Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Bác Hà Văn Tú ở Bản Chong, xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là người có uy tín, làm kinh tế giỏi và giúp đồng bào dân tộc thiểu số “đuổi đói nghèo”.
Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Vận động xóa bỏ các hủ tục lạc hậu

Theo số liệu của UBND xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, toàn xã có 792 hộ với 3.792 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo còn 26%, cận nghèo còn 43,9%. Thu nhập của người dân trên địa bàn chủ yếu dựa vào ruộng nương, cây luồng, chăn nuôi trâu, bò. Trong những năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đảng bộ xã Thiên Phủ đã tập trung lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương không ngừng quan tâm, chăm lo phát triển về mọi mặt đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”
Bác Hà Văn Tú cùng cán bộ Phòng Dân tộc huyện Quan Hóa trao đổi với phóng viên Báo Công Thương

Ông Hà Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Thiên Phủ cho biết: Trên địa bàn xã có những người làm kinh tế giỏi, có uy tín trong bản đã giúp đỡ nhiều hộ có hướng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho gia đình, trong số đó có bác Hà Văn Tú ở Bản Chong. Nói rồi ông Thủy đưa chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của bác Hà Văn Tú.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, bác Hà Văn Tú cho biết: “Là một Đảng viên, lại từng là cán bộ ở xã Thiên Phủ nên tôi nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Ở địa phương kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp với các cây trồng chủ lực là lúa, ngô, cây rau màu các loại và trồng rừng. Là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của bản Chong, bản thân tôi trong nhiều năm qua đã cố gắng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình và bản làng ấm no, hạnh phúc”.

Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”
Bác Hà Văn Tú chăn nuôi lợn nái để lấy giống nuôi lợn thịt và cho xuất chuồng hàng tấn lợn thịt mỗi năm

Bác Hà Văn Tú cho hay: Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bản thân bác cùng với gia đình luôn tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế xã hội, tăng gia sản xuất, tạo thu nhập cho gia đình và luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước và các phong trào do địa phương phát động. Cùng với việc chăm lo cuộc sống gia đình bác Hà Văn Tú còn luôn vận động các hộ láng giềng tích cực tăng gia sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, chú trọng xây dựng gia đình văn hóa, yên ấm hạnh phúc. Ngoài ra, bác cũng tích cực xây dựng tình đoàn kết làng xóm, láng giềng, quan tâm giúp đỡ các hộ gia đình trong bản khi khó khăn, hoạn nạn.

"Gia đình tôi chăn nuôi lợn giống và lợn thịt, nuôi cá, thu hoạch luồng rừng mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình tôi đã mua sắm đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt gia đình như: Xe máy, ti vi, tủ lạnh... và xây dựng nhà mới khang trang" - bác Tú phấn khởi cho biết.

Ông Hà Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Thiên Phủ chia sẻ thêm: Nhìn lại năm 2021 toàn bản Chong có 26 hộ nghèo, nhiều hộ mới thoát nghèo kinh tế còn khó khăn, thì hiện nay số hộ nghèo đã giảm chỉ còn 19 hộ, nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn nay đã vươn lên thoát nghèo, có kinh tế khá giả. Đáng chú ý, từ năm 2021 đến nay bản Chong đã thực hiện vận động đóng góp đối ứng được 37 triệu đồng và 450 ngày công, vận động hiến gần 235m2 đất để thực hiện đổ bê tông đoạn đường trục bản dài gần 2km. Các loại quỹ, khoản đóng góp khác theo quy định đều được thông báo công khai, vận động tới từng hộ dân và nhân dân trong bản Chong tình nguyện đóng góp đạt 100%.

Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”
Bác Hà Văn Tú cùng Phó Chủ tịch UBND xã Thiên Phủ Hà Văn Thủy trao đổi kinh nghiệm về phát triển kinh tế từ trồng cây cho hiệu quả kinh tế cao

Trong công tác bảo vệ môi trường, bác Hà Văn Tú đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân trong bản, mỗi hộ phải xây dựng hố rác mi ni để xử lý rác thải sinh hoạt trong gia đình, đến nay 95% các hộ trong bản Chong đều có hố rác mi ni.

Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, bản thân bác Hà Văn Tú cũng đã tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định cụ thể trong quy ước, hương ước bản, nên việc ma chay, cưới xin không còn tổ chức dài ngày; ăn, ở hợp vệ sinh,... xóa bỏ hủ tục lạc hậu, không sinh con thứ 3, vận động con em đi học đạt trên 99%, vận động con cháu trong nhà, dòng họ, trong thôn tiêm phòng vaccine để phòng ngừa bệnh tật.

Nhân rộng mô hình phát triển kinh tế giúp đồng bào “đuổi đói nghèo”

Trên nét mặt rạng ngời quyết tâm, bác Hà Văn Tú cho hay: Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền về tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc; về đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội, các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc phát động; tuyên truyền vận động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, tiến bộ của các dân tộc thiểu số, nhất là việc giữ gìn tiếng nói, văn hóa, nghệ thuật, các phong tục, lễ hội tiến bộ... tuyên truyền, vận động người dân trong bản Chong thay đổi các thói quen, tập quán lạc hậu, bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bác Hà Văn Tú cho biết: Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hoạt động văn hóa, thể thao, qua các hội thi, đối thoại tiếp xúc trực tiếp của cán bộ Mặt trận tổ quốc với đồng bào... Đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền miệng, thông qua đội ngũ người có uy tín tiêu biểu ở vùng dân tộc thiểu số; thông qua “Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư”, Ngày truyền thống Mặt trận Việt Nam vào ngày 18 tháng 11 hàng năm và các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số.

Động viên ý thức tự vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số, khắc phục tình trạng trong chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp, đầu tư của nhà nước, tích cực phấn đấu đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm, quan tâm tập huấn, phổ biến chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ vốn, khuyến khích đồng bào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Vận động đồng bào giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống về văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu; bảo đảm an ninh trật tự xã hội...

Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”
Ông Hà Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Thiên Phủ thông tin về những thay đổi tích cực của địa phương

Nhờ sự giúp đỡ của bác Hà Văn Tú, người có uy tín, làm kinh tế giỏi nên bản Chong đã dần thay da đổi thịt, hộ nghèo đang giảm dần. Phấn khởi trước kết quả đã đạt được ở bản Chong, ông Hà Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Thiên Phủ cho biết: "Trong những năm gần đây thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 nhiều chương trình đã được triển khai tại địa phương. Đặc biệt là sự tự vươn lên của bà con, nhiều chương trình phát triển kinh tế đã được nhân dân hưởng ứng thực hiện như: Trồng và chăm sóc rừng luồng, kết hợp chăn nuôi lợn, nuôi cá, trồng trọt... Các mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế, giúp địa phương xóa đói, giảm nghèo".

Ghi nhận những đóng góp to lớn của bác Hà Văn Tú - người có uy tín tiêu biểu, xuất sắc trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bản xã Thiên Phủ và bản Chong giai đoạn 2021-2023, mới đây, UBND xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen cho bác Hà Văn Tú.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động