Tăng năng suất lao động phải dựa vào kinh tế số

Nếu không đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo ra việc làm số trong môi trường số... thì mục tiêu thu hẹp năng suất lao động với các nước trong khu vực ngày một xa vời.
Đổi mới sáng tạo để tăng năng suất Phấn đấu tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7,0%/năm

Năm 2024, Quốc hội đặt mục tiêu năng suất lao động tăng 4,8 - 5,3%. “Nếu không đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế số, tạo ra việc làm số và việc làm trong môi trường số thì mục tiêu thu hẹp năng suất lao động với các nước trong khu vực ngày một xa vời”, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) nhấn mạnh.

Tăng năng suất lao động phải dựa vào kinh tế số
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê

Tổng cục Thống kê đã từng thử đo lường tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP. Thưa bà, hiện tại tỷ trọng này là bao nhiêu?

Năm 2023 chưa kết thúc, chưa có đầy đủ số liệu, nên Tổng cục Thống kê chưa tính toán được, nhưng ước tính tỷ trọng kinh tế số đóng góp vào GDP khoảng 12%. Còn năm 2022, ngành thống kê đã thử nghiệm tính toán tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt 12,6%. Theo tôi được biết, Bộ Thông tin và Truyền thông tính toán, đến tháng 6/2023, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt 15,2%.

Vì sao lại có sự chênh lệch như vậy, thưa bà?

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), kinh tế số bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế dựa vào hoặc được tăng cường đáng kể bằng cách sử dụng các yếu tố đầu vào kỹ thuật số, bao gồm công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, dịch vụ kỹ thuật số và dữ liệu. Mặc dù các tổ chức quốc tế đã đưa ra khái niệm về kinh tế số, nhưng các khái niệm chưa đồng nhất vì hiểu thế nào về kinh tế số là khá phức tạp.

Khi chưa có cách hiểu thống nhất thì không có các tiêu chí đo lường thống nhất, khiến số liệu không đồng nhất, khó so sánh nền kinh tế nào được số hóa hơn, chuyển đổi số nhanh hơn. Ví dụ, Thống kê quốc gia Trung Quốc tính toán, tỷ trọng kinh tế số trong GDP của Trung Quốc là 40% GDP. Trong khi đó, Hoa Kỳ công bố, tỷ trọng kinh tế số của họ chỉ chiếm 10,3% GDP; Canada 6-7% GDP; Australia là 6,1% GDP; Thái Lan 14,1%...

Về lý thuyết và cả trên thực tế, nền kinh tế phát triển hơn, tiên tiến hơn thì kinh tế số đóng góp vào GDP nhiều hơn, nhưng số liệu về kinh tế số do các nền kinh tế lại không phải như vậy. Nguyên nhân là do các nước sử dụng khái niệm kinh tế số khác nhau, dẫn đến có hoạt động kinh tế nước này tính là kinh tế số, nước khác lại không. Và đây cũng lý giải số liệu khác nhau về kinh tế số do Tổng cục Thống kê tính toán khác so với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Vậy Tổng cục Thống kê căn cứ vào khái niệm nào để tính ra kinh tế số?

Chúng tôi dựa vào khái niệm của OECD. Đây cũng là khái niệm được nhiều nước áp dụng, trong đó có khối G7.

Kinh tế số được hiểu là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế. Từ cách hiểu này, chúng tôi đã tính toán, năm 2022, tỷ trọng kinh tế số đóng góp vào GDP 12,6% và năm nay giảm xuống, ước chỉ đạt 12%.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra mục tiêu, đến năm 2025, kinh tế số phải đạt 20% GDP và đạt 30% GDP vào năm 2030. Như vậy, thưa bà, dù lấy theo số liệu của Tổng cục Thống kê hay Bộ Thông tin và Truyền thông thì cũng không dễ đạt được mục tiêu này?

Như tôi đã nói, hiện có nhiều khái niệm về kinh tế số khiến cách tính giá trị tăng thêm của kinh tế số vào GDP khác nhau. Nhưng tựu trung lại, kinh tế số bao gồm kinh tế số lõi, hẹp, rộng và xã hội số.

Cụ thể, kinh tế số lõi là tất cả các hoạt động kinh tế của nhà sản xuất hàng hóa công nghệ thông tin và dịch vụ kỹ thuật số theo phân ngành kinh tế; kinh tế số hẹp bao gồm phần “lõi” và các đơn vị kinh tế hoàn toàn dựa trên công nghệ và dữ liệu kỹ thuật số để vận hành, ví dụ như nền tảng thanh toán di động, nền tảng thương mại điện tử; kinh tế số rộng, bao gồm phần “hẹp” và các đơn vị kinh tế mà hoạt động sản xuất được tăng cường đáng kể nhờ công nghệ và dữ liệu số. Và cuối cùng là xã hội số, bao gồm phần “rộng” và hoạt động cá nhân trong xã hội dựa vào nền tảng số. Nếu tính theo xã hội số thì tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP của Việt Nam không hề thấp.

Như vậy, tỷ trọng kinh tế số bao nhiêu không quan trọng, mà quan trọng là làm sao phải đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, thưa bà?

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tăng trưởng kinh tế không còn quá phụ thuộc vào lợi thế tài nguyên, địa chính trị hay nguồn nhân lực, mà là năng suất lao động dựa vào kinh tế số, nền tảng số. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, sản lượng nhóm ngành sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin tăng một đồng sẽ kích thích các ngành khác của nền kinh tế tăng lên 0,3 đồng; nhóm ngành truyền thông và nội dung số tăng sản lượng một đồng, kích thích các ngành khác tăng sản lượng 0,39 đồng; sản lượng nhóm ngành dịch vụ công nghệ thông tin tăng một đồng làm tăng sản lượng các ngành khác 0,28 đồng.

Kinh tế số, chuyển đổi số, xã hội số ngày càng dựa vào công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, nhưng con người vẫn là trung tâm, là nhân tố quyết định, nếu không, dù được trang bị công nghệ tối tân đến đâu, trí tuệ nhân tạo phát triển thế nào đi chăng nữa, thì cũng không thể tăng được năng suất lao động, hiệu quả lao động.

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, dân số Việt Nam đang trải qua những thay đổi sâu sắc trong phân bố tuổi với quá trình chuyển đổi nhân khẩu học. Vào năm 2035-2037, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa dân số, nên ngay từ bây giờ, nếu người dân không được trang bị kiến thức và làm việc trong môi trường số với công nghệ thay đổi chóng mặt, thì khi bước vào già hóa dân số sẽ thiếu lao động trầm trọng, tác động tiêu cực đến sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội vô cùng lớn.

baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Xây dựng: 5 chủ đầu tư chậm giải ngân khoảng 3.360 tỷ đồng

Bộ Xây dựng: 5 chủ đầu tư chậm giải ngân khoảng 3.360 tỷ đồng

Hết tháng 3/2025, Bộ Xây dựng giải ngân đạt tỷ lệ 9,98% - cao hơn bình quân cả nước, tuy nhiên có 5 chủ đầu tư chậm giải ngân khoảng 3.360 tỷ đồng.
Hai quyết sách

Hai quyết sách 'nức lòng dân' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chỉ trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra hai quyết sách khiến người dân vui mừng, đó là miễn học phí, sắp tới là miễn viện phí.
Hoa hậu quảng cáo sai sự thật, truy trách nhiệm sàn thương mại điện tử

Hoa hậu quảng cáo sai sự thật, truy trách nhiệm sàn thương mại điện tử

Vụ việc liên quan đến hoa hậu bán hàng qua thương mại điện tử cho thấy khoảng trống pháp luật, khi các nền tảng số chưa kiểm soát trách nhiệm người nổi tiếng.
Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mang lại những lợi ích rõ rệt cả về kinh tế lẫn môi trường và sẽ được nhân rộng sau 1 năm triển khai thực hiện thí điểm.
Làng nghề trăm tuổi

Làng nghề trăm tuổi 'chuyển mình': Giữ hồn xưa, tìm hướng xuất khẩu

Để tìm hướng đi mới cho nghề đan đó, nghệ nhân làng nghề đan đó Thủ Sỹ đã chuyển dịch làm du lịch nông thôn, đồng thời đang tìm hướng xuất khẩu cho sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Vi mạch - bán dẫn: Ngành

Vi mạch - bán dẫn: Ngành 'hot', học phí cũng… 'nóng'!

Không chỉ là ngành học đang rất "hot" trong mùa tuyển sinh 2025, mức học phí của ngành vi mạch - bán dẫn cũng "nóng" không kém.
Cơ hội học thử nhiều ngành mới tại VJU Open Campus 2025

Cơ hội học thử nhiều ngành mới tại VJU Open Campus 2025

Học sinh, sinh viên Việt Nam sẽ có cơ hội học thử các ngành mới: Chip bán dẫn, điều khiển thông minh và tự động hóa tại VJU Open Campus 2025.
Cách tính tiền lương mới khi sắp xếp bộ máy

Cách tính tiền lương mới khi sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ mới ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
PVEP kiên định đường lối, giữ vững vai trò chủ lực trong ngành dầu khí

PVEP kiên định đường lối, giữ vững vai trò chủ lực trong ngành dầu khí

PVEP sẽ tự tin bước vào giai đoạn phát triển mới, giữ vững vị thế là đơn vị chủ lực của Petrovietnam trong trụ cột năng lượng quốc gia.
Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Không còn là hành vi nhỏ lẻ, đi bộ sai luật đang tạo nên thói quen xấu, tiềm ẩn nguy cơ cao cho cả người vi phạm và người tham gia giao thông khác.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức?

Từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức, Bộ Nội vụ có đề xuất ra sao để áp dụng trong lần thực hiện dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)?
Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Ngành y tế Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn quan trọng khi hoàn thành đồng thời hai ca ghép thận từ một người hiến tạng chết não.
Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp

Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Đồng Tháp điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xem xét tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chế biến bữa ăn.
Bộ Nội vụ đề xuất giảm thời gian thử việc công chức

Bộ Nội vụ đề xuất giảm thời gian thử việc công chức

Bộ Nội vụ khuyến nghị Việt Nam cân nhắc việc rút ngắn thời gian tập sự, thử việc cho công chức để sớm được bổ nhiệm chính thức và thực hiện quản lý công chức.
Cần hơn 21.000 biên chế để phổ cập giáo dục mầm non

Cần hơn 21.000 biên chế để phổ cập giáo dục mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi cần bổ sung khoảng 21.427 chỉ tiêu biên chế.
Về Lai Châu vui hội té nước lấy may

Về Lai Châu vui hội té nước lấy may

Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái trắng tại Lai Châu được tổ chức với nhiều nghi thức, trò chơi dân gian.
Thời tiết hôm nay 9/4: Hà Nội trời hửng nắng

Thời tiết hôm nay 9/4: Hà Nội trời hửng nắng

Thời tiết hôm nay 9/4, thủ đô Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời hửng nắng, có gió nhẹ.
Thời tiết biển hôm nay 9/4/2025: Hầu khắp vùng biển gió yếu

Thời tiết biển hôm nay 9/4/2025: Hầu khắp vùng biển gió yếu

Dự báo thời tiết biển hôm nay 9/4/2025, hầu khắp các vùng biển có mưa, gió hoạt động yếu, sóng cao từ 0,5-2,0m.
Báo Công Thương phản ánh, Chủ tịch Hà Nội truy thủ phạm

Báo Công Thương phản ánh, Chủ tịch Hà Nội truy thủ phạm 'xẻ thịt' sông Hồng

Sau bài phản ánh trên Báo Công Thương ngày 2/4, Chủ tịch Hà Nội đã yêu cầu kiểm tra, xử lý nghiêm vụ lấn chiếm sông Hồng tại huyện Đan Phượng.
Hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nghị định số 78/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Mức đóng bảo hiểm y tế mới trong công an, quân đội

Mức đóng bảo hiểm y tế mới trong công an, quân đội

Nghị định số 74/2025/NĐ-CP mới được Chính phủ ban hành đã sửa đổi, bổ sung về đối tượng, mức đóng bảo hiểm y tế trong công an và quân đội.
Hà Nội dồn lực dứt điểm việc chi trả lương hưu bằng tiền mặt

Hà Nội dồn lực dứt điểm việc chi trả lương hưu bằng tiền mặt

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tiếp tục vận động, tuyên truyền để tăng số người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ngân hàng.
Một trung tâm, nhiều đột phá cải cách ở Hà Nội

Một trung tâm, nhiều đột phá cải cách ở Hà Nội

Chỉ sau 5 tháng hoạt động, Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội đã trở thành điểm nhấn cải cách đầy tham vọng, cả về tư duy lẫn mô hình vận hành.
Nam thanh niên ở Hoà Bình tử vong vì chó dại cắn

Nam thanh niên ở Hoà Bình tử vong vì chó dại cắn

Không tiêm phòng sau khi bị chó lạ cắn, một thanh niên ở Hòa Bình đã tử vong vì bệnh dại. Ngành y tế địa phương phát cảnh báo đến người dân về vấn đề này.
Nhà hàng kín chỗ vì

Nhà hàng kín chỗ vì 'hiệu ứng chia tay' Hàm Cá Mập

Hàm Cá Mập sắp di dời, người dân đổ xô “ăn bữa cuối”, chụp bộ ảnh kỷ niệm. Các dịch vụ quanh hồ Gươm tranh thủ đón “mùa chia tay” đông chưa từng thấy.
Mobile VerionPhiên bản di động