Chuyên gia hiến kế xây dựng Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm

Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm được nhận định cần đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng hơn, bởi khi có nền tảng thể chế tốt đồng nghĩa sẽ có con đường đi đúng.
Bộ Công Thương tổ chức Tọa đàm về Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm Làm chủ thiết bị toàn bộ mới có thể phát triển ngành công nghiệp trọng điểm

PGS.TS Trần Đình Thiên- Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam:

Xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm - xác định rõ "điểm đến"

Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm không bao trùm, bởi lẽ đã có nhiều luật công nghiệp phân ngành đã được xây dựng như Luật Hoá chất, Luật Điện lực, Luật Khoáng sản… nhưng những luật này có bảo đảm cho những lĩnh vực đối tượng phát triển như mong đợi hay không? Đó là câu hỏi cần được trả lời và rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng Dự án Luật mới.

Cho đến nay, công nghiệp hoá chưa thành công liệu rằng có phải do khiếm khuyết trong chính sách phát triển những ngành công nghiệp nền tảng hay do thái độ tiếp cận chưa nghiêm túc nên chưa đạt mục tiêu? Và Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm này không bao trùm nhưng bổ sung vào sự khiếm khuyết ấy.

PGS.TS Trần Đình Thiên- Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
PGS.TS Trần Đình Thiên- Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Đối với đối tượng của Dự án Luật, cần xác định và lựa chọn đối tượng nào là công nghiệp trọng điểm, đối tượng nào là dẫn xuất vìnguồn lực thực hiện Luật sẽ rất hạn chế. Việc tiếp cận đối tượng trong Dự án Luật cũng sẽ phức tạp hơn, bởi không chỉ đối đầu với cấu trúc công nghiệp cổ điển mang tính chất khép kín mà còn phải đối mặt với công nghiệp hướng tới tương lai, công nghệ cao và hàng loạt tiêu chuẩn môi trường cực kỳ cao. Do vậy, khi xây dựng Dự án Luật cũng cần tiếp cận tới cấu trúc phát triển khác trong đó có cơ cấu ngành, hệ thống tổ chức.

Chức năng của Dự án Luật là tạo ra khung khổ hoạt động thuận lợi, theo cơ chế thị trường bình thường và thúc đẩy cạnh tranh. Đặc biệt, trong Dự án Luật không ưu tiên quá đà cho các đối tượng mà hỗ trợ bằng chính sách là chủ yếu.

Về phạm vi của Dự án Luật, phải có tiêu chuẩn rõ ràng hơn, đủ để làm mốc lựa chọn các ngành đối tượng và khung thời gian ưu đãi, ưu tiên cho phù hợp.

Tinh thần của Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm khác hẳn các đạo luật khác, được xây dựng theo hướng mở để thúc đẩy phát triển chứ không phải quản lý. Do vậy, trong Dự án Luật cũng cần quy định rõ Nhà nước làm gì, tư nhân được làm gì và không can thiệp sâu gây tổn hại thị trường. Hai đối tượng này cần có sự kết hợp, bổ trợ cho nhau cùng phát triển chứ không vì lợi ích nhóm. Chúng ta nên học theo các nước đi trước ưu tiên, ưu đãi luôn đi kèm với các cam kết rất khốc liệt.

Để thành công cần phải đảm bảo được sự đồng thuận quốc gia trong xây dựng và phát triển Dự án Luật này. Bộ máy giám sát, thực thi Dự án Luật cũng cần đủ mạnh, cần có sự tham gia của đối tượng đủ quyền lực và bộ máy ở dưới phải trung tính và không nghiêng về bên nào.

Để phát triển "đúng địa chỉ", Luật Công nghiệp trọng điểm cũng cần đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng hơn, lựa chọn các ngành ưu tiên gắn với chính sách ưu đãi cụ thể, khuyến khích mở ra thị trường cạnh tranh.

TS. Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội:

Luật Công nghiệp trọng điểm đặt mục tiêu cao hơn là dẫn dắt, lan toả

Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm cần những chính sách mang tính chất hỗ trợ chung, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cách thức thực hiện ưu đãi đối với doanh nghiệp nên tránh hành chính hoá, tạo ra những rào cản mà nên sử dụng công nghệ và những cách thức thị trường, nên ưu đãi theo kết quả đầu ra. Ví dụ, chúng ta muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát minh sáng chế có thể triển khai theo cách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư để nghiên cứu tạo ra phát minh sáng chế và để tránh việc lạm dụng phải đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục hành chính.

Ngoài ra, khi xây dựng Luật cần hướng tới cách tiếp cận chung là tiếp cận chủ đạo: Một là chọn ra một doanh nghiệp lớn dùng các chính sách để phát triển hơn; thứ hai tạo ra nền tảng chung để các doanh nghiệp có tiềm năng cạnh tranh và sàng lọc ra một doanh nghiệp lớn.

TS. Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
TS. Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội

Luật Công nghiệp trọng điểm đặt mục tiêu cao hơn là dẫn dắt, lan toả, như vậy có thể trùng về lĩnh vực nhưng không trùng định hướng, tương tự như việc trùng hình thức nhưng không trùng về nội dung. Thậm chí phải tính đến cả nguyên tắc phối hợp ban hành chính sách để có thể đảm bảo tính nhất quán mà chúng ta đã xác định.

Và cũng cần nhấn mạnh đến một số ngành công nghiệp trọng điểm mang tính chất nền tảng, đẩy mạnh một số ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

Ngoài ra, có nhiều chính sách hỗ trợ trong ngành công nghiệp, hướng tới các đối tượng khác nhau như đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, nếu thiếu đi tính phối hợp, điều hoà chính sách một cách tổng thể thì sẽ dẫn đến nguy cơ chồng chéo và có những khoảng trống.

Trong Luật Công nghiệp trọng điểm cần đề xuất chính sách về phát triển công nghiệp một cách cụ thể. Đây là điều rất cần thiết và quan trọng trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đồng thời, quá trình xây dựng Luật cũng cần tính toán đến việc tổ chức thực thi, cân nhắc giao cho một cơ quan đủ thẩm quyền thay vì giao cho các Bộ theo phạm vi chức năng.

TS. Lê Đăng Doanh- Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương:

Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm cần tạo được sự kích thích đồng thời ràng buộc chặt chẽ

Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo mục tiêu của một số kỳ Đại hội Đảng cho đến nay chưa thực hiện được, cần phải xác định được nguyên nhân vì sao.

Mặt khác, thời gian qua, thực hiện công nghiệp hoá đã rút ra bài học gì về phát triển doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, địa phương, đặc biệt trong thu hút đầu tư nước ngoài. Những nút thắt này cũng cần được nhìn nhận để trong văn bản chính sách mới trong đó có Luật Công nghiệp trọng điểm có sự điều chỉnh phù hợp. Đồng thời Luật sẽ thúc đẩy cho phát triển các ngành công nghiệp, làm nền tảng quan trọng cho thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Việt Nam đã “lỡ hẹn” 3 lần.

Lê  Đăng Doanh
TS. Lê Đăng Doanh- Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Chúng ta thực hiện công nghiệp hoá trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo…; áp lực về kinh tế xanh rất dữ dội, sản xuất ra sản phẩm không theo tiêu chí xanh không bán được, thậm chí sẽ bị trừng phạt; Việt Nam cam kết hội nhập rất sâu rộng trong khi nền công nghiệp chưa phát triển nên sứ mệnh của Luật này là thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh, mạnh và an toàn. Xét những khía cạnh trên, Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm còn cần bao gồm cả kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế có năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

Dù vậy vẫn nên làm rõ vai của doanh nghiệp Nhà Nước, kinh tế tư nhân phát triển như thế nào, thu hút đầu tư FDI ra sao? Qua xem xét thực tế, một số địa phương thu hút doanh nghiệp FDI quy mô quá nhỏ, không đem lại lợi ích về công nghệ nhưng vẫn được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế. Nên chăng cần xem xét lại các ưu đãi, thậm chí xây dựng thước đo khắt khe hơn về chuyển giao khoa học công nghệ, giá trị gia tăng, xuất khẩu… trong thu hút đầu tư FDI để đạt mục tiêu công nghiệp hoá thực chất hơn.

