Tăng năng suất lao động phải dựa vào kinh tế số Hướng đến mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp số Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc |
Hội thảo do Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đồng tổ chức, với sự tham gia của hơn 900 đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học… theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
TS. Phạm Thị Thu Hoài - Chủ tịch Hội đồng Trường UNETI (ngoài cùng bên phải) tham dự hội thảo |
Hội thảo cũng nhận được sự hưởng ứng của gần 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trên các lĩnh vực ở 23 cơ quan, doanh nghiệp trong cả nước tham gia viết bài.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Trần Hoàng Long, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp cho biết: Chuyển đổi số đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc hình thành và phát triển kinh tế số, xã hội số; mở ra nhiều cơ hội và không gian đổi mới cho tất cả các lĩnh vực của kinh tế và cả xã hội.
TS. Trần Hoàng Long phát biểu tại hội thảo |
“Chuyển đổi số thay đổi cách chúng ta làm việc, cách chúng ta tương tác, và cách chúng ta tận dụng thông tin. Chuyển đổi số không chỉ tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn mà còn là nền tảng quan trọng để phát triển các mô hình kinh doanh mới, dịch vụ tiên tiến, và trải nghiệm khách hàng theo hướng cá nhân hóa” - TS. Trần Hoàng Long cho hay.
Theo TS. Trần Hoàng Long, các quốc gia, cơ quan và doanh nghiệp đang chủ động tích cực thích ứng và tận dụng tối đa những cơ hội mà chuyển đổi số đưa lại nhằm định hình tương lai của nền kinh tế và xã hội số. Trong số đó, các cơ sở giáo dục, đào tạo cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nguồn nhân lực tương lai cho kinh tế số và xã hội số. Giáo dục vừa là phương tiện chuyển đạt kiến thức vừa là nền tảng để phát triển kỹ năng số, tư duy sáng tạo, và khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ.
PGS. TS. Nguyễn Thành Hiếu phát biểu tại hội thảo |
PGS. TS. Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế số - là một trong 3 trụ cột phát triển quốc gia số: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
PGS. TS. Nguyễn Thành Hiếu nhấn mạnh: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030 của Việt Nam đều đã nhấn mạnh phải đổi mới tư duy và hành động, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Đảng, Nhà nước ta cũng rất coi trọng và xem chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hội thảo được tập trung vào 5 nhóm lĩnh vực chính: Các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số; Kế hoạch và chiến lược triển khai chuyển đổi số hiệu quả; Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức cho các tổ chức, doanh nghiệp; Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số; các vấn đề khác có liên quan.
GS.TS. Trần Thọ Đạt trình bài nghiên cứu về kinh tế số ở Việt Nam |
Tại phiên báo cáo chính thức, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra 5 bài tham luận tập trung vào những khía cạnh quan trọng của chuyển đổi số, đặc biệt là trong các lĩnh vực chủ chốt như quản lý nhà nước, giáo dục, ngân hàng... với các báo cáo của các chuyên gia: GS.TS. Trần Thọ Đạt (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) khái quát các vấn đề về kinh tế số (khái niệm và đo lường, phân tích bức tranh tổng thể về kinh tế số Việt Nam năm 2022, từ đó đặt ra các vấn đề về cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển kinh tế số); Báo cáo của chuyên gia Nguyễn Thạc Tâm (Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam) về thời cơ, thách thức và chiến lược của một trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam cần có sự tập trung đầu tư mạnh vẽ vào chuyển đổi số: Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (Co-opbank); Báo cáo của chuyên gia Lê Trường Giang (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) về Chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học: Quy trình và thách thức, xem xét trường hợp thực tiễn tại ĐHCNHN theo mô hình kết hợp BPR/ISP; Báo cáo của chuyên gia độc lập Nguyễn Đức Dũng về các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về chuyển đổi số (Chi phí, chính sách, luật) cũng như đặt ra vấn đề về học tập suốt đời trong chuyển đổi số; Báo cáo của chuyên gia Cù Kim Long (Bộ Khoa học và Công nghệ) về một số thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi số từ góc độ dữ liệu thực và ứng dụng các công nghệ mới nổi tại Việt Nam.
Các đại biểu, chuyên gia tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm |
Ban Tổ chức kỳ vọng qua hội thảo, các tư liệu, luận cứ khoa học sẽ được thảo luận, phân tích để làm sáng tỏ thêm những khía cạnh mới mẻ về chuyển đổi số, kinh tế số, sẽ đưa ra được những giải pháp tiên tiến để đưa Việt Nam tiến lên với một tương lai kinh tế số mạnh mẽ.
“Đây không chỉ đơn thuần là một cuộc hội thảo chuyên môn, mà còn là diễn đàn tổng hợp để chúng ta có thể chia sẻ kiến thức, tìm hiểu và cùng nhau chung tay xây dựng cộng đồng chuyển đổi số của đất nước” - TS. Trần Hoàng Long cho hay.