Bộ Công Thương tổ chức Tọa đàm về Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm

Sáng nay 14/7, Bộ Công Thương đã tổ chức Tọa đàm về Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì tọa đàm.
Làm chủ thiết bị toàn bộ mới có thể phát triển ngành công nghiệp trọng điểm Đẩy nhanh dự án công nghiệp trọng điểm

Tham dự Tọa đàm còn có ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và Bộ ngành khác.

Về phía các chuyên gia kinh tế, có PGS.TS Trần Đình Thiên- Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; PGS.TS Bùi Quang Tuấn- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; TS. Lê Đăng Doanh- Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; ông Đậu Anh Tuấn- Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam; ông Lê Duy Bình- Chuyên gia kinh tế, Công ty Tư vấn về Quản lý kinh tế…

Bộ Công Thương tổ chức Tọa đàm về Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu đề dẫn Tọa đàm

Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm - giải pháp cấp bách

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, nhằm thể chế hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp, Bộ Công Thương đã và đang nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập trong phát triển công nghiệp trong thời gian tới.

Hiện nay, hệ thống pháp luật hiện hành có một số ít Luật quy định cụ thể về một ngành công nghiệp như Luật Hóa chất, Luật Điện lực, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản… Đây là các phân ngành công nghiệp có đặc điểm không trực tiếp xây dựng nền tảng vật chất cho nền kinh tế và xã hội, không tạo ra giá trị gia tăng lớn, không có tác động lan tỏa lớn đến các ngành kinh tế - xã hội khác mà chủ yếu sử dụng trực tiếp tài nguyên của quốc gia, nguồn lực của Nhà nước. “Vì vậy, tính chất và phạm vi điều chỉnh của các đạo luật này chủ yếu tập trung vào việc tăng cường sự can thiệp từ phía Nhà nước nhằm bảo đảm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của quốc gia, cân bằng cung – cầu đầu vào và đầu ra phục vụ cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng khác”- Thứ trưởng chỉ ra.

Khác với các đạo luật trên, Luật Công nghiệp trọng điểm không hướng tới các công cụ quản lý theo hướng tăng cường sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp. “Các chính sách dự kiến quy định tại Luật Công nghiệp trọng điểm bao gồm: Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành…, sẽ là giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp theo định hướng của Đảng – đặc biệt là các ngành công nền tảng trong từng thời kỳ hướng tới phát triển bền vững, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao”- Thứ trưởng nêu.

Bộ Công Thương tổ chức Tọa đàm về Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì tọa đàm

Thời gian qua, các cơ quan của Quốc hội tán thành với sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật Phát triển công nghiệp với những lý do như được nêu tại Tờ trình của Chính phủ nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; khắc phục vướng mắc, bất cập trong cơ chế, chính sách và thực tiễn phát triển công nghiệp, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/ 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 từ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và các nhiệm vụ, giải pháp đều nhấn mạnh sự ưu tiên, chú trọng các nguồn lực quốc gia để phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ, lấy đó làm then chốt để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, việc ban hành Luật Phát triển công nghiệp trong tình hình, bối cảnh hiện nay do đó là vô cùng cấp bách.

Ngoài ra, Chính phủ đã chỉnh lý đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp thành hồ sơ Luật Công nghiệp trọng điểm, với nội hàm của công nghiệp trọng điểm là các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, mũi nhọn, ưu tiên theo chủ trương, định hướng công nghiệp hóa của Đảng và Nhà nước.

Bộ Công Thương tổ chức Tọa đàm về Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm
Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phát biểu tại Tọa đàm

Nêu ý kiến tại Tọa đàm, ông Trương Thanh Hoài- Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) bày tỏ, ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm là cấp thiết khuyến khích, kích thích phát triển ngành công nghiệp. Tuy nhiên có ý kiến băn khoăn về việc xây dựng dự án Luật Công nghiệp trọng điểm, vì cho rằng phạm vi, đối tượng phát triển công nghiệp rất rộng; trong đó, nhiều lĩnh vực công nghiệp cụ thể đã có luật điều chỉnh, như Luật Hóa chất, Luật Dầu khí, Luật Điện lực, Luật Khoáng sản, Luật Viễn thông, Luật Công nghệ thông tin, Luật Công nghệ cao... cũng như nhiều chính sách phát triển công nghiệp đã được quy định trong các luật về thuế, Luật Đầu tư, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa... “Do đó, nếu ban hành Luật mới về phát triển công nghiệp Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu và thu hẹp phạm vi của Luật và phải làm kỹ, tránh chồng chéo, trùng lặp, hiệu quả điều chỉnh không cao”- ông Hoài phân tích.

Ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm nào?

Trình bày báo cáo tại tọa đàm, ông Lương Đức Toàn - Phó trưởng Phòng Công nghiệp chế tạo, Cục Công nghiệp cho biết, trên cơ sở rà soát phù hợp với định hướng phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn, ưu tiên tại Nghị quyết số 29-NQ/TW và để tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật hiện hành, các ngành công nghiệp trọng điểm được điều chỉnh tại Luật được quy định rõ trong nội dung Đề cương chi tiết của Luật, gồm: Công nghiệp hỗ trợ cho các ngành: dệt may, da - giày, cơ khí, điện tử, ô tô, công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp vật liệu, luyện kim; công nghiệp điện tử; công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp thực phẩm và sinh học; công nghiệp dệt may, da - giày; các ngành công nghiệp khác theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Bộ Công Thương tổ chức Tọa đàm về Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm
Ông Lương Đức Toàn - Phó trưởng Phòng Công nghiệp chế tạo, Cục Công nghiệp

Ông Lương Đức Toàn nhấn mạnh, ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển những lĩnh vực ưu tiên của các ngành công nghiệp nền tảng: Luyện kim (ưu tiên phát triển thép hợp kim, thép đặc chủng phục vụ công nghiệp chế tạo máy thế hệ mới, nhất là cho quốc phòng, an ninh); cơ khí chế tạo (ưu tiên phát triển cơ khí chế tạo cho sản xuất máy nông nghiệp, ô-tô, tàu biển, thiết bị công trình, thiết bị năng lượng, thiết bị điện, thiết bị y tế); hóa chất (ưu tiên phát triển các loại hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa dược, phân bón); công nghiệp năng lượng (ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới); vật liệu (ưu tiên phát triển vật liệu mới); công nghệ số (ưu tiên phát triển trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet kết nối vạn vật, thiết bị điện tử-viễn thông, thiết kế và sản xuất chíp bán dẫn)".

Ngoài ra, chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn: Công nghiệp sản xuất rô-bốt, ô-tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp sinh học (tập trung vào gen, dược phẩm và các chế phẩm sinh học); công nghiệp dệt may, da giày ở các khâu tạo giá trị gia tăng cao dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa; công nghiệp văn hóa...

Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2030, chú trọng đáp ứng các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do, tập trung vào các lĩnh vực: Ðiện tử thông minh, ô-tô, dệt may-da giày, cơ khí và tự động hóa…"

Đáng chú ý, các ngành công nghiệp năng lượng; công nghiệp quốc phòng, an ninh; công nghiệp công nghệ số, công nghệ thông tin; công nghiệp hóa chất do đã có các đạo luật chuyên ngành điều chỉnh nên sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Công nghiệp trọng điểm”- đại diện Cục Công nghiệp nêu.

Xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm không gây ra mâu thuẫn, chồng chéo

Chia sẻ quan điểm tại Tọa đàm, Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Đăng Doanh nhìn nhận, cần xây dựng Luật Phát triển Công nghiệp để thúc đẩy cho phát triển các ngành công nghiệp, làm nền tảng thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công hơn.

Bộ Công Thương tổ chức Tọa đàm về Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm
Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Đăng Doanh

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước với lĩnh vực công nghiệp còn phân tán, đa số doanh nghiệp là nhỏ và vừa nên bị hạn chế về nhân sự, nguồn lực tài chính, nghiên cứu phát triển sản phẩm... Chúng ta cần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý quy hoạch, chiến lược phát triển và xây dựng Luật”- TS Lê Đăng Doanh nói và cho rằng, nên kết hợp Luật Công nghệ thông tin và Luật Công nghiệp Quốc phòng vì 2 luật này có đóng góp vào Luật Công nghiệp trọng điểm. Cụ thể, tại thời điểm này doanh nghiệp phải số hoá, tận dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, cần kết hợp tối đa mọi nguồn lực doanh nghiệp trong và ngoài quốc phòng để tránh sự trùng lặp, lãnh phí nguồn lực.

Phân tích kỹ hơn, PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm chúng ta nên có sự đánh giá, rút kinh nghiệm. Có thể nhìn nhận, đối với những ngành công nghiệp ưu tiên thời gian qua được quan tâm để phát triển, nhưng vẫn đang ngổn ngang, cho thấy cách tiếp cận Luật chưa giải quyết vẫn đề như mong muốn. Có những ngành công nghiệp được quan tâm làm luật đầu tiên nhưng chưa thành công.