Trong Dự án Luật cũng nên bổ sung luận điểm về sự kết nối giữa các Viện, trường- cơ sở khoa học, doanh nghiệp tư nhân- doanh nghiệp Nhà nước và cần có sự phân công linh hoạt giữa các đối tượng để có sự kết hợp hài hoà và hợp lý hơn.

Với một số đạo luật hiện hành có liên quan như Luật Công nghệ thông tin, Luật Công nghiệp quốc phòng nên kết hợp cùng Luật Công nghiệp trọng điểm để có sự bổ trợ, tránh trùng lặp, lãng phí nguồn lực của cả Nhà nước và doanh nghiệp. Quan trọng, Ban soạn thảo Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm nên làm rõ trọng điểm của luật là gì, nên có chương trình định kỳ xem xét báo cáo, phần thưởng và chế tài nhằm thực thi hiệu quả.

Một trong những tinh thần được quán triệt trong quá trình xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm là xác định rõ các ngành trong phạm vi điều chỉnh, đảm bảo khi ban hành Luật sẽ tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển chứ không phải công cụ tăng cường sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp.

Việt Anh - Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Sau 1 tuần diễn ra Hội nghị COP28, các quốc gia đã đạt được những kết quả nổi bật tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận trong tuần tới.
Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại hội nghị đối thoại với ngư dân tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ ngư dân rằng: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai, đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước".
Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn Horasis châu Á 2023 tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Chiều 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về BĐKH nhân dịp Hội nghị COP28.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Cử tri, nhân dân đánh giá cao chất lượng phiên chất vấn, nội dung chất vấn đã đi đúng - trúng, thậm chí xoáy sâu vào các vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Từ ngày 3 đến 5/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Ngày 01/12/2023, tại Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Vinamilk tổ chức chương trình tập huấn cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Các nước tiểu vùng sông Mê Kông nỗ lực đối phó ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Các nước tiểu vùng sông Mê Kông nỗ lực đối phó ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Bộ NN&PTNT chủ trì tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông thực hiện Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 12.
Đề xuất sửa đổi Luật Báo chí 2016

Đề xuất sửa đổi Luật Báo chí 2016

Chiều 17/11 tại Hòa Bình, tại Lễ tổng kết 6 năm thực hiện Luật Báo chí 2016 do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, nhiều đại biểu đề xuất sửa đổi Luật Báo chí.
Trung tâm liên kết nông sản - động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trung tâm liên kết nông sản - động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trung tâm liên kết sản xuất, tiêu thụ với cơ chế chính sách đặc thù được kỳ vọng sẽ tạo nên động lực tăng trưởng mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, giàu sức chiến đấu

Xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, giàu sức chiến đấu

Ngày 16 -17/11 tại tỉnh Hòa Bình, Hội Nhà Báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị các chuyên đề với sự tham dự của các cơ quan báo chí tại 25 tỉnh, thành phố phía Bắc.
TP. Hồ Chí Minh xây dựng chuỗi cung ứng xanh với Đồng bằng sông Cửu Long

TP. Hồ Chí Minh xây dựng chuỗi cung ứng xanh với Đồng bằng sông Cửu Long

Sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh luôn gắn liền với sự phát triển các địa phương khác, trong đó xây dựng chuỗi cung ứng xanh, bền vững là nhiệm vụ trong tâm.
Kết nối chuỗi cung ứng TP. Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng kinh tế xanh

