Chủ tịch VARS: Hầu hết doanh nghiệp đều ‘tự bơi’ khi làm nhà ở xã hội

Chủ tịch VARS cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp đều phải 'đơn thương độc mã' thực hiện giải phóng mặt bằng, gây ra nhiều khó khăn trong xây dựng nhà ở xã hội.
Vingroup, Becamex, HUD kiến nghị giải pháp gì để phát triển nhà ở xã hội? Doanh nghiệp 'khát' quỹ đất sạch, lo ngại thủ tục kéo dài khi làm nhà ở xã hội Đại biểu Hoàng Văn Cường: Duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tạo 'gánh nặng' cho doanh nghiệp

Thời gian gần đây, phân khúc nhà ở xã hội đang phả sức nóng vào thị trường bất động sản, đặc biệt là thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Có thể nói, nhà ở xã hội được coi là phân khúc "cứu cánh" cho giấc mơ an cư của người dân có thu nhập trung bình khá. Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa giấc mơ này, vẫn cần sự nỗ lực và quyết tâm từ nhiều phía.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), hành lang pháp lý mới, đặc biệt là Luật Nhà ở 2023 đã tiếp thêm nhiều hy vọng cho công cuộc phát triển phân khúc nhà ở xã hội. Nhiều vướng mắc với chủ đầu tư và đối tượng được hưởng chính sách đã được tháo gỡ. Những động thái trên được cho là đã tạo ra một cú huých lớn, giúp phân khúc này sẽ có nhiều kết quả đột biến trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch VARS: Hầu hết doanh nghiệp đều ‘tự bơi’ khi làm nhà ở xã hội
TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch VARS kiến nghị nhiều giải pháp để phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Tùng Dương

Tuy nhiên, TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch VARS cho rằng, trong quá trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, trăn trở bởi nhiều lý do.

Thứ nhất, về đất đai. Đây được cho là một trong những trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp khi quyết định làm nhà ở xã hội. Mặc dù có quy định về việc các địa phương cần chủ động bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Song thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều phải “tự bơi”. Việc các doanh nghiệp phải “đơn thương độc mã” thực hiện giải phóng mặt bằng, gây ra nhiều khó khăn vừa tốn thời gian, vừa tốn chi phí. Kể cả khi doanh nghiệp đã có đất, đôi khi vẫn bị gây khó khăn.

Để giải "nút thắt" này, theo Chủ tịch VARS, cần có tư duy đổi mới hoàn toàn liên quan đến vai trò và sự song hành từ phía nhà nước và doanh nghiệp. Theo đó, nhà nước cần đứng vai trò “cầm trịch”, thực hiện việc thu hồi đất và giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nghiệm về kinh phí để đảm bảo nghĩa vụ tài chính.

Thứ hai, về quy trình thủ tục. Nếu xác định nhà ở xã hội thuộc diện “ưu tiên”, cần đảm bảo và quán triệt sự nhất quán. Theo đó, mọi vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển nhà ở xã hội đều cần có sự ưu ái hơn. Có như vậy, doanh nghiệp mới “mặn mà” với phân khúc này, qua đó, nguồn cung phân khúc này mới có cơ hội cải thiện rõ rệt.

Hiện nay, quy trình thủ tục liên quan đến đầu tư phát triển dự án nhà ở xã hội đang tương đương với dự án nhà ở thương mại, thậm chí có nhiều bước soát xét kỹ hơn. Điều này, vô hình trung khiến doanh nghiệp vất vả hơn, mất nhiều thời gian hơn để thực hiện, khiến cho thời gian triển khai dự án bị kéo dài, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện mục tiêu của Đề án.

Chủ tịch VARS cho rằng, đối với vấn đề này, cần nhanh chóng nghiên cứu, ban hành quy định đặc thù, dành riêng cho đầu tư phát triển dự án nhà ở xã hội. Trong đó, có thể lược bớt một số bước, cắt giảm tối đa thời gian phản hồi, trả kết quả các bước, yêu cầu sự vào cuộc một cách khẩn trương hơn từ phía cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương.

"Điều này là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ với một nhiệm vụ chung cấp thiết, tất cả các nhóm đối tượng liên quan đều cần có trách nhiệm cao hơn so với bình thường. Ngoài ra, cần xem xét và cân nhắc đến phương án hậu kiểm nhằm rút ngắn thời gian. Như vậy, trách nhiệm sẽ thuộc về doanh nghiệp và người hưởng chính sách, đặt áp lực “làm đúng” cho hai nhóm đối tượng này. Nhưng đảm bảo phần quy trình, thủ tục sẽ được rút gọn, tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp và người dân.

Việc phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương trong một số khâu kiểm duyệt cũng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số khâu thủ tục”, ông Đính nhấn mạnh.