Bộ Công Thương tổ chức Tọa đàm về Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm
PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

PGS.TS Trần Đình Thiên chỉ ra, việc tiếp cận đối tượng làm luật phức tap hơn về cấu trúc phát triển… Làm luật Công nghiệp sẽ khó khăn hơn vì không chỉ đối đầu với cấu trúc công nghiệp cổ điển còn phải đối mặt với công nghiệp tương lai. “Khi làm cần tiếp cận tới cấu trúc phát triển trong đó có cơ cấu ngành, hệ thống chính sách cũng cần mới. Luật phải khuyến khích cạnh tranh, thuận theo thị trường”- PGS.TS Trần Đình Thiên nêu rõ.

Vị chuyên gia kinh tế này cũng cho rằng, phải có tiêu chuẩn rõ ràng hơn, lựa chọn các ngành đối tượng và khung thời gian ưu đãi, ưu tiên cho phù hợp. Tinh thần của Luật Công nghiệp phải mở ra để thúc đẩy, chứ không đơn thuần là “quản”.

Băn khoăn về sự chồng chéo trong công tác xây dựng Luật, TS Phan Đức Hiếu, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho hay, Luật Công nghiệp trọng điểm đặt mục tiêu cao hơn là dẫn dắt, lan toả, như vậy có thể trùng về lĩnh vực nhưng có thể không trùng định hướng (trùng hình thức, không trùng về nội dung). Nên xây dựng tiếp cận theo hướng hỗ trợ phát triển trong dài hạn. “Tổ chức thực thi Luật cực kỳ quan trọng không nên giao luật này cho các Bộ theo phạm vi chức năng mà giao một cơ quan đủ thẩm quyền thực thi”- TS Phan Đức Hiếu nêu giải pháp.

Bộ Công Thương tổ chức Tọa đàm về Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm
TS. Phan Đức Hiếu, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội

Qua các nội dung trình bày và thảo luận của các đại biểu tham gia Tọa đàm, có thể thấy rõ vai trò quan trọng của công nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong bối cảnh hội nhập và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những nhân tố mới xuất hiện đặt ra những yêu cầu mới đối với việc phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, cần những giải pháp, chính sách mới để đảm bảo cho sự cạnh tranh của ngành và sự tồn tại của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Do đó, việc xây dựng và ban hành một đạo luật để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phù hợp là hết sức cần thiết.

Bộ Công Thương tổ chức Tọa đàm về Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm

Kết luận Tọa đàm, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhìn nhận, các nội dung trình bày cũng như ý kiến trao đổi của các đại biểu tham gia Tọa đàm đã chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong phát triển công nghiệp cần được giải quyết. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm theo hướng không gây ra mâu thuẫn, chồng chéo với các đạo luật chuyên ngành khác. Nội dung và các chính sách tại Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ được thiết kế để bảo đảm các chính sách, giải pháp mang tính đặc thù, phù hợp với đặc trưng của các ngành công nghiệp và thực sự cần thiết, đột phá để thúc đẩy phát triển công nghiệp mà các đạo luật chuyên ngành khác chưa giải quyết được. Việc xây dựng này là rất khó, tuy nhiên chúng tôi xác định phải làm được và các luận điểm đưa ra phải thực hiện được để phục vụ phát triển công nghiệp trọng điểm nói riêng ngành công nghiệp nói chung”- Thứ trưởng lưu ý.

Lan Anh - Việt Nga - Bùi Hùng
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Sáng 19/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tổ chức Lễ khởi công xây dựng tòa nhà B1, B2 - dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại Hà Nam.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Bản ghi nhớ Hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Ethiopia nhằm xác định mục tiêu, phạm vi, lĩnh vực, các hoạt động hợp tác, phương thức phối hợp triển khai.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chia sẻ 3 định hướng, bài học trong chuyển đổi năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chia sẻ 3 định hướng, bài học trong chuyển đổi năng lượng

Tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã chia sẻ 3 định hướng cũng là 3 bài học của Việt Nam trong hành trình chuyển đổi năng lượng.
Việt Nam - Hàn Quốc mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD

Việt Nam - Hàn Quốc mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD

Việt Nam - Hàn Quốc tái khẳng định tầm quan trọng của VKFTA trong việc mở rộng thương mại, đầu tư, nâng kim ngạch thương mại lên 150 tỷ USD vào năm 2030.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp đầu tiên của Đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp đầu tiên của Đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Chiều 14/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về vấn đề thương mại với Hoa Kỳ đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất.
Ảnh: Kỳ họp 14 Uỷ ban hỗn hợp Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc

Ảnh: Kỳ họp 14 Uỷ ban hỗn hợp Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày 14/4, diễn ra Kỳ họp lần thứ 13 UBHH về hợp tác Thương mại, Công nghiệp, Năng lượng và Kỳ họp lần thứ 7 UBHH Thực thi FTA Việt Nam-Hàn Quốc.
Việt Nam - Pháp thúc đẩy hợp tác năng lượng

Việt Nam - Pháp thúc đẩy hợp tác năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long vừa có buổi làm việc với ông Laurent Saint - Martin, Bộ trưởng đặc trách Ngoại thương và người Pháp ở nước ngoài.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, theo Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 của Chính phủ.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long là thành viên ban chỉ đạo công trình trọng điểm

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long là thành viên ban chỉ đạo công trình trọng điểm

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long là thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
Đối tác chiến lược Việt Nam - Australia có thêm động lực xanh

Đối tác chiến lược Việt Nam - Australia có thêm động lực xanh

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và Kế hoạch Đối tác Phát triển Australia-Việt Nam tập trung vào lĩnh vực năng lượng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tín hiệu tích cực từ dòng vốn Anh vào năng lượng Việt

Tín hiệu tích cực từ dòng vốn Anh vào năng lượng Việt

Tập đoàn Arup của Vương quốc Anh sẵn sàng tham gia vào các dự án hạ tầng, xây dựng, năng lượng tái tạo triển vọng của Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nga gỡ vướng FTA VN-EAEU

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nga gỡ vướng FTA VN-EAEU

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Liên bang Nga phát huy vai trò dẫn dắt trong EAEU vừa hỗ trợ Việt Nam, vừa thúc đẩy thương mại song phương.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Ngày 9/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tham vấn chính sách xây dựng Luật Thương mại điện tử.
Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chiều 8/4, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: FTA Index không chỉ để

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: FTA Index không chỉ để 'so sánh' mà là động lực thúc đẩy thực thi FTA tốt hơn

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Bộ chỉ số FTA Index không chỉ để “so sánh”, mà là động lực để địa phương, doanh nghiệp hành động, thực thi FTA tốt hơn.
Cơ hội đã đến, hợp tác dệt may Việt Nam - Armenia tăng tốc

Cơ hội đã đến, hợp tác dệt may Việt Nam - Armenia tăng tốc

Tập đoàn dệt may hàng đầu tại Armenia Alex Textile mong muốn tìm kiếm cơ hội trong hợp tác sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may với doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Uzbekistan mở cánh cửa trong hợp tác năng lượng

Việt Nam - Uzbekistan mở cánh cửa trong hợp tác năng lượng

Việt Nam - Uzbekistan có tiềm năng thúc đẩy hợp tác năng lượng. Hợp tác trong lĩnh vực này sẽ góp phần nâng cao kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Phải đảm bảo cung ứng điện mùa khô miền Trung 2025

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Phải đảm bảo cung ứng điện mùa khô miền Trung 2025

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung phải đảm bảo cung ứng điện trong mùa khô năm 2025.
Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia đang nổi lên như một cầu nối chiến lược giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Á và châu Âu, từ đó thúc đẩy thương mại song phương…
Bỉ ‘tiếp sức’ để Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng

Bỉ ‘tiếp sức’ để Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng

Doanh nghiệp Bỉ sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, góp phần đưa Việt Nam phát triển thành trung tâm năng lượng hàng đầu khu vực.
Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Việc trao đổi Biên bản ghi nhớ giữa cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam - Bỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng cơ chế hợp tác bền vững.
Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.
Việt Nam - Belarus: Mở cửa thị trường cho hàng nông, thủy sản

Việt Nam - Belarus: Mở cửa thị trường cho hàng nông, thủy sản

Tại Khóa họp lần thứ 16 UBLCP Việt Nam - Belarus về hợp tác kinh tế - thương mại, hai nhà lãnh đạo thống nhất mở cửa thị trường cho nông, thủy sản của hai nước.
Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể nhiệm kỳ 2022-2025 đã chung sức, đồng lòng, đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ với nhiều dấu ấn.
Mobile VerionPhiên bản di động