Chú trọng bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức
Vùng cao đổi mới 21/11/2022 10:28 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức Phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số |
Triển khai các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc nhằm trang bị, bổ sung thêm thông tin, kiến thức và kỹ năng để từng bước nâng cao hơn nữa năng lực của cán bộ cơ sở trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc. Qua đó, giúp các cán bộ cơ sở tham gia hiệu quả hơn vào việc xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cũng như việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc có liên quan tại địa phương trong thời gian tới.
![]() |
Cán bộ hướng dẫn đồng bào áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt |
Tại Sóc Trăng, trong tháng 10/2022, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Học viện Dân tộc tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công tác tại vùng đồng bào dân tộc Khmer. Tham dự lớp bồi dưỡng có gần 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ thuộc lực lượng vũ trang (công an, quân sự, biên phòng) tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Học viên tham dự lớp bồi dưỡng được các giảng viên của Học viện Dân tộc truyền đạt các nhóm kiến thức chuyên đề về: Tổng quan các dân tộc thiểu số Việt Nam; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, các học viên còn được thông tin các kiến thức về công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số; công tác quốc phòng an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh ở vùng dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, lớp tập huấn đã quán triệt và phố biến sâu về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 với các nội dung liên quan đến bản sắc văn hóa của các dân tộc, công tác quốc phòng an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
![]() |
Chương trình tập huấn đã giúp học viên cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng... |
Tại Quảng Nam, cuối tháng 8/2022, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp Tổ chức lớp tập huấn về giảng dạy kiến thức dân tộc cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên trên địa bàn tỉnh. Trong chương trình tập huấn, học viên được trang bị các phương pháp, kỹ năng truyền dạy, bồi dưỡng các chuyên đề về kiến thức dân tộc.
Chương trình tập huấn đã giúp học viên nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên công tác dân tộc, góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến. Thông qua chương trình, các giảng viên, báo cáo viên đã được bồi dưỡng thêm kỹ năng, nghiệp vụ về giảng dạy kiến thức dân tộc; bổ sung cập nhật thêm những kiến thức mới về dân tộc, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Từ đó áp dụng vào thực tiễn công tác, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4, cụ thể: Tổ chức bồi dưỡng 02 lớp với 200 học viên thuôc nhóm đối tượng 3 là trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; trưởng, phó ban, ngành trực thuộc huyện ủy, thành ủy; bí thư, phó bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND cấp xã; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT, THCS, tiểu học nội trú, bán trú ở địa bàn đông đồng bào DTTS. 09 lớp học với 1080 học viên thuộc nhóm đối tượng 4, trong đó 120 học viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước (công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã); 960 học viên không hưởng lương ngân sách nhà nước (bí thư chi bộ, trưởng thôn ở địa bàn đông đồng bào DTTS).
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Hòa Bình gia tăng giá trị nông sản qua sàn thương mại điện tử

Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Mật ngọt trên đất Sơn La

Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa
