Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh: Ngành Công Thương đã đạt nhiều thành công trong quá trình tái cơ cấu

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh khẳng định, ngành Công Thương đã đạt nhiều thành công trong quá trình tái cơ cấu.
Tái cơ cấu ngành Công Thương để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Tái cơ cấu ngành Công Thương: Cần những "sếu đầu đàn" đủ mạnh

Ông đánh giá như thế nào về kết quả đạt được của ngành Công Thương trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương? Trong đề án này, mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030 nên được tiếp cận như thế nào và chúng ta cần làm gì để biến “phấn đấu” thành hiện thực, thưa ông?

Ngành Công Thương đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong quá trình tái cơ cấu. Với ngành công nghiệp đã có nhiều cố gắng để khôi phục và phát triển sản xuất trong những năm qua. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) năm 2023 đã có chuyển biến tích cực, tháng 4/2023 tăng 3,6 % so với tháng trước và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, IIP ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh
Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh

Tuy vậy, sản xuất công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, tính chung 4 tháng năm 2023, IIP ước giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng tăng 7,8%) do kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động khó lường, lạm phát các nước mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, đơn hàng cho ngành dệt may, da giày giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm, tốc độ tăng trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh và một số trung tâm công nghiệp còn thấp.

Hiện nay, chưa thể dự báo chính xác mức độ cải thiện của kinh tế thế giới trong những năm tới do chưa thể biết bao giờ xung đột giữa Nga và Ucraina kết thúc, kinh tế Mỹ có tránh được suy thoái và kinh tế châu Âu sẽ chuyển biến ra sao, nhu cầu của kinh tế thế giới sẽ hồi phục và phát triển thế nào. Các nước phát triển cũng nâng cao các yêu cầu, tiêu chuẩn về quyền người lao động, bảo vệ môi trường, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ...

Việt Nam đã hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, ký kết 17 hiệp định thương mại tự do, có quan hệ thương mại với 221 nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất-nhập khẩu hàng hóa, đồng thời cũng đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đồng thời cách mạng công nghiệp 4.0 với trí thông minh nhân tạo, Internet vạn vật, chuyển đổi sang kinh tế xanh...diễn biến nhanh chóng, đòi hỏi sản xuất công nghiệp phải tái cơ cấu, đầu tư mạnh vào khoa học-công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng suất lao động, cải thiện tỷ lệ giá trị gia tăng được sản xuất tại Việt Nam trong các sản phẩm sản xuất và xuất khẩu.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần kết nối trực tiếp theo chuỗi giá, thực hiện công khai minh bạch với các đối tác xuyên biên giới. Bộ máy nhà nước cần nâng cao hiệu quả trợ giúp doanh nghiệp, chuyển mạnh sang Chính phủ điện tử, giảm bớt các giấy phép con, chi phí không chính thức. Theo Báo cáo PCI năm 2022 của VCCI, chi phí cho cán bộ thuế gia tăng từ 33,8% (năm 2021) lên 54,5% (năm 2022). Các chi phí này làm giảm năng lực cạnh tranh, hạn chế năng lực tài chính của doanh nghiệp đầu tư vào tiến bộ khoa học-công nghệ.

Sản xuất công nghiệp
Ngành Công Thương đạt nhiều thành công trong quá trình tái cơ cấu

Xuất nhập khẩu năm 2022 ghi nhận nhiều cột mốc lịch sử khi lần đầu tiên tổng kim ngạch thương mại vượt 700 tỷ USD, bên cạnh đó là con số xuất siêu khoảng 10 tỷ USD, nhiều ngành hàng bước vào các “câu lạc bộ tỷ USD và chục tỷ USD, ông có bình luận gì về những thành tựu này?

Trong tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động và khó khăn những tiến bộ và thành tực kể trên là rất đáng trân trọng, cần được phân tích để rút ra những bài học kinh nghiệm để nhân rộng và phổ biến trong toàn ngành Công Thương.

Năng suất lao động trong các ngành công nghiệp thấp nhất trong nhiều ngành kinh tế, ông nhận định ra sao về ý kiến này và cần lấp lỗ hổng này như thế nào?

Nâng cao năng suất lao động là yêu cầu bắt buộc trong cuộc cạnh tranh ngày nay. Các ngành công nghiệp cần chuyển mạnh sang kinh tế số, liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học để đổi mới, sáng tạo, đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Một điển hình tiên tiến là Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Hà Nội đã liên tục chuyển đổi số, đưa ra mô hình Ngôi nhà Thông Minh Smart Home, Thành phố Thông Minh Smart City, Nông nghiệp Thông Minh, liên tục tăng năng suất lao động, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ quản lý và người lao động.

Thưa ông, để thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương thành công trong giai đoạn tới, vấn đề quan trọng nhất vẫn là thể chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Về nội dung này ông có gợi mở cụ thể nào? Đồng thời, để hiện thực hóa các mục tiêu trong đề án trên, giải pháp cần được tập trung là gì?

Chúng ta đã có bài học kinh nghiệm của những năm đổi mới, xé rào và cắt giảm các giấy phép con năm 2000-2001 khi thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của công dân. Cần tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, nghiên cứu kỹ các giấy phép con hiện nay đã tăng lên đáng kể. Cần chuyển mạnh sang Chính phủ điện tử, thực hiện công khai minh bạch trong các quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp và công dân.

Hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình tiên tiến ở Đồng Tháp, Quảng Ninh, Hải Phòng… thường xuyên lắng nghe phản ánh của doanh nghiệp để giảm bớt các thủ tục phiền hà, giảm bớt chi phí về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp và công dân. Công cuộc chống tham nhũng đã đạt được nhiều tiến bộ, cần chuyển thành những quy định của Nhà nước, cắt giảm các khoản chi tiêu lãng phí, hình thức, kém hiệu quả, tập trung thúc đẩy vận dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế cho người dân.

Anh - Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Để xây dựng Chính phủ số, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh phát triển các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động.
Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận diện xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí.
Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Trên cơ sở báo cáo của đòan kiểm tra, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Sáng ngày mai (23/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn ‘Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển’.
Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với một số tập đoàn lớn của Nhật Bản xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân.
Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Hơn 300 người dân vùng cao Gia Lai vui mừng khi được các bác sĩ khám, cấp thuốc miễn phí. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ những khó khăn với bà con.
Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giữa khi xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, đã sáng lên tấm gương của người anh hùng là hàng xóm căn nhà gặp nạn.
Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Những phần quà, suất học bổng dành cho người già và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn là niềm động viên to lớn với người dân vùng biên Gia Lai dịp cuối năm.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Tờ trình, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực.
Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Những ngày này, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên tỉnh Gia Lai đang hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường để chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025.
Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Trong giây phút cơn giận lấn át lý trí, nghi phạm Cao Văn Hùng đã tự tay hủy hoại cuộc đời mình, cướp đi sinh mạng của 11 người vô tội, gây phẫn nộ dư luận.
Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2025.
Gia Lai: Lan tỏa chương trình

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Những bạn trẻ với tấm lòng nhân ái không ngừng vận động, quyên góp, thậm chí bỏ tiền túi để mang những 'bữa sáng yêu thương' cho trẻ em nghèo Gia Lai.
Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lấy vi phạm để

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Tuyên bố lấy các bài báo đưa tin về vi phạm kinh doanh của mình để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông, quá xem thường pháp luật.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động