Đại biểu Hoàng Văn Cường: Duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tạo 'gánh nặng' cho doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng, việc xét duyệt thông tin và hồ sơ của người mua nhà ở xã hội sẽ tạo 'gánh nặng' cho doanh nghiệp.
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về nhà ở xã hội Vingroup, Becamex, HUD kiến nghị giải pháp gì để phát triển nhà ở xã hội? Doanh nghiệp 'khát' quỹ đất sạch, lo ngại thủ tục kéo dài khi làm nhà ở xã hội

Cần tăng cường phối hợp giữa chính quyền - doanh nghiệp - ngân hàng

Chiều 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội khoá 15 nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc phát triển nhà ở xã hội trong bối cảnh hiện nay. Tại Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội cho các địa phương. Điều này đánh dấu sự chuyển biến từ mô hình phát triển thụ động trước đây, vốn kém hấp dẫn so với bất động sản thương mại, sang một cơ chế chủ động hơn.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, chính sách này tạo điều kiện để các bên liên quan, bao gồm doanh nghiệp, ngân hàng và người dân, chủ động huy động nguồn vốn và lập kế hoạch đầu tư. Sự phối hợp "tam giác" giữa chính quyền, doanh nghiệp và ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt trong năm 2025 – thời điểm then chốt để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%.

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tạo ‘gánh nặng’ cho doanh nghiệp
GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội khóa 15 phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Bất động sản, đặc biệt là nhà ở xã hội, sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng. Việc phát triển nhà ở xã hội không chỉ giải quyết nhu cầu an cư mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống và tạo xung lực kinh tế - xã hội bền vững”, ông Hoàng Văn Cường nhận định.

Ông Hoàng Văn Cường cho rằng, việc phát triển nhà ở xã hội đang đối mặt với hai thách thức lớn. Trước hết là quỹ đất. Theo đó, hiện nay không gian và mặt bằng dành cho nhà ở xã hội còn hạn chế, khiến người dân và doanh nghiệp khó tiếp cận. Thứ hai đó là nguồn vốn. Ông Cường cho rằng, nếu không giải quyết được vấn đề này, việc tăng trưởng nhà ở xã hội sẽ rất khó đạt được mục tiêu đề ra.

4 kiến nghị trọng tâm để phát triển nhà ở xã hội

Trước thực trạng phát triển nhà ở xã hội hiện nay, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường kiến nghị 4 nội dung: Thứ nhất, cần rà soát lại quy hoạch đất đai dành cho nhà ở xã hội tại các địa phương. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành các tiêu chí cụ thể, tức là đã xác định được nhu cầu. Từ đó, chúng ta có thể tính toán chính xác diện tích đất cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kiểm tra xem các địa phương đã thực hiện đúng kế hoạch phân bổ quỹ đất này hay chưa. Nếu không có sự giám sát chặt chẽ, việc triển khai nhà ở xã hội sẽ tiếp tục gặp trở ngại, ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp và người dân có nhu cầu thực sự.

Thứ hai, quy hoạch nhà ở xã hội cần được thực hiện tại các vị trí phù hợp với nơi sinh sống của người lao động, đặc biệt là các khu vực đông dân cư. Hiện nay, dù một số địa phương đã bố trí quỹ đất cho nhà ở xã hội, nhưng nhiều vị trí quá xa trung tâm, gây khó khăn trong việc tiếp cận các tiện ích và phương tiện giao thông. Ông Cường cho rằng, nhà ở xã hội cần được đặt gần những khu vực có điều kiện sống cơ bản để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả sử dụng.

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tạo ‘gánh nặng’ cho doanh nghiệp
Dự án nhà ở xã hội Hạ Đình (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang 'gây sốt' trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Khôi Nguyên

Thứ ba, quy hoạch các khu nhà ở xã hội cần tập trung hóa, thay vì phân tán. Nếu chỉ triển khai các dự án quy mô nhỏ với mức đầu tư hạn chế, sẽ rất khó hình thành các quần thể dân cư có đầy đủ tiện ích cần thiết như y tế, giáo dục và thương mại.

