Chuyển đổi số báo chí: Cơ hội và thách thức

Xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ đã và đang tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động báo chí.
Chuyển đổi số báo chí Việt Nam: Hiện thực hoá những mục tiêu hiện đại Chuyển đổi số trong báo chí: Nhanh chóng hoàn thành chiến lược

Xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ đã và đang tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động báo chí. Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - chia sẻ về vấn đề này với phóng viên Báo Công Thương.

Thưa ông, thời đại công nghệ 4.0, xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, tạo cơ hội, kỳ vọng cũng như đặt ra những thách thức như thế nào đối với hoạt động báo chí?

Báo chí cách mạng Việt Nam thời gian qua đã có những bước đi nắm bắt xu thế của báo chí thế giới với rất nhiều sáng tạo, kịp thời truyền tải thông tin đến mọi tầng lớp độc giả, khán thính giả.

Tuy nhiên gần đây, xu thế người dùng chuyển sang nền tảngkỹ thuật số (digital) ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt, trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, khả năng tiếp cận các nền tảng truyền thống, đặc biệt là báo in trở nên càng khó khăn. Và khi người dùng đã di chuyển một cách hết sức tự nhiên sang các nền tảng số thì yêu cầu chuyển đổi số với cơ quan báo chí càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Chuyển đổi số báo chí: Cơ hội và thách thức

Ông Lê Quốc Minh phát biểu tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề "Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" Ảnh: Báo Nhân Dân

Trước xu thế chuyển đổi số, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, báo chí sẽ không tồn tại được khi mà người dùng đã tiếp cận các nền tảng hiện đại; nền tảng truyền thống không thể giữ được kết nối với độc giả, khán thính giả. Khi không có được sự kết nối, đương nhiên sứ mệnh, vai trò cung cấp thông tin không thực hiện được. Kèm theo đó, chúng ta không thể duy trì được các hoạt động của tòa soạn, cũng như không thể tạo nguồn thu và sẽ mất kết nối với người dùng.

Trong bối cảnh trên, các cơ quan báo chí giờ đây chỉ có mỗi con đường, đó là buộc phải tự xác định đi nhanh hay đi chậm trong quá trình này. Kinh nghiệm cũng cho thấy, nếu cơ quan báo chí dám chấp nhận rủi ro, dám đi đầu, dám thử nghiệm, dám chấp nhận "bị sai lầm", sẽ có khả năng đi nhanh và nắm bắt được cơ hội nhiều hơn. Còn nhiều cơ quan báo chí vẫn duy trì thái độ chờ đợi, sẽ khó nắm bắt cơ hội. Vì rõ ràng, người đi sớm sẽ khó khăn hơn nhưng khả năng tiếp cận lượng lớn độc giả, khán thính giả, khả năng tạo nguồn thu từ những cách thức hoạt động kiểu mới, kinh doanh kiểu mới sẽ cao hơn.

Chúng ta phải nhận thấy, con đường chuyển đổi số không phải là dễ dàng, nhưng cũng không phải quá khó khăn. Nhiều người cho rằng, chuyển đổi số đòi hỏi nguồn lực lớn nên với cơ quan báo chí quy mô vừa và nhỏ tài chính hạn chế sẽ khó đầu tư cho chuyển đổi số. Nhưng có người chủ quan cho rằng, khi đã có website, ứng dụng cho điện thoại di động và một số hoạt động khác của tòa soạn sử dụng các công cụ kỹ thuật số thì đã là chuyển đổi số xong.

Theo tôi, hai quan điểm, suy nghĩ trên đều không đúng. Chúng ta phải khẳng định rằng, chuyển đổi số không đơn thuần là mua sắm thiết bị công nghệ, hay là phần mềm. Đây chỉ là câu chuyện chuyển đổi về mặt tư duy. Khi chúng ta chuyển từ tư duy làm báo kiểu cũ sang làm báo theo tư duy kiểu mới, đó là dành ưu tiên cho làm báo kỹ thuật số thì toàn bộ hoạt động của tòa soạn sẽ thay đổi theo. Số hóa sẽ làm thay đổi quy trình sản xuất, thông tin phát hành, quy trình kinh doanh nội dung, thậm chí để chuyển đổi số thành công, tòa soạn phải tạo ra sản phẩm mới, văn hóa mới trong tòa soạn.

Chu trình chuyển đổi số không chỉ một lần là xong, mà là một sự tiếp nối từ chu trình này đến chu trình khác. Mặt khác, để chuyển đổi số thì vai trò của ban lãnh đạo và người đứng đầu hết sức quan trọng. Những nghiên cứu đã chỉ ra, với những cơ quan báo chí mà người đứng đầu và ban lãnh đạo hiểu rõ về chuyển đổi số, cơ hội thành công sẽ cao hơn. Đồng thời, thành công trong chuyển đối số còn phụ thuộc vào lực lượng nhân sự, cũng như chuẩn bị sẵn và chờ đón sự phát triển trong tương lai khi trang bị cho đội ngũ nhân lực những kỹ năng, công cụ số hiệu quả.

Ngoài ra, chúng ta phải hướng tới việc biết phân tích, sử dụng số liệu, dữ liệu lớn cũng như nắm được xu thế công nghệ số khác của tương lai. Nhưng xét cho cùng, đó vẫn là sự dẫn dắt về mặt tư duy, định hướng sản xuất nội dung, sử dụng công cụ, công nghệ chúng ta hướng tới.

Trong xu thế của chuyển đổi số cũng như các đòi hỏi mới, với cá nhân mỗi người làm báo, theo ông, nên chú trọng điều gì để giữ gìn văn hóa báo chí và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp, hiệu quả và nhân văn?

Với người làm báo ngày nay, không chỉ đơn thuần là những người viết tốt, biết chụp ảnh đẹp, biết quay phim hiệu quả. Nhà báo phải biết tác nghiệp đa năng, có các kỹ năng đồ họa, biết một chút về công nghệ… Tất cả điều này đều đúng.

Dù vậy, rốt cục chúng ta cũng phải trở lại những đòi hỏi mang tính nguyên tắc của nhà báo. Đó là, một người làm báo, ngoài có kiến thức chung, nền tảng, phông văn hóa phải nắm chắc các lĩnh vực mình được phân công theo dõi. Ngoài ra, nhà báo phải biết sử dụng được các cách thức làm báo hiện đại bởi tác nghiệp hiện nay không như trước đây chỉ dùng cây bút, quyển sổ, máy tính nữa mà đòi hỏi nhiều kỹ năng khác mà người làm báo phải nắm bắt kịp các kỹ năng đó.

Mặt khác, người làm báo còn đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp. Tại Việt Nam, tính chuyên nghiệp từ lâu được coi là yếu tố đặt lên hàng đầu, nhưng không chắc rằng người làm báo hiện nay hiểu thế nào là chuyên nghiệp. Ở đây, chuyên nghiệp là từ việc chuẩn bị nội dung, đến đúng giờ, trang phục, trao đổi với người phỏng vấn đến việc xây dựng tuyến thông tin, sự bàn bạc trao đổi giữa các phòng, ban để thực hiện chương trình; đồng thời là cách thức hợp tác với các đối tác công nghệ. Tất cả yếu tố đó mới tạo nên một người làm báo chuyên nghiệp và cả tòa soạn cũng phải xây dựng cách thức hoạt động chuyên nghiệp.

Điều hết sức quan trọng đối với người làm báo hiện nay chính là trách nhiệm xã hội trong việc thể hiện nội dung nhân văn và có đạo đức nghề nghiệp… Đây là trụ cột cần thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh chạy đua thông tin trong thời đại công nghệ số. Rõ ràng, càng vội vàng thì càng dễ sai sót, không kiểm chứng thông tin thì sẽ dễ sa vào bẫy tin giả. Nhà báo, cơ quan báo chí nếu đưa thông tin sai lệch sẽ bị mất niềm tin của đọc giả và nếu để mất niềm tin, sẽ mất hết, vì báo chí tồn tại được là dựa trên niềm tin của đọc giả.

Với Báo Công Thương, ông có chia sẻ gì thêm trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay?

Trước làn sóng chuyển đổi số, hoạt động báo chí một là đi theo xu hướng chung, hai là đi theo thị trường ngách. Với một tờ báo kinh tế như Báo Công Thương, tôi cho rằng, báo đang có thế mạnh của thị trường ngách. Do vậy, thay vì đi theo mô hình vấn đề gì cũng đăng tải sẽ rất khó để chạy đua với các tờ báo quy mô lớn, quy mô toàn quốc. Cụ thể, nên tập trung vào đối tượng đọc giả, đối tượng quảng cáo và đối tượng được đưa tin phù hợp với mô hình hoạt động. Khi đi sâu vào thị trường ngách, cơ hội cạnh tranh với báo khác sẽ rõ nét hơn và sẽ có cơ hội phát triển và thành công hơn.

Xin cảm ơn ông!

Bùi Hùng- Hoa Quỳnh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.

Tin cùng chuyên mục

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp, ngành hàng phải nhận thức rõ rằng hàng hoá Việt Nam đang trong tầm ngắm về phòng vệ thương mại của nhiều thị trường.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giữa bối cảnh giá cà phê tăng cao, doanh nghiệp nên hạn chế "mua xa, bán xa" còn ngân hàng nên tăng hạn mức cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Vẫn còn những vướng mắc nhất định trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ logistics của ngành Công Thương tại các địa phương cần được tháo gỡ.
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Để thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2024, Việt Nam cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả,linh hoạt các giải pháp được đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP.
Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cán nóng (HRC) nhập khẩu Bộ Công Thương đang thẩm định và sẽ xử lý công khai, khách quan.
Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, khiến nhà sản xuất, kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn và mất thị phần.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện năm 2023, Global Sourcing Fair Việt Nam 2024 sẽ mở ra cơ hội kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Bắc Âu.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đang lợi dụng việc Chính phủ điều hành điều chỉnh giá điện để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand sẽ mở ra nhiều động lực và kỳ vọng mới cho tương lai Việt Nam.
Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Không chỉ vàng miếng SJC mà vàng nhẫn cũng tăng giá mạnh những ngày gần đây và chênh rất cao so với giá thế giới. Thị trường vàng đang cần mô hình quản lý mới.
Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia.
Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Doanh nghiệp dần thích ứng với yêu cầu nhà nhập khẩu, sự gia tăng sử dụng nguyên vật liệu trong nước,… đã đưa cán cân thương mại xuất siêu 4,72 tỷ USD.
FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

Không chỉ có chiều hướng tăng lên, thu hút FDI vào Việt Nam thời gian gần đây tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và những ngành mang tính chất mũi nhọn.
Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Đây là lý do mà các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam làm điểm đến để hợp tác đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Nhân dịp đầu xuân mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có chia sẻ về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ dầu năm 2024.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam từ đầu năm đã có những tín hiệu khởi sắc, song, dự báo còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cần cú huých mạnh mẽ hơn.
Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Xuất nhập khẩu tháng 1/2024 tăng gần 40%, kết quả của sự nỗ lực từ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đơn hàng ở cả thị trường truyền thống và thị trường mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động