Chủ tịch VARS: Hầu hết doanh nghiệp đều ‘tự bơi’ khi làm nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội đang là phân khúc "hot" trên thị trường trong bối cảnh giá bán nhà ở thương mại tăng phi mã thời gian qua. Ảnh minh họa

Thứ ba, về nguồn vốn. Mặc dù đã có gói tín dụng ưu đãi dành cho chủ đầu tư thực hiện dự án và người dân vay mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, kết quả giải ngân gói tín dụng này vẫn ở mức rất thấp, chưa tới 2%. Ngay cả kết quả giải ngân từ ngân hàng chính sách cũng không đạt như kỳ vọng. Nguyên nhân được cho là do thủ tục xét duyệt còn khó khăn, qua nhiều cấp (sở, Bộ). Với chủ đầu tư, cần hoàn thành xong giải phóng mặt bằng mới được vay, cũng là một hạn chế.

Trước đó, VARS đã nhiều lần kiến nghị để hiện thực hóa đề án nhà ở xã hội, rất cần nguồn vốn đủ mức với quy định thông thoáng, hỗ trợ hơn từ phía nhà nước. Bởi lẽ, hầu hết các doanh nghiệp khi thực hiện dự án bất động sản đều cần huy động vốn từ các nguồn khác nhau, trong đó chiếm chủ yếu là vốn tín dụng.

Nếu không có sự ưu đãi thực sự về nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ khó đủ lực để triển khai, chứ chưa nói đến việc triển khai mạnh mẽ, quy mô lớn. Ngoài ra, việc tìm hiểu và dẫn dắt thêm các kênh dẫn vốn khác cũng là điều hết sức quan trọng nhằm tiếp sức cho doanh nghiệp, đặc biệt trong thời điểm các doanh nghiệp bất động sản đều đang gặp khó khăn về nguồn vốn.

Thứ tư, về đối tượng được hưởng chính sách. Việc mở rộng nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội, nâng mức thu nhập tối đa lên 15 triệu đồng/người/tháng, bỏ quy định về hộ khẩu… đã góp phần giúp điều kiện hưởng chính sách nhà ở xã hội trở lên “dễ thở hơn” đối với người dân có nhu cầu tiếp cận với phân khúc này. Tuy nhiên, có một số lưu ý sau vẫn cần có hướng mở, để cơ hội sở hữu nhà ở xã hội thực sự “mở” hơn với những nhóm đối tượng phù hợp.

Thứ năm, về chất lượng và giá bán nhà ở xã hội. Rất nhiều người vẫn e ngại, nhà ở xã hội là nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp. Chính vì thế, chất lượng của nhà ở xã hội cũng sẽ ở mức thấp và sơ sài về tiện ích. Để có thể thay đổi được quan niệm này về nhà ở xã hội, cần đưa ra những quy chuẩn chung cho dự án nhà ở xã hội, đảm bảo chất lượng cho các dự án nhà ở xã hội. Tránh tạo ra các dự án không đạt chuẩn, nhanh xuống cấp, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Đồng thời, cần bổ sung quy định quản lý cho nhà ở xã hội, hoặc tách riêng, hoặc căn cứ theo quy định đối với nhà chung cư nói chung. Ngoài ra, cũng cần xem xét phương án thực hiện các dự án nhà ở xã hội quy mô lớn, để có thể tiết kiệm chi phí, giúp giảm giá thành.

Bên cạnh đó, cũng nên xem xét đến việc phát triển các dự án nhà ở xã hội thấp tầng ở một số địa phương cho phù hợp với nhu cầu thực tế", Chủ tịch VARS nhấn mạnh và cho rằng với tinh thần quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Bộ, ngành, chắc chắn nhà ở xã hội sẽ có nhiều điểm sáng trong thời gian sắp tới.

Chiều 6/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Hội nghị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội được tổ chức tại Hà Nội, trực tuyến đến 63 điểm cầu tại các địa phương trên cả nước.

Mục tiêu hội nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và thực hiện hiệu quả đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".

Tại Hội nghị, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, chuyên gia đã "kiến kế", kiến nghị nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Ngọc Tiến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nhà ở xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá đất

Giá đất 'thủ phủ công nghiệp’ Bắc Ninh, Bắc Giang biến động ra sao?

Thông tin dự kiến sáp nhập Bắc Ninh và Bắc Giang không chỉ tạo nên siêu tỉnh công nghiệp mà bất động sản còn có sức hút nhờ hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ‘ngủ đông’?

Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ‘ngủ đông’?

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng quý I/2025 tiếp tục xu hướng trầm lắng với nguồn cung sụt giảm, tỷ lệ hấp thụ thấp và giá gần như đi ngang.
Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón

Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón

Cửa Lò hướng thành trung tâm du lịch Bắc Trung Bộ, những bất động sản gần bãi biển, pháp lý đảm bảo, hiện đại ngày càng hút khách trong nước và quốc tế.
Vì sao bất động sản Đông Bắc Hà Nội giàu tiềm năng tăng trưởng?

Vì sao bất động sản Đông Bắc Hà Nội giàu tiềm năng tăng trưởng?