Tôi đồng tình rằng, đối với nhà ở xã hội, cần tăng mật độ xây dựng và quy mô dự án để tạo ra các khu đô thị tập trung đủ lớn. Khi đó, các địa phương mới có thể thu hút đầu tư hạ tầng xã hội, đáp ứng nhu cầu của đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các mô hình đô thị đa chức năng, phù hợp với người lao động, chẳng hạn như các khu đô thị 3 phút (gần nơi làm việc, dịch vụ và giao thông)”, ông Cường cho biết.

Một vấn đề “nóng” được ông Cường đặt ra đó là làm thế nào để thực hiện quy hoạch hiệu quả. Ông Cường cho rằng các địa phương phải chịu trách nhiệm đánh giá và đầu tư hạ tầng cơ bản bên ngoài dự án, như giao thông và tiện ích công cộng. Đây là nhiệm vụ bắt buộc, không thể né tránh. Nếu hạ tầng ngoại khu không được đảm bảo, doanh nghiệp dù có triển khai dự án cũng khó đạt được hiệu quả mong muốn.

Về các dự án lớn, tôi đề xuất cho phép doanh nghiệp đầu tư hạ tầng mềm bên trong, chẳng hạn như cơ sở y tế, giáo dục hoặc dịch vụ cộng đồng. Việc này không chỉ giảm gánh nặng cho chính quyền mà còn hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra các khu dân cư chất lượng cao. Nếu chính sách này được chấp thuận, tôi tin rằng chúng ta sẽ tạo được mặt bằng thuận lợi để doanh nghiệp triển khai nhà ở xã hội một cách hiệu quả và bền vững.

Thứ tư, cần xem xét và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến phát triển nhà ở xã hội. Ông Cường đưa ra đánh ra, nhiều doanh nghiệp hiện đang gặp phải không ít vướng mắc khiến quá trình triển khai dự án bị cản trở. “Với nhà ở xã hội, chúng ta hoàn toàn có thể chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục và ấn định thời gian xử lý cụ thể. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng kéo dài không cần thiết, đồng thời giảm bớt gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp”, ông Cường kiến nghị.

Cơ quan nhà nước cần đảm nhận xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội

Theo ông Đặng Văn Cường, hiện tại các dự án nhà ở xã hội chưa phải đối mặt với quá nhiều cạnh tranh. Thế nhưng, trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp cùng đăng ký thực hiện một dự án, ông đề xuất cần xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà thầu minh bạch và hiệu quả. Tiêu chí quan trọng nhất nên là thời gian hoàn thành dự án, thay vì chỉ tập trung vào yếu tố chi phí.

Nhằm thực thi hiệu quả nội dung trên, ông Cường kiến nghị thành lập một nhóm đầu mối chịu trách nhiệm giám sát và điều phối, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình lựa chọn.

Cùng với đó, ông Cường cũng đề nghị cơ quan nhà nước cần đảm nhận trách nhiệm xét duyệt thông tin và hồ sơ của người mua nhà ở xã hội, thay vì đẩy gánh nặng này sang doanh nghiệp.

Với công nghệ hiện nay, chúng ta có thể xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung về những đối tượng đủ tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội. Doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và thực hiện giao dịch mua bán, chứ không phải chịu trách nhiệm xác minh tính hợp lệ của người mua. Điều này sẽ giảm thiểu rủi ro và tăng tính minh bạch trong quá trình triển khai dự án”, ông Cường kiến nghị.

Đề xuất thành lập Quỹ nhà ở xã hội

Để tăng cường các giải pháp huy động vốn trong nước để phát triển nhà ở xã hội, ông Cường cho rằng, theo Nghị quyết của Quốc hội, việc nghiên cứu thành lập Quỹ nhà ở xã hội đã được đề cập. Ông đề xuất chính thức hình thành quỹ này, sử dụng nguồn tiền từ khoản đóng góp 2% tiền sử dụng đất của các dự án nhà ở xã hội mà doanh nghiệp nộp. Nguồn quỹ này sẽ được dùng để đầu tư phát triển nhà ở xã hội trong tương lai.

Ngoài ra, ông Cường cũng đề xuất áp dụng cơ chế người dân có thể đóng góp trước vào quỹ khi đăng ký mua nhà. Tiêu chí ưu tiên có thể dựa trên mức đóng góp và thời gian tham gia. Cụ thể, ai đóng nhiều tiền và tham gia lâu hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn. Cách làm này không chỉ huy động vốn hiệu quả mà còn giúp phân loại rõ ràng giữa đối tượng có khả năng mua, thuê mua hoặc thuê nhà, thay vì phải đánh giá thủ công từng trường hợp.

Ông Cường cũng đề nghị giao chỉ tiêu cụ thể cho các ngân hàng về phát triển nhà ở xã hội, kèm theo kế hoạch thực hiện chi tiết và hợp lý. Hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đã được triển khai, nhưng tiến độ giải ngân cần được điều chỉnh phù hợp với kế hoạch phát triển mà các địa phương đề ra. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và chính quyền địa phương để đảm bảo nguồn vốn được phân bổ kịp thời và hiệu quả.

Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, tính đến nay đã có 37/63 UBND tỉnh, thành phố gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Tổng cộng, chương trình ghi nhận 90 dự án đủ điều kiện tham gia, với số tiền giải ngân đạt 2.845 tỷ đồng.
Khôi Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bất động sản thương mại dịch vụ thấp tầng được công nhận sổ đỏ

Bất động sản thương mại dịch vụ thấp tầng được công nhận sổ đỏ

Sự kiện Vinhomes trao sổ đỏ cho chủ sở hữu sản phẩm Thương mại dịch vụ thấp tầng, sáng 16/4, được đánh giá là điểm sáng thị trường bất động sản.
Bất động sản Hạ Long trở lại đường đua với lực đẩy mới

Bất động sản Hạ Long trở lại đường đua với lực đẩy mới

Thị trường bất động sản Hạ Long đang bước vào chu kỳ phát triển mới nhờ nội lực mạnh và làn sóng đầu tư chiến lược.
Đầu tư đất nền thế nào để tránh rủi ro?

Đầu tư đất nền thế nào để tránh rủi ro?

Đất nền hút vốn nhưng cũng dễ sa bẫy nếu thiếu kiến thức pháp lý, mù mờ quy hoạch. Làm sao đầu tư an toàn, tránh "mắc kẹt" giữa cơn sốt ảo?
Giá đất

Giá đất 'thủ phủ công nghiệp’ Bắc Ninh, Bắc Giang biến động ra sao?

Thông tin dự kiến sáp nhập Bắc Ninh và Bắc Giang không chỉ tạo nên siêu tỉnh công nghiệp mà bất động sản còn có sức hút nhờ hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ‘ngủ đông’?

Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ‘ngủ đông’?

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng quý I/2025 tiếp tục xu hướng trầm lắng với nguồn cung sụt giảm, tỷ lệ hấp thụ thấp và giá gần như đi ngang.

Tin cùng chuyên mục

Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón

Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón

Cửa Lò hướng thành trung tâm du lịch Bắc Trung Bộ, những bất động sản gần bãi biển, pháp lý đảm bảo, hiện đại ngày càng hút khách trong nước và quốc tế.
Vì sao bất động sản Đông Bắc Hà Nội giàu tiềm năng tăng trưởng?

Vì sao bất động sản Đông Bắc Hà Nội giàu tiềm năng tăng trưởng?

Việc xây dựng sân bay Gia Bình cùng hệ thống hạ tầng kết nối Hà Nội đang mở ra chu kỳ tăng trưởng mới cho thị trường bất động sản khu Đông Bắc Thủ đô.
Bất động sản thấp tầng vùng ven Hà Nội tăng vọt 74%

Bất động sản thấp tầng vùng ven Hà Nội tăng vọt 74%

Giá nhà thấp tầng sơ cấp tại Hà Nội bất ngờ tăng mạnh, đặc biệt ở vùng ven như Đông Anh, Đan Phượng nơi hội tụ các đại đô thị và hạ tầng đồng bộ.
Loạt biệt thự bỏ hoang ở ngoại thành Hà Nội

Loạt biệt thự bỏ hoang ở ngoại thành Hà Nội

Hiện nay, hàng loạt căn biệt thự, nhà liền kề trong khu đô thị Lideco (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) xây dựng dở dang, bỏ hoang gây lãng phí.
Dự án nghìn tỷ

Dự án nghìn tỷ 'án binh bất động' trên đất vàng

Dự án Usilk City được khởi công từ năm 2008, gồm 9 khối nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên cho đến nay, dự án này vẫn 'án binh bất động' ngay giữa Hà Nội.
Bất động sản Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức đến từ hạ tầng

Bất động sản Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức đến từ hạ tầng

Được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư hạ tầng và xu hướng dịch chuyển dòng tiền, thị trường bất động sản Thanh Hóa đang dần khẳng định vị thế tại miền Bắc.
Lộ diện khu vực

Lộ diện khu vực 'tâm điểm' dịch chuyển khi giá đất tăng

Khi giá đất nội đô liên tục lập đỉnh, làn sóng dịch chuyển ra vùng ven đang hình thành rõ nét, Văn Giang nổi lên như một “tâm điểm” mới nhờ mức giá hợp lý.
Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Đất nền vùng ven từng là “gà đẻ trứng vàng”, nay chật vật tìm đầu ra. Điều gì khiến thanh khoản kém và nhà đầu tư tháo chạy khỏi phân khúc này?
Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Theo dữ liệu mới nhất của thành viên Tập đoàn PropetyGuru, trong quý I/2025, giá rao bán bất động sản tại Bình Dương đã tăng tới 700% so với quý I/2015.
Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản quý 2/2025 dự báo khởi sắc nhờ loạt chính sách tháo gỡ pháp lý và tín hiệu kinh tế tích cực, song vẫn đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Giá đất nhiều nơi tăng vọt sau thông tin sáp nhập tỉnh, nhưng các chuyên gia cho rằng đây có thể là “sốt ảo”, tiềm ẩn nhiều rủi ro đầu tư.
Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh cùng quy hoạch phát triển bài bản, Nam Định đang nổi lên như một điểm sáng mới trên bản đồ bất động sản công nghiệp miền Bắc.
Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Sáp nhập xã, nâng cấp đô thị, đất Phú Thọ rục rịch biến động. Giá tăng vì nhu cầu thực hay vì chiêu trò “thổi giá” của môi giới?
Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Sáp nhập tỉnh mở ra kỳ vọng mới cho thị trường địa ốc. Bất động sản nghỉ dưỡng có “nóng” lên như kỳ vọng hay chỉ là cơn sóng ngắn hạn?
Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ

Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ 'ngôi vương' tăng giá?

Phân khúc đất nền tiếp tục giữ 'ngôi vương' tăng giá trên thị trường bất động sản, đặc biệt tại miền Bắc với mức tăng vượt trội cả về giá bán lẫn lượng tìm kiếm
Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Khi giá bất động sản nội đô tiếp tục neo cao, điều đó kéo theo xu hướng nhà đầu tư dịch chuyển ra vùng ven.
Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Bất động sản Hà Nam đang nổi lên như điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn nhờ hạ tầng kết nối mạnh mẽ, công nghiệp phát triển và quỹ đất rộng mở.
Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Theo ghi nhận, lượng tìm kiếm bất động sản tại một số địa phương liên quan tăng đột biến sau thông tin về sáp nhập tỉnh.
Bất động sản cao cấp:

Bất động sản cao cấp: 'Thỏi nam châm' hút nhà đầu tư

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động, bất động sản cao cấp đang trở thành bến đỗ vững chắc, an toàn cho dòng tiền đầu tư.
Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Bộ Tài chính đang nghiên cứu, đề xuất thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản, trong đó có việc đánh thuế bất động sản thứ 2.
Mobile VerionPhiên bản di động