Bà Rịa-Vũng Tàu:

Chùa của sư Thích Chân Quang 'ngang nhiên' tồn tại 35 công trình trái phép lấn chiếm đất rừng

Chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từng chỉ ra việc chùa Phật Quang do ông Thích Chân Quang làm trụ trì xây dựng 36 công trình, nhưng chỉ 1 công trình có phép.
Thượng tọa Thích Chân Quang có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sựNếu Thượng tọa Thích Chân Quang dùng bằng cấp 3 giả: Trường Đại học Hà Nội có vô can?Chùa Thượng tọa Thích Chân Quang trụ trì bất ngờ đổi tên

Chùa Phật Quang hay còn gọi là Thiền Tôn Phật Quang nằm trên ngọn núi Dinh thuộc xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1992, ông Thích Chân Quang về chùa Phật Quang và trở thành trụ trì ngôi chùa này cho tới nay. Năm 2007, ông Thích Chân Quang được tấn phong lên làm Thượng tọa. Ngôi chùa này từ lâu đã trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tuy nhiên, ít ai biết, nhiều công trình trong khuôn viên ngôi chùa này xây dựng không có giấy phép, xây dựng trên đất rừng phòng hộ do nhà nước quản lý.

Chùa của sư Thích Chân Quang 'ngang nhiên' tồn tại 35 công trình trái phép lấn chiếm đất rừng
Chùa Thượng tọa Thích Chân Quang trụ trì mới được đổi tên từ Thiền Tôn Phật Quang thành Chùa Phật Quang. Ảnh: Tấn Hiệp

Cụ thể, theo hồ sơ mà phóng viên Báo Công Thương có, năm 2018, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xây dựng tại chùa Phật Quang huyện Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Kết luận thanh tra này cho biết, năm 2017, chùa Phật Quang đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chùa. Tuy nhiên, diện tích đất mà chùa Phật Quang sử dụng tại khu vực núi Dinh, huyện Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ) nằm trong tổng diện tích 17.928 ha đã được UBND tỉnh Đồng Nai giao Lâm trường Châu Thành quản lý từ năm 1978. Thời điểm này thị trấn Phú Mỹ là xã Phú Mỹ thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, đất thuộc đất rừng phòng hộ do Ban Quản lý Rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý, trước thời điểm sử dụng đất của Chùa, không phải là đất của dân đang sử dụng hợp pháp.

“Chùa Phật Quang xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích khoảng 19ha tại khu vực núi Dinh mà chùa cho rằng nhận chuyển nhượng từ các hộ dân là không có cơ sở giải quyết, không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với các hồ sơ tài liệu do ông Vương Tấn Việt cung cấp, thì Đơn xin khai phá của 4 hộ dân năm 1991 và các đơn xin sang nhượng đất rẫy của các hộ dân vào năm 1992 là trái với quy định pháp luật và không có giá trị pháp lý”, thông báo Kết luận thanh tra chỉ rõ.

Chùa của sư Thích Chân Quang 'ngang nhiên' tồn tại 35 công trình trái phép lấn chiếm đất rừng
Trong tổng số 36 công trình Chùa Phật Quang xây dựng trên đất thì có đến 35 công trình không có giấy phép, 1 công trình có giấy phép nhưng việc cấp phép cũng có sai sót. Ảnh: CTV

Theo Kết luận thanh tra, trong tổng số 36 công trình Chùa xây dựng trên đất thì công trình Chánh điện được Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp Giấy phép xây dựng số 23/GPXD ngày 20/9/2001 với diện tích xây dựng sửa chữa là 228m, nhưng trên thực tế chùa xây dựng Chánh điện trên diện tích 445,4m.

“Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng này không đảm bảo quy hoạch tại khu vực núi Dinh vào thời điểm đó đúng theo quy định tại điểm 4.1 mục 4 phần I Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLTBXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ Xây dựng, Tổng Cục Địa chính về hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng có quy định về căn cứ để cấp giấy phép xây dựng, do vậy việc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng này là có sai sót”, trích Kết luận thanh tra.

Đối với 35 công trình còn lại, Kết luận thanh tra chỉ rõ, các công trình này không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng, trong đó có nhiều công trình lớn, kiên cố như là đường giao thông trải nhựa, diện tích khoảng 3.500m2.

“Hiện nay diện tích xây dựng các công trình và đường giao thông là 25.692,5m2 nằm trong tổng diện tích đất khuôn viên chùa đang sử dụng là 40.170,1m2. Điều đó thấy rằng đã có một phân diện tích rừng phòng hộ rất lớn bị phá, sử dụng đất sai mục đích và xây dựng nhiều công trình không phép”, nội dung kết luận tại thời điểm năm 2018.

Chùa của sư Thích Chân Quang 'ngang nhiên' tồn tại 35 công trình trái phép lấn chiếm đất rừng
Chùa Phật Quang sử dụng hàng nghìn mét vuông đất rừng phòng hộ do Nhà nước quản lý. Ảnh: Chùa Phật Quang

Trong quá trình chùa Phật Quang xây dựng các công trình không phép trên đất, các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tiến hành lập 33 biên bản vi phạm, ban hành 11 quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các quyết định đình chỉ thi công, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, yêu cầu khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

“Đại diện chùa không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả mà vẫn tiếp tục xây dựng, thể hiện sự không chấp hành pháp luật về xây dựng, không chấp hành các văn bản quản lý của cơ quan chức năng. Do vậy cần thiết xử lý tháo dỡ để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong việc xử lý xây dựng không phép của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn”, Kết luận thanh tra khẳng định.

Đối với việc xây dựng không phép của chùa Phật Quang, Kết luận thanh tra năm 2018 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo, giao UBND huyện Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ) rà soát lại quá trình xử lý vi phạm hành chính đối với tất cả các công trình xây dựng của Chùa, để thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính đối với các công trình này đúng theo quy định pháp luật.

Chùa của sư Thích Chân Quang 'ngang nhiên' tồn tại 35 công trình trái phép lấn chiếm đất rừng
Đại tượng Phật tại chùa Phật Quang xây dựng từ năm 2016 và hoàn thành đầu năm 2018, trước thời điểm ban hành kết luận thanh tra (Ảnh: Chùa Phật Quang)

Ngoài ra, tỉnh này cũng đề nghị xử lý trách nhiệm của hàng loạt các đơn vị, cá nhân. Cụ thể, giao Giám đốc Sở Xây dựng; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; UBND huyện Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ); Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ tỉnh; Chi Cục trưởng Chi Cục kiếm lâm; Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ); Chủ tịch UBND xã Tân Hòa và Chủ tịch UBND xã Tân Hải làm rõ trách nhiệm và kiểm điểm đúng mức đối với các khuyết điểm, vi phạm của cá nhân tại đơn vị liên quan đến các vi phạm của chùa.

Kiến nghị Tỉnh ủy chỉ đạo Huyện ủy huyện Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ) tổ chức kiểm điểm đúng mức đối với nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Hội Bài giai đoạn năm 1991, hiện nay là Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy.

Yêu cầu UBND huyện Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ) chỉ đạo hủy việc UBND xã Hội Bài trước đây ký xác nhận vào Đơn xin khai phá của 4 hộ dân (ngày 11/3/1991) và các đơn xin sang nhượng đất rẫy của các hộ dân vào năm 1992.

Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện huyện Tân Thành (nay là UBND thị xã Phú Mỹ) và UBND xã Tân Hòa điều chỉnh tên ông Vương Tấn Việt trong sổ mục kê 3 cấp (tỉnh, huyện và xã) đối với thửa số 13 diện tích 133m2 thuộc tờ bản đồ số 30 xã Tân Hòa thành tên Ban Quản lý rừng phòng hộ Tỉnh đối với thửa đất này.

Như vậy, theo nội dung mà UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thanh, kiểm tra thì ông Vương Tấn Việt (tức Thượng tọa Thích Chân Quang) xây dựng chùa và nhiều công trình trái phép trên đất rừng phòng hộ do Nhà nước quản lý.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, những hạng mục này vẫn tiếp tục được tồn tại, không bị phá dỡ theo đúng quy định của pháp luật, không đúng với tinh thần chỉ đạo tại kết luận thanh tra của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rằng: “Cần thiết xử lý tháo dỡ để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong việc xử lý xây dựng không phép của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn”.

Nguyễn Thừa - Tấn Hiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bà Rịa - Vũng Tàu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công ty Hoàng Long Tuyên Quang bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản

Công ty Hoàng Long Tuyên Quang bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản

Nợ thuế hơn 4,5 tỷ đồng, Công ty TNHH Hoàng Long Tuyên Quang bị cơ quan thuế khu vực VII cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
Đắk Lắk: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Kinh doanh Thành Đạt

Đắk Lắk: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Kinh doanh Thành Đạt

Công ty TNHH Kinh doanh Thành Đạt (Đắk Lắk) bị Chi cục Thuế khu vực XIV cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế hơn 1,4 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam phá sản

Công ty cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam phá sản

Nợ hơn 150 tỷ đồng kéo dài, Công ty cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam (tỉnh Quảng Nam) thực hiện thủ tục phá sản trong năm 2025.
Nghệ An: Cưỡng chế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Toàn Cầu

Nghệ An: Cưỡng chế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Toàn Cầu

Nợ thuế hơn 1,3 tỷ đồng, Công ty CP Tư vấn XD&TM Toàn Cầu (tỉnh Nghệ An) bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Hải Phòng: Công ty TNHH Sông Hằng bị cưỡng chế thuế

Hải Phòng: Công ty TNHH Sông Hằng bị cưỡng chế thuế

Công ty TNHH Sông Hằng (TP. Hải Phòng) bị Chi cục Thuế khu vực III cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Dựng hiện trường giả rồi hô hoán báo công an bị mất trộm

Thanh Hóa: Dựng hiện trường giả rồi hô hoán báo công an bị mất trộm

Do nợ nần, bà H. đã lấy 40 triệu của mình đi trả nợ rồi dùng 1 con dao, 1 cái búa tạo hiện trường giả sau đó hô hoán báo công an bị mất trộm.
Đồng Nai: Vi phạm về môi trường, 3 doanh nghiệp bị phạt gần 1 tỷ đồng

Đồng Nai: Vi phạm về môi trường, 3 doanh nghiệp bị phạt gần 1 tỷ đồng

Ngày 14/4, UBND tỉnh Đồng Nai công khai loạt quyết định xử phạt đối với 3 doanh nghiệp trên địa bàn với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng do vi phạm về môi trường.
Khánh Hòa: Thông báo sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện doanh nghiệp nợ thuế

Khánh Hòa: Thông báo sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện doanh nghiệp nợ thuế

Chi cục Thuế khu vực XIII thông báo sẽ tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện theo pháp luật của Công ty CP Xây dựng cấp thoát nước số 12 do nợ thuế.
Công khai danh sách 106 doanh nghiệp tại Hà Tĩnh nợ thuế

Công khai danh sách 106 doanh nghiệp tại Hà Tĩnh nợ thuế

Chi cục Thuế khu vực XI vừa công khai danh sách 106 doanh nghiệp tại Hà Tĩnh nợ thuế với tổng số tiền hơn 233 tỷ đồng.
Quảng Trị: Công ty Thủy Ba bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản

Quảng Trị: Công ty Thủy Ba bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản

Nợ thuế hơn 3,7 tỷ đồng, Công ty CP Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Thủy Ba tỉnh Quảng Trị bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng
Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty CP Thanh Bình Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty CP Thanh Bình Lai Châu

Công ty CP Thanh Bình Lai Châu bị cơ quan thuế khu vực IX cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: 8 đối tượng bị khởi tố là ai?

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: 8 đối tượng bị khởi tố là ai?

Bộ Công an khởi tố 8 bị can liên quan vụ sản xuất, buôn bán thực phẩm giả và vi phạm kế toán nghiêm trọng tại hai công ty Rance Pharma, Hacofood.
Thanh Hóa: Chợ đầu mối Đông Hương xả thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa: Chợ đầu mối Đông Hương xả thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường

Trong quá trình vận hành, Chợ đầu mối Đông Hương đã xả thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường, chủ đầu tư là Công ty Bình Minh bị phạt nặng.
Nóng: Sau kẹo Kera, Bộ Công an bóc vụ sữa giả cực lớn

Nóng: Sau kẹo Kera, Bộ Công an bóc vụ sữa giả cực lớn

Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sữa giả cho bà bầu, trẻ sinh non... với doanh thu gần 500 tỷ đồng.
Cưỡng chế thuế Công ty Thủy điện Hua Chăng tỉnh Lai Châu

Cưỡng chế thuế Công ty Thủy điện Hua Chăng tỉnh Lai Châu

Nợ thuế hơn 1,3 tỷ đồng, Công ty CP Thủy điện Hua Chăng tỉnh Lai Châu bị cơ quan thuế cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản tại kho bạc, tổ chức tín dụng.
Cưỡng chế, dừng sử dụng hóa đơn Công ty xây dựng công trình Hà Hưng 38

Cưỡng chế, dừng sử dụng hóa đơn Công ty xây dựng công trình Hà Hưng 38

Công ty CP xây dựng công trình Hà Hưng 38 tại Cần Thơ bị cơ quan thuế cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Thanh Hóa: Đường dây

Thanh Hóa: Đường dây 'cát tặc' trên sông Chu sa lưới

Đường dây 'cát tặc' trên sông Chu do Nguyễn Viết Thông - Giám đốc Công ty TNHH khai thác khoáng sản Minh Thông cầm đầu vừa bị Công an Thanh Hóa triệt phá.
Đà Nẵng: Phá đường dây làm giả tài liệu, buôn bán vũ khí thô sơ

Đà Nẵng: Phá đường dây làm giả tài liệu, buôn bán vũ khí thô sơ

Công an Đà Nẵng triệt phá đường dây làm giả tài liệu và tàng trữ, mua bán vũ khí thô sơ, tạm giữ 4 đối tượng.
Đà Nẵng: Đẩy nhanh tiến độ kiểm đếm, giải phóng mặt bằng dự án Làng Vân

Đà Nẵng: Đẩy nhanh tiến độ kiểm đếm, giải phóng mặt bằng dự án Làng Vân

Dự án Làng Vân chậm tiến độ bàn giao mặt bằng và lần đầu tiên thành phố Đà Nẵng phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc để giải phóng mặt bằng.
Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Hùng Hưng

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Hùng Hưng

Công ty TNHH Hùng Hưng có địa chỉ tại Thanh Hóa bị cưỡng chế thuế do có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
Cưỡng chế thuế Công ty phát triển năng lượng Tân Uyên

Cưỡng chế thuế Công ty phát triển năng lượng Tân Uyên

Công ty CP phát triển năng lượng Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) bị cơ quan thuế cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản do nợ thuế hơn 1,6 tỷ đồng.
Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Hưng Đạo tại TP. Hải Phòng

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Hưng Đạo tại TP. Hải Phòng

Nợ thuế quá hạn hơn 1,8 tỷ đồng, Công ty TNHH Hưng Đạo tại TP. Hải Phòng bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Quảng Nam: Khởi tố, bắt tạm giam Tiktoker Dưỡng Dướng Dường

Quảng Nam: Khởi tố, bắt tạm giam Tiktoker Dưỡng Dướng Dường

Công an tỉnh Quảng Nam khởi tố vụ án, bắt giam Mai Văn Dưỡng, tức Tiktoker Dưỡng Dướng Dường.
Xử phạt công ty sản xuất kẹo rau củ Kera 244 triệu đồng

Xử phạt công ty sản xuất kẹo rau củ Kera 244 triệu đồng

UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định xử phạt công ty sản xuất kẹo rau củ Kera hơn 224 triệu đồng và tiêu hủy hơn 4.000 sản phẩm do vi phạm an toàn thực phẩm.
Đồng Nai: Công ty gạch men Sa Ha Do bị xử phạt gần 1 tỷ đồng

Đồng Nai: Công ty gạch men Sa Ha Do bị xử phạt gần 1 tỷ đồng

UBND Đồng Nai xử phạt Công ty Công ty Cổ phần gạch men Sa Ha Do (chủ đầu tư Cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Tân An) 990 triệu đồng do vi phạm về môi trường.
Mobile VerionPhiên bản di động