Chuyển đổi số ngành Công Thương: Cần nỗ lực nội tại

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh chính phủ điện tử, chuyển đổi số.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Chuyển đổi số là yếu tố then chốt Bộ Công Thương tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số phải toàn dân, toàn diện

Điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội

Thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội trong năm qua khi đóng góp hơn 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tỷ trọng về thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam.

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam dự báo sẽ còn phát triển hơn nữa và trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngành dệt may nỗ lực chuyển đổi số để tăng năng suất lao động
Ngành dệt may nỗ lực chuyển đổi số để tăng năng suất lao động. Ảnh: Mai Quế

Để có được những kết quả đáng khích lệ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh chính phủ điện tử, chuyển đổi số. Tính riêng trong năm 2024, Bộ đã ban hành hàng loạt văn bản thúc đẩy chuyển đổi số, chính phủ điện tử trong Bộ Công Thương nói riêng và toàn ngành Công Thương nói chung.

Có thể kể đến như: Quyết định số 479/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia của Bộ Công Thương năm 2024; Văn bản số 1662/BCT-TMĐT gửi các đơn vị thuộc Bộ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Quyết định số 653/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 175/NQ-CP của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia tại Bộ Công Thương; Quyết định số 2490/QĐ-BCT về việc ban hành quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng Bộ Công Thương; Quyết định số 2893/QĐ-BCT ban hành quy chế quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký số, chữ ký số tại Bộ Công Thương…

Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cũng đã ban hành, tham mưu trình lãnh đạo Bộ hơn 30 văn bản liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số và chính phủ điện tử… Đặc biệt trong công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến đạt nhiều kết quả tích cực.

Bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - cho biết: Với quan điểm và thực tiễn lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, đến nay, Bộ Công Thương đã đưa tổng cộng 129 dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Bộ Công Thương cũng là đơn vị đi đầu trong rà soát, tiến tới cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao, tạo thuận lợi cho người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ, sự đồng lòng tích cực của các đơn vị, nhiều chuyển đổi số đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng.

Điển hình trong sự chuyển đổi này phải nhắc đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã triển khai nền tảng EVNCONNECT giúp tăng 30% hiệu quả trong quản lý điện năng. Tỷ lệ tự động hóa trong các nhà máy của Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia đạt 70% (năm 2024). Hay, Viettel Post ứng dụng công nghệ quản lý logistics số giảm 15% chi phí vận hành. Đáng chú ý, với việc triển khai mô hình Lean đã giúp các doanh nghiệp dệt may giảm thời gian cài đặt thiết bị từ 20-30 phút/thiết bị xuống còn 1-2 phút/thiết bị, đóng góp vào việc tăng tốc độ rải chuyền nhanh...

Theo TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội: Ngành dệt may đã ứng dụng các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 vào trong sản xuất, như nhà máy dệt may thông minh sử dụng thiết bị kỹ thuật số kết nối toàn bộ nhà máy qua IoT; dây chuyền sản xuất sơ mi 100% kết hợp người - máy... Hiện, tỷ lệ các nhà sản xuất dệt may sẵn sàng tích hợp công nghệ số 35% tích hợp IoT; 42% điện toán đám mây; 18% áp dụng chuỗi khối; 27% sử dụng nền tảng quản lý dữ liệu.

Không chỉ ở doanh nghiệp lớn, trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ quá trình ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số cũng đang diễn ra ở nhiều phạm vi khác nhau, giúp doanh nghiệp từng bước thiết lập hệ thống sản xuất kinh doanh có tính linh hoạt cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng, mang lại hiệu quả tích cực.

Cần những nỗ lực nội tại

Tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực song phát triển kinh tế số ngành Công Thương một cách bền vững vẫn còn không ít khó khăn, rào cản. Ở góc độ quản lý nhà nước, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay hệ thống phần mềm, phần cứng phục vụ công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại Bộ chưa được trang bị bản quyền dài hạn, dẫn đến chưa tận dụng được khả năng tối đa; một số cơ sở dữ liệu tại Bộ còn hạn chế, chưa đầy đủ, thiếu sự kết nối, chia sẻ, cập nhật dữ liệu do được xây dựng từ lâu.

Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chia sẻ dữ liệu nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành cũng như phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin nội bộ chỉ mới được triển khai ở mức cơ bản và cần tiếp tục hoàn thiện, đẩy mạnh để đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhằm thúc đẩy chính phủ điện tử tại Bộ.

Bên cạnh đó, văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ với thực tiễn triển khai: Một số văn bản quy phạm pháp luật chưa được chỉnh sửa để phù hợp với yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính theo quy trình điện tử, người dân và doanh nghiệp vẫn phải nộp chứng từ giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Nguồn nhân lực và công tác tuyên truyền còn hạn chế, thiếu sự quan tâm và quyết tâm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghiệp thông tin, xây dựng chính phủ điện tử tại một số đơn vị thuộc Bộ…; nguồn nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin tại nhiều đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra...