Kết nối chuỗi cung ứng TP. Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng kinh tế xanh

Đây chính là chủ đề chính của Diễn đàn Mekong Connect 2023 được tổ chức trong hai ngày 15-16/11 tại TP. Hồ Chí Minh.
Điều chỉnh tăng giá điện là hợp lý

Điều chỉnh tăng giá điện là hợp lý

Đây là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội cũng như chuyên gia khi chia sẻ về việc điều chỉnh tăng giá điện từ ngày 9/11/2023.
Thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương: Từ mục tiêu đến hành động

Thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương: Từ mục tiêu đến hành động

Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất các giải pháp, đưa ra kiến nghị để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số tại Bộ Công Thương.
Diễn đàn Mekong Connect 2023 tại TP. Hồ Chí Minh có gì đặc biệt?

Diễn đàn Mekong Connect 2023 tại TP. Hồ Chí Minh có gì đặc biệt?

Sáng 8/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Sở Công Thương cùng Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức họp báo giới thiệu Diễn đàn Mekong Connect 2023.
Ngày 9/11: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm "Quản lý thị trường sữa và vấn nạn truyền thông bẩn"

Ngày 9/11: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm "Quản lý thị trường sữa và vấn nạn truyền thông bẩn"

Dự kiến ngày 9/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm "Quản lý thị trường sữa và vấn nạn truyền thông bẩn".
Chính sách giá điện: Làm gì để hài hòa nhiều mục tiêu?

Chính sách giá điện: Làm gì để hài hòa nhiều mục tiêu?

Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách giá điện vừa phải đáp ứng nguyên tắc của thị trường nhưng lại có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo các yếu tố vĩ mô.
Chính sách giá điện: Cần tính đúng, đủ theo nguyên tắc thị trường

Chính sách giá điện: Cần tính đúng, đủ theo nguyên tắc thị trường

Đây là ý kiến của các chuyên gia tại Toạ đàm "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" diễn ra chiều ngày 31/10/2023
Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Ngày 28/10 tới đây tại NIC cơ sở Hòa Lạc, sẽ diễn ra Diễn đàn cấp cao “Chuyển dịch năng lượng xanh và phát triển ngành năng lượng Hydrogen xanh tại Việt Nam”.
Giăng "thiên la địa võng" khi cổ phần hoá: Cách nào tránh thất thoát "đất vàng"?

Giăng "thiên la địa võng" khi cổ phần hoá: Cách nào tránh thất thoát "đất vàng"?

Vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần có giải pháp “thúc” tiến độ, ngăn ngừa trục lợi, lãng phí tài sản đất đai.
Tuyên bố Hạ Long về Quản lý thiên tai: Đề cao hành động sớm của các quốc gia ASEAN

Tuyên bố Hạ Long về Quản lý thiên tai: Đề cao hành động sớm của các quốc gia ASEAN

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai (AMMDM) lần thứ 11 đã ra tuyên bố Hạ Long về Quản lý thiên tai trong đó đề cao hành động sớm của các nước.
Hội nghị Đối thoại ba bên về Đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái tại Hà Nội

Hội nghị Đối thoại ba bên về Đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái tại Hà Nội

Sáng 4/10 tại Hà Nội, Hội nghị Đối thoại ba bên về Đa dạng Sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái đã chính thức được khai mạc với sự tham dự của 9 quốc gia.
Việt Nam - Nhật Bản: Khởi động Nhóm Công tác xúc tiến AZEC- Chuyển đổi xanh

Việt Nam - Nhật Bản: Khởi động Nhóm Công tác xúc tiến AZEC- Chuyển đổi xanh

Sáng 3/10 tại Hà Nội, đã diễn ra Cuộc họp khởi động Nhóm Công tác AZEC -Chuyển đổi xanh giữa Bộ Công Thương Việt Nam và các đối tác Nhật Bản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động