nên làm để có sức đề kháng trong mùa đông

Nợ bảo hiểm xã hội: Chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe

Người dân cần lưu ý gì để được hoàn tiền thuế thu nhập cá nhân?

Công an vào cuộc xác minh vụ quán xôi chè nổi tiếng ở Hàng Bồ bị tố chửi khách thậm tệ

Lợi ích sức khỏe từ bơ đậu phộng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/12/2023: Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Xác lập 10 Kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam

Thời tiết hôm nay 7/12/2023: Bắc Bộ trời rét, vùng núi dưới 11 độ

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 7/12/2023: Hà Nội tạnh ráo, trưa chiều hửng nắng, rét về sáng và đêm

Vụ học sinh quây cô giáo vào góc lớp ở Tuyên Quang: Cần làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường

Kiến nghị ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong bảng lương

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, bảo đảm nguồn cung thực phẩm