Việc xây dựng sân bay Gia Bình cùng hệ thống hạ tầng kết nối Hà Nội đang mở ra chu kỳ tăng trưởng mới cho thị trường bất động sản khu Đông Bắc Thủ đô.
Bất động sản thấp tầng vùng ven Hà Nội tăng vọt 74%

Bất động sản thấp tầng vùng ven Hà Nội tăng vọt 74%

Giá nhà thấp tầng sơ cấp tại Hà Nội bất ngờ tăng mạnh, đặc biệt ở vùng ven như Đông Anh, Đan Phượng nơi hội tụ các đại đô thị và hạ tầng đồng bộ.

Tin cùng chuyên mục

Loạt biệt thự bỏ hoang ở ngoại thành Hà Nội

Loạt biệt thự bỏ hoang ở ngoại thành Hà Nội

Hiện nay, hàng loạt căn biệt thự, nhà liền kề trong khu đô thị Lideco (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) xây dựng dở dang, bỏ hoang gây lãng phí.
Dự án nghìn tỷ

Dự án nghìn tỷ 'án binh bất động' trên đất vàng

Dự án Usilk City được khởi công từ năm 2008, gồm 9 khối nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên cho đến nay, dự án này vẫn 'án binh bất động' ngay giữa Hà Nội.
Bất động sản Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức đến từ hạ tầng

Bất động sản Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức đến từ hạ tầng

Được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư hạ tầng và xu hướng dịch chuyển dòng tiền, thị trường bất động sản Thanh Hóa đang dần khẳng định vị thế tại miền Bắc.
Lộ diện khu vực

Lộ diện khu vực 'tâm điểm' dịch chuyển khi giá đất tăng

Khi giá đất nội đô liên tục lập đỉnh, làn sóng dịch chuyển ra vùng ven đang hình thành rõ nét, Văn Giang nổi lên như một “tâm điểm” mới nhờ mức giá hợp lý.
Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Đất nền vùng ven từng là “gà đẻ trứng vàng”, nay chật vật tìm đầu ra. Điều gì khiến thanh khoản kém và nhà đầu tư tháo chạy khỏi phân khúc này?
Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Theo dữ liệu mới nhất của thành viên Tập đoàn PropetyGuru, trong quý I/2025, giá rao bán bất động sản tại Bình Dương đã tăng tới 700% so với quý I/2015.
Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản quý 2/2025 dự báo khởi sắc nhờ loạt chính sách tháo gỡ pháp lý và tín hiệu kinh tế tích cực, song vẫn đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Giá đất nhiều nơi tăng vọt sau thông tin sáp nhập tỉnh, nhưng các chuyên gia cho rằng đây có thể là “sốt ảo”, tiềm ẩn nhiều rủi ro đầu tư.
Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh cùng quy hoạch phát triển bài bản, Nam Định đang nổi lên như một điểm sáng mới trên bản đồ bất động sản công nghiệp miền Bắc.
Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Sáp nhập xã, nâng cấp đô thị, đất Phú Thọ rục rịch biến động. Giá tăng vì nhu cầu thực hay vì chiêu trò “thổi giá” của môi giới?
Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Sáp nhập tỉnh mở ra kỳ vọng mới cho thị trường địa ốc. Bất động sản nghỉ dưỡng có “nóng” lên như kỳ vọng hay chỉ là cơn sóng ngắn hạn?
Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ

Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ 'ngôi vương' tăng giá?

Phân khúc đất nền tiếp tục giữ 'ngôi vương' tăng giá trên thị trường bất động sản, đặc biệt tại miền Bắc với mức tăng vượt trội cả về giá bán lẫn lượng tìm kiếm
Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Khi giá bất động sản nội đô tiếp tục neo cao, điều đó kéo theo xu hướng nhà đầu tư dịch chuyển ra vùng ven.
Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Bất động sản Hà Nam đang nổi lên như điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn nhờ hạ tầng kết nối mạnh mẽ, công nghiệp phát triển và quỹ đất rộng mở.
Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Theo ghi nhận, lượng tìm kiếm bất động sản tại một số địa phương liên quan tăng đột biến sau thông tin về sáp nhập tỉnh.
Bất động sản cao cấp:

Bất động sản cao cấp: 'Thỏi nam châm' hút nhà đầu tư

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động, bất động sản cao cấp đang trở thành bến đỗ vững chắc, an toàn cho dòng tiền đầu tư.
Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Bộ Tài chính đang nghiên cứu, đề xuất thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản, trong đó có việc đánh thuế bất động sản thứ 2.
Đón đầu hạ tầng, Masterise Homes cùng các dự án phát triển theo định hướng TOD

Đón đầu hạ tầng, Masterise Homes cùng các dự án phát triển theo định hướng TOD

Khi TOD trở thành chuẩn mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững
Bất động sản ven Hà Nội:

Bất động sản ven Hà Nội: 'Nở rộ' dự án lớn

Thị trường bất động sản ven Hà Nội ghi nhận sự khởi sắc rõ nét ngay từ những tháng đầu năm 2025, với hàng loạt dự án quy mô lớn được ra mắt.
Loạt căn hộ chung cư cao cấp đáng sở hữu tại Việt Nam

Loạt căn hộ chung cư cao cấp đáng sở hữu tại Việt Nam

Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, nhu cầu sở hữu căn hộ chung cư cao cấp tại Việt Nam ngày càng gia tăng.
Mobile VerionPhiên bản di động