Chương trình mục tiêu quốc gia: Ban hành chính sách đặc thù là yêu cầu cấp bách

Việc ban hành chính sách đặc thù là xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Bộ Công Thương bám sát quá trình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia Đề xuất cơ chế đặc thù, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Đề xuất thí điểm phân cấp cho cấp huyện quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia

Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia sáng 16/1, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, Hội đồng Dân tộc thống nhất với sự cần thiết về ban hành Nghị quyết như trong Tờ trình của Chính phủ và thấy rằng, việc ban hành chính sách đặc thù là xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời thực hiện khoản 2, Điều 2, Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề các chương trình mục tiêu quốc gia.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm

Về các cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Điều 4), ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, tại khoản 1, về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm, Hội đồng dân tộc cơ bản nhất trí với đề xuất của Chính phủ là phù hợp.

Quy định này phù hợp với Khoản 5, Điều 19, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015: Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định phân bổ Ngân sách Trung ương chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; đồng thời áp dụng mở rộng Điểm d, khoản 4, Điều 1 của Nghị quyết 25/2021/QH15 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới quy định Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương.

"Quy định này sẽ tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương trong việc điều chỉnh kế hoạch, dự toán, nội dung chi thường xuyên vốn sự nghiệp. Mặt khác, chính sách này cũng thể hiện tinh thần phân cấp, trao quyền theo Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt Chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia" - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh.

Hội đồng Dân tộc đề nghị nên cân nhắc bổ sung quy định phân cấp giao cho cấp tỉnh thông báo số dự kiến vốn sự nghiệp ngân sách trung ương năm tiếp theo để địa phương chủ động trong việc triển khai thực hiện, nhất là các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Nghị định 38/2023 (sửa đổi bổ sung Nghị định 27/2022) có quy định chủ chương trình “Xây dựng phương án phân bổ và thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm; hằng năm thông báo mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 3 năm của chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Nội dung này chưa có trong quy định của pháp luật và cần được nghiên cứu, bổ sung vào nội dung chính sách để bảo đảm tính thống nhất, khả thi.

Đa số thành viên Hội đồng Dân tộc có ý kiến bổ sung quy định cho Hội đồng nhân dân tỉnh khi phân bổ chi tiết chi thường xuyên ngân sách trung ương hàng năm, năm còn lại thì có thể căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương về đối tượng, địa bàn, nhu cầu, bảo đảm nguyên tắc chung nhất là trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, tập trung cho các hoạt động có hiệu quả, mà không nhất thiết phải tuân thủ theo các quy định chi tiết về tiêu chí phân bổ vốn trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn áp dụng cho từng chương trình mục tiêu quốc gia.

Tại khoản 2, về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, Hội đồng Dân tộc thống nhất với nội dung điểm a của dự thảo Nghị quyết đã được tiếp thu, chỉnh sửa của Chính phủ. Cơ chế này tạo thuận lợi cho địa phương được phép sử dụng nguồn ngân sách đã được phân bổ đến hết năm 2023 (bao gồm chi đầu tư, chi thường xuyên được chuyển nguồn từ các năm trước sang năm 2023).

Luật Ngân sách hiện hành không có quy định cho phép địa phương được điều chỉnh dự toán ngân sách trung ương đã được Thủ tướng giao; Luật Đầu tư công không có quy định cho phép điều chỉnh nguồn vốn được kéo dài từ dự án đầu tư không có khả năng giải ngân vốn cho các dự án đầu tư khác trong danh mục đầu tư công trung hạn 2021-2025 thuộc cùng chương trình mục tiêu quốc gia mà không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch.

Một số ý kiến cho rằng, cần có quy định nguyên tắc cho việc phân bổ, quy định tỷ lệ nhất định trong các nhóm lĩnh vực để tránh tùy tiện, không bảo đảm mục tiêu cơ bản của các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bên cạnh đó, tại điểm c, đa số ý kiến của Hội đồng Dân tộc cho rằng, nếu quy định chỉ được điều chỉnh trong phạm vi từng chương trình mục tiêu quốc gia sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn lực vì trên thực tế giám sát của Quốc hội vừa qua có rất nhiều dự án, tiểu dự án thành phần trùng lắp về địa bàn, đối tượng, nhỏ lẻ, manh mún, nhất là đối với 02 chương trình mục tiêu: Giảm nghèo bền vững Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Vì vậy, nên giao thẩm quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phân bổ, điều chỉnh cả 03 chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, để tránh lạm dụng trong phân bổ lại ở các địa phương, cần bổ sung quy định nguyên tắc tỷ lệ phân bổ nhất định dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng, các hoạt động phát triển sản xuất, an sinh xã hội khác và bổ sung vốn ủy thác cho ngân hàng chính sách xã hội (ví dụ tỷ lệ phân bổ lại cho đầu tư cơ sở hạ tầng không quá 50%) nhằm kiểm soát, bảo đảm mục tiêu chung của các chương trình mục tiêu quốc gia và công bằng giữa các địa phương.

Tại khoản 6, về ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu, hiện Luật đầu tư công và Luật ngân sách nhà nước chưa có quy định cụ thể về bố trí vốn đầu tư công tự cân đối của địa phương để ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội. Chính phủ đề xuất chính sách trên để cho vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo… tương tự chính sách quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH 15 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

Đa số các ý kiến đều thống nhất và cho rằng, quy định ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội là phù hợp, để tăng vốn cho vay ưu đãi- ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nói.

Hội đồng Dân tộc nhất trí với đề xuất của Chính phủ với chính sách này và thấy rằng nguồn cấp ngoài các quy định bao gồm, vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển khác, kinh phí thường xuyên và cần xác định rõ thêm nguồn các khoản, mục dư vốn không thực hiện được từ các chương trình mục tiêu cần được sắp xếp, điều chỉnh.

Đặc biệt, đối với các địa phương dư vốn do không còn đối tượng (do độ trễ chính sách), cần tăng tỷ lệ bổ sung cho ngân hàng chính sách từ khoản dư trên để tăng hiệu quả sử dụng ngân sách cũng như bảo đảm công bằng giữa các địa phương. Vì hầu hết các tỉnh vùng miền núi vùng dân tộc thiểu số đều không có khả năng cân đối từ các nguồn hiện có.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu còn một nguồn lực rất lớn đang bị lãng phí, tồn đọng trong nhiều dự án tại các địa phương trên cả nước.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão Yinxing.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình vấn đề đại biểu nêu về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình vấn đề đại biểu nêu về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 7/11, tại phiên thảo luận dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Đề xuất thêm ưu tiên cho phát triển điện khu vực nông thôn, hải đảo

Đề xuất thêm ưu tiên cho phát triển điện khu vực nông thôn, hải đảo

Chiều 7/11/2024, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao cơ quan soạn thảo Luật Điện lực (sửa đổi) rất cầu thị tiếp thu ý kiến hoàn chỉnh dự thảo luật.
Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng thể hiện sự đánh giá, ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những cống hiến của đồng chí Võ Thị Ánh Xuân.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Chiều 7/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillén đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS

Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS

Chiều 7/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10.
Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 7/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với 423/425 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng biểu dương tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh của Đại tá Nguyễn Văn Sơn và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân trong sự cố máy bay Yak-130 vừa qua.
Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất việc cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, do Luật hiện hành thiếu rất nhiều nội dung đã và đang phát sinh trong thực tiễn.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, sáng 7/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Ngày 7/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng.
Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc.
Thủ tướng đề xuất cùng xây dựng tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo

Thủ tướng đề xuất cùng xây dựng tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo

Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên và đối tác phát triển để cùng xây dựng một tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo, năng động…
Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng của đông đảo nhân dân. Công nhân, nông dân và những người lao động Nga đã được giải phóng.
Bảo đảm nguồn cung, ổn định giá những tháng cuối năm 2024

Bảo đảm nguồn cung, ổn định giá những tháng cuối năm 2024

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, ổn định giá những tháng cuối năm 2024.
Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Theo ĐBQH, khi điều tra, xử lý một số vụ án lớn xảy ra tại SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của 1 số cơ quan, trong đó có tổ chức kiểm toán.
Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XV đã bầu ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La với số phiếu tuyệt đối.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Công điện của Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Công điện của Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp để xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Từ câu chuyện của Trung Quốc, Dubai, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Luật Đầu tư đang sửa đổi theo hướng thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chiều ngày 6/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại Kỳ họp thứ 8.
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Ngày 6/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động