Thực tiễn tại nhiều doanh nghiệp còn khó khăn do hạn hẹp về năng lực tài chính. Trong khi đó, để đầu tư vào các công nghệ sản xuất mới cần có tài chính dồi dào và nguồn nhân lực chất lượng để học hỏi, lĩnh hội công nghệ tiên tiến…

Về vấn đề này, TS. Hoàng Xuân Hiệp dẫn chứng, để đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt buộc doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, trang thiết bị tinh vi, hiện đại, song điều này cũng đòi hỏi năng lực bảo trì càng cao. Hay việc sửa chữa thiết bị số hóa cũng cần máy lập trình, máy đính cúc tự động, máy cắt tự động, máy dệt 3D, máy in 3D, hệ thống kết nối trong nhà máy sợi... Do vậy, cần chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực (nhân lực kỹ thuật may, nhân lực sợi dệt) mới có thể đáp ứng được trong thời đại công nghiệp 4.0…

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chuyển đổi số tại Bộ Công thương trong thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2025; tiếp tục hoàn thiện các văn bản về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chính phủ điện tử của Bộ phù hợp với hướng dẫn của các cơ quan hữu quan.

Tiếp tục hoàn thiện nâng cấp, cập nhật dịch vụ công trực tuyến; duy trì và vận hành hệ thống thanh toán điện tử trên hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử và Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương; tiếp tục kết nối thêm các dịch vụ công trực tuyến toàn trình đủ điều kiện với Cổng dịch vụ công quốc gia, trong đó bao gồm việc kết nối hệ thống xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường; triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt.

Bên cạnh việc đảm bảo các dịch vụ công trực tuyến đã kết nối với Cơ chế một cửa quốc gia trong các năm vừa qua hoạt động thông suốt, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Cục Xuất nhập khẩu, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê và các đơn vị liên quan đảm bảo việc trao đổi thông tin về C/O form D với Cơ chế một cửa ASEAN được thông suốt.

Đồng thời tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương; tiếp tục kết nối thêm các dịch vụ công trực tuyến toàn trình đủ điều kiện với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tiếp tục hoàn thiện các hệ thống nền tảng nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính tại Bộ Công Thương; tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương và Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Công Thương phiên bản 3.0…

Ngoài ra, tiếp tục tổ chức các diễn đàn liên quan đến chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó, nâng cao công tác tuyên truyền, đào tạo về thương mại điện tử một cách sâu rộng…

Các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương trong giai đoạn tiếp theo sẽ chú trọng vào 3 lĩnh vực cốt lõi của kinh tế số, bao gồm: Thương mại điện tử, Công nghiệp - sản xuất thông minh và Năng lượng thông minh.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Ngày 8/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai".
Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Ngày 7/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) là dịp tôn vinh ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và trí tuệ sáng tạo của dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Với tinh thần chủ động, lực lượng trẻ ngành Công Thương sẽ tiếp tục là đội ngũ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế...
Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Ngày 6/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Sáng 6/5, Thanh tra Chính phủ đã làm việc với Bộ Công Thương về công tác bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ.
Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị kế thừa các nghị quyết trước đây thực sự đóng vai trò cú huých phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.
Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã nhắc đến Việt Nam trong kế hoạch kinh doanh, điều đó càng chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của môi trường đầu tư Việt Nam.
Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, mới đây, Đại học Văn Lang đã lan toả những hình ảnh đẹp của các sinh viên tham gia các hoạt động của đại lễ 30/4.
Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Muốn thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bài học từ gạo ST25 cho thấy: Mất quyền sở hữu, đồng nghĩa đánh mất thị trường.
Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Nhiều khu đô thị bỏ hoang trong suốt thời gian dài nhưng giá chỉ có tăng mà không giảm đã đặt ra câu hỏi đã đến lúc đánh thuế bất động sản thứ hai hay chưa.
Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa và lan tỏa hàng Việt qua sức mạnh của người lao động.
Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Từng gây tiếng vang với sách phân tích chiến thuật B52 ở tuổi 29, chị tiếp tục ghi dấu ấn với ngòi bút sắc sảo trong lĩnh vực báo chí ngành Công Thương.
Ngành Công Thương: Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Ngành Công Thương: Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Công đoàn Công Thương Việt Nam phát huy vai trò tiên phong của công nhân, thúc đẩy thi đua sáng tạo, chăm lo quyền lợi người lao động trong kỷ nguyên mới.

'Biển người' đổ về trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong đêm hội 'Sắc màu Thành phố Bác'

Tối 30/4, hàng vạn người dân từ các nơi tiếp tục đổ về trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong niềm hân hoan và tự hào của ngày đại lễ dân tộc.
Từ “Ngày Chiến thắng” đến “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”: Điều còn mãi

Từ “Ngày Chiến thắng” đến “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”: Điều còn mãi

“Cha ông ta ngã xuống…”, “Không phải tất cả chúng con được về…” – âm nhạc hai thời đại cùng gọi tên lòng biết ơn dân tộc.
Hai chứng nhân lịch sử có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 nói gì sau 50 năm?

Hai chứng nhân lịch sử có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 nói gì sau 50 năm?

Nửa thế kỷ sau ngày 30/4/1975, hai nhân chứng có mặt tại Dinh Độc Lập vẫn không khỏi bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử mà họ có mặt trong buổi trưa hôm ấy.
TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

Cả triệu người dân TP. Hồ Chí Minh thức trắng đêm 29/4, trải dài từ Bến Bạch Đằng đến đại lộ Lê Duẩn, để giữ chỗ, chờ đón lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4.
Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Ban đầu chỉ là quà tặng của báo Việt Nam News, ấn phẩm poster cắt xếp mô phỏng chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 đang được săn lùng.
Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường

Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường

Chiều ngày 29/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức tiếp nhận những bức ảnh quý giá từ các phóng viên chiến trường có mặt tại TP Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Mobile VerionPhiên bản